Các loại thị trƣờng trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 33)

hƣớng XHCN

Thị trường là sản phẩm tất yếu của sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa càng phát triển thì thị trường ngày càng phát triển nghĩa là sản xuất hàng hóa quyết định thị trường song bên cạnh đó thị trường cũng tác động trở lại

đối với sản xuất hàng hóa, khi thị trường càng được mở rộng thì quy mô sản xuất càng được tăng lên và sự phân lớp trong sản xuất ngày càng sâu sắc.

Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sự tồn tại của nhiều loại thị trường là rất cần thiết. Thị trường được phân chia theo nhiều cách khác nhau đựa trên những tiêu chí riêng. Cách phân chia thị trường phổ biến là căn cứ theo phạm vi, theo tính chất và theo mặt hàng được trao đổi trên thị trường.

Theo phạm vi của thị trường bao gồm thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.

 Thị trường trong nước: là hoạt động mua bán của những người trong cùng một quốc gia và các quan hệ kinh tế diễn ra trong mua bán chỉ ảnh hưởng tới các vấn đề kinh tế xã hội.

Thị trường trong nước là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế hàng hóa ở mỗi quốc gia, không thể nói đến kinh tế hàng hóa và phát triển kinh tế hàng hóa mà không có thị trường , mà trước hết là thị trường trong nước. Đây là thị trường đòn bẩy có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.

Hai mươi năm qua, kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng và nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách nhằm đổi mới toàn diện đất nước. Mặc dù còn không ít tồn tại, yêu kém, nhưng có thể nói: Đường lối, chính sách đổi mới của Đẳng, Nhà nước đã tổ chức thực hiện thành công với những thành tựu to lớn trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có thương mại nói chung, thị trường và thương mại nội địa nói riêng.

Sự phát triển của thị trường và thương mại trong nước trong 20 năm qua đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển sản xuất, thay đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

Tuy bên cạnh những tích cực mà thị trường trong nước mang lại nhưng bên cạnh đó còn tiềm ẩn những hạn chế. Vì vậy trong thời gian tới để phát triển thị trường và thương mại nội địa cần tạo ra môi trường cạnh tranh thực sự bành đẳng giữa thương nhân thuộc các thành phần kinh tế.

 Thị trường ngoài nước: là nơi diễn ra các hoạt động mua bán giữa các nước với nhau, quan hệ kinh tế diễn ra trên thị trường thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của mỗi nước.

Thị trường thế giới đem lại nguồn thu đáng kể cho đất nước thông qua các hoạt động xuất- nhập khẩu. Nguồn thu này trở thành nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế trong nước đặc biệt là trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta khi mà nguồn vốn cho đầu tư còn hạn chế.

Theo tính chất của thị trường bao gồm:  Thị trường hàng hóa và dịch vụ.

Thị trường hàng hóa và dịch vụ đã được hình thành sơ khai ngay trong thời kì kế hoạch hóa tập trung, nhất là thị trường nông sản. Mặc dù trong thời kì này chúng ta không có khái niệm về thị trường theo đúng nghĩa của nó và không khuyến khích phát triển thị trường. Nó hình thành là do nhu cầu của đời sống xã hội, nhu cầu của nền kinh tế. Sự phát triển của thị trường hàng hóa và dịch vụ có bước đột phá tương đối mạnh kể từ khi Việt Nam áp dụng chế độ khoán nông nghiệp và kế hoạch ba phần trong xí nghiệp quốc doanh. Thị trường này có sự thay đổi cơ bản từ khi chúng ta xóa bỏ chế độ tem phiếu, thực hiện cơ chế giá thị trường đối với hầu hết hàng hóa, và dịch vụ, từng bước tiền tệ hóa tiền lương, từng bước xóa bỏ bao cấp, xóa bỏ việc “ngăn sông, cấm chợ”. Thị trường này được phát triển mạnh từ khi Việt Nam tuyên bố áp dụng cơ chế thị trường, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Thị trường này giữ vai trò đặc biệt qua trọng trong việc huy động tiết kiệm, phân bố các nguồn vốn một cách hiệu quả, đảm bảo khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Quan điểm về phát triển thị trường tài chính đã được khẳng định tại nhiều văn kiện của Đảng. Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ “phát triển nhanh và bền vững thị trường vốn, nhất là thị trường vốn dài hạn và trung hạn. Tổ chức và vận hành thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm an toàn, hiệu quả. Hình thành đồng bộ thị trường tiền tệ; tăng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam”. Hiện tại, Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng đề án về phát triển và hoàn thiện thị trường vốn và tiền tệ ở Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế.

 Thị trường bất động sản

Đây là một trong những thị trường rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Việc phát triển nó có tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh như: tạo ra kích thích cho đầu tư vào đất đai, nhà xưởng, … ở các nước có chế độ đa sở hữu về đất thì đất là một loại bất động sản hàng hóa. Ở nước ta đất thuộc sở hữu toàn dân và pháp luật không cho phép mua bán đất. Do đó, đất không phải là hàng hóa, chỉ quyền sử dụng đất mới được công nhận là hàng hóa. Tại Đại hội lần thứ IX của Đảng đã xác định “hình thành và phát triển thị trường bất động sản bao gồm cả quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; từng bước mở cửa thị trường bất động sản cho người Việt nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia đầu tư”. Gần đây (3/2003), Hội nghị Ban Chấp Hành TW7 khóa IX cũng xác định “quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt” và “chủ động phát triển vững chắc thị trường bất động sản, …, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, …, không tách rời thị trường quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất, chống đầu cơ đất đai”.

Việc phát triển thị trường này không những tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế, mà nó còn ảnh hưởng đối với phát triển xã hội, góp phần đáng kể vào việc giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trong quá trình đổi mới, sự cần thiết phát triển thị trường lao động đã dần được xác định và được thể hiện trong các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX đã chỉ rõ: “phát triển thị trường lao động; người lao động được tìm và tạo việc làm ở mọi nơi trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu lao động với sự tham gia của các thành phần kinh tế”. Thị trường lao động đã được thể chế hóa trong những văn bản pháp lý như Bộ luật Lao Động, các luật, pháp lệnh liên quan tới lao động và việc làm. Nhờ đó, người lao động ngày càng có thực quyền hơn, người sử dụng lao dộng cũng tự chủ hơn.

 Thị trường khoa học và công nghệ.

Nhận rõ tầm quan trọng của khoa học- công nghệ, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến vấn đề này. Giải pháp đầu tiên trong tamd giải pháp đó là tạo lập thị trường cho khoa học- công nghệ. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX đặt vấn đề “khẩn trương tổ chức thị trường khoa học và công nghệ, thực hiện tốt bảo hộ sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ về thông tin, chuyển giao công nghệ”. Chủ trương của Đảng về hình thành và phát triển thị trường khoa hoc- công nghệ đang được thể chế hóa và tổ chức thực hiện.

Theo mặt hàng được trao đổi trên thị trường bao gồm thị trường hàng tiêu dùng và thị trường tư liệu sản xuất.

Thị trường tư liệu sản xuất ở nước ta hiện nay có quy mô tương đối lớn. Do yêu cầu khách quan của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa nên thị trường này đang ngày càng phát triển theo hướng mở rộng quy mô và đa dạng các mặt hàng.

Cùng với sự phát triển của thị trường tư liệu sản xuất, thị trường hàng tiêu dùng cũng có những bước tiến quan trọng. Số lượng hàng hóa trên thị

trường ngày càng nhiều đa dạng về chủng loại, kích cỡ, mẫu mã, giá cả và ngày càng thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy vậy, thị trường này vẫn còn những tồn tại như hàng giả, hàng kém chất lượng,… mà trong thời gian tới nhà nước phải có biện pháp giải quyết triệt để hơn nữa.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 33)