0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nguyên nhân của những hạn chế của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN

Một phần của tài liệu SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 47 -50 )

định hƣớng XHCN

Trước hết, sự chậm trễ trong đổi mới tư duy lý luận về kinh tế thị

trường và chủ nghĩa xã hội.

Ngay từ những khâu đột phá về tư duy lý luận chúng ta đã xuất hiện tâm lý trì trệ và thỏa mãn, thiếu quyết tâm, lúng túng, để tiếp tục đi tới con đường đổi mới, mà trước hết là đổi mới tư duy lý luận về kinh tế thị trường và CNXH. Bên cạnh đó còn có những vấn đề cơ bản của lý luận cũng như của thực tiễn đang đặt ra đòi hỏi phải giải quyết. Nền tảng tư tưởng của Đảng chưa được nghiên cứu, nhận thức đúng mức độ để có thể làm tốt vai trò lý luận tiên phong. Các chủ trương, đường lối vẫn còn nặng về quan điểm siêu hình, phi thực tiễn và một số nguyên lý của học thuyết Mác- Lênin.

Thứ hai, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa phát huy tốt vai

trò quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Nhà nước ta chưa thực sự chuyển từ nhà nước hành chính quan liêu sang nhà nước thích ứng trong nền kinh tế thị trường; chưa phát huy được vai trò chủ thể sáng tạo tích cực trong việc tạo dựng và quản lý thống nhất trong nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, khu vực kinh tế nhà nước còn cồng kềnh yếu kém, chưa phát

huy được vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác nhất là khu vực kinh tế tư nhân còn tồn tại nhiều khó khăn.Trong quá trình thực hiện chủ trương đưa nền kinh tế nhà nước và tập thể giữ vai trò chủ đạo, nền tảng của nền kinh tế.chúng ta đã thực hiện một cách thụ động do chưa nhận thức được phải làm thế nào để kinh tế nhà nước xứng đáng với vai trò chủ đạo mà chỉ biết duy trì doanh nghiệp nhà nước bằng mọi giá trong khi không quan tâm tới nâng cao

sức cạnh tranh cũng như khắc phục những yếu kém của khu vực này. Trong khi đó, các thành phần kinh tế khác nhiều tiềm năng như thành phần kinh tế tư nhân, rất cần cho sự phát triển kinh tế thì lại bị hạn chế phát triển do tâm lý e ngại sẽ chệch hướng CNXH.

Thứ tư, thể chế nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa hoàn

thiện.

Điều này thể hiện cụ thể như các loại thị trường chưa phát triển đồng bộ làm hạn chế khả năng thúc đẩy sản xuất và khả năng cạnh tranh với kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Kết cấu hạ tầng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN còn yếu kém, pháp luật chưa đảm bảo tính triệt để, thủ tục còn rườm rà mang tính chất thủ tục phức tạp. Do vậy môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư của Việt Nam chưa thu hút được đầu tư tương xứng với tiềm năng.

Thứ năm, tuy nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá

cao, nhưng nền kinh tế vẫn chưa đảm bảo về chất lượng, về sự phát triển bền vững và về năng lực cạnh tranh.

Thứ sáu, sự nghiệp giáo dục, đào tạo đóng vai trò là quốc sách hàng đầu, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất cho sự phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế. Do chất lượng nguồn nhân lực thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Thứ bảy, tình trạng bất công, tham nhũng, buôn lậu, vi phạm kỷ cương

còn nặng và phổ biến.

Như vậy, mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể về cải cách thị trường và tăng trưởng nhưng về căn bản Việt nam chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền kinh tế thị trường hiện đại. Không thể phủ nhận khi Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước đang phát triển. Với mục tiêu đặt ra là đến năm

2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại xem ra còn rất khó khăn. Và với tình hình hiện nay thì nước ta đang đứng trước nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 47 -50 )

×