I. Dung dịch tiêu chuẩn có vấn đề, Lặp lại bước B vớ
4.2.2.2. thị kiểm tra chất lượng
Có hai loại đồ thị kiểm tra độ chính xác và đồ thị kiểm tra sai số. Đồ thị kiểm tra độ chính xác được xây dựng từ các lượng phát hiện được (%) trong các phân tích thông thường. Đồ thị kiểm tra sai số có thể được xây dựng trên cơ sở sự khác nhau phân trăm tương đối (RPD) của nồng độ phân tích trong mẫu và số liệu phân tích lặp lại. Phần trăm khác nhau tương đối (RPDs) được tính toán cho phần trăm lượng phát hiện được khi sử dụng ma trận các nồng độ tiêu chuẩn và phân tích lặp lại các ma trận chuẩn trong mỗi cặp.
Khoảng 20 điểm (hoặc một số lượng hợp lý các điểm số liệu) được lấy sẽ phản ánh tuần suất hoặc số lần phân tích. Nếu những mẫu không pháp hiện được, cần phải pha thêm dung dịch chuẩn có chứa chất phân tích và RPD cần được xác định cho một ma trận các lượng phát hiện được. Các số liệu này có thể được kiểm tra dựa vào các thông tin có sẵn trên đồ thị kiểm tra. Bất kỳ một vấn đề nào xuất hiện trong phép phân tích có thể được nhận biết thông qua độ lệch lớn so với giá trị trung bình.
Trong phép phân tích thông thường, một mẫu phân tích sẽ được pha với một nồng độ chuẩn đã biết, và sẽ xác định được phần trăm lượng phát hiện được. Phương pháp đơn giản và đã được công bố thường sử dụng các biểu đồ. Ứng dụng của chúng dựa trên giả thiết số liệu thực nghiệm có sai số được phân bố chuẩn. Đối với các mẫu kiểm tra (mẫu trắng, mẫu chuẩn, mẫu đo), giá trị trung bình, x, và độ lệch chuẩn, s, phải được tính toán. Biểu đồ kiểm soát sau đó được vẽ với giá trị trung bình nằm ở giữa. Khu vực kiểm soát và cảnh báo sau đó được cộng/trừ với ±2 s và ±3 s (giới hạn kiểm tra cận trên và cận dưới)
Biểu đồ kiểm soát thường theo từng khoảng thời gian. Kết quả phân tích của mẫu đo nằm trong khoảng của ±2 s được coi là nằm trong tầm kiểm soát. Những giá trị khác được đánh giá là ngoài tầm kiểm soát.
Có hai loại sai số có thể được xác định như sau:
− Giá trị bên ngoài vùng cảnh báo thể hiện tổng sai số của phép phân tích, sai số phân tích cần phải được xác định và được làm chính xác lại. Ví dụ: trong quá trình chuẩn bị dung dịch chuẩn, tồn tại các chất gây nhiễu hoặc hiệu chỉnh sai
Lượng thu hồi tốt nhất là nằm trong giới hạn giữa cận trên và cận dưới. Nếu ít nhất 7 kết quả đo nằm trên hoặc dưới giá trị trung bình sẽ chứng tỏ có sai số trong phân tích. Ví dụ: sử dụng chất chuẩn mới khác nhau về chất lượng. Cần thiết phải có 2/3 số điểm phân tích nằm trong phạm vi độ lệch chuẩn của giá trị trung bình. Ít nhất 7 giá trị cho thấy khuynh hướng tăng hoặc giảm. Ví dụ: sự phân huỷ các chất chuẩn theo thời gian, hoặc dung môi bay hơi.
− Sai số tăng bất thường. Ví dụ: lỗi kỹ thuật hoặc người sử dụng thiếu kỹ năng phân tích.
Như vậy biểu đồ kiểm soát chất lượng có thể được dùng như là một bản ghi nhớ cố định cho các lần kiểm soát tiếp theo. Biểu đồ kiểm soát khoảng có khả năng sử dụng để kiểm soát tính chính xác của phép đo đối với mẫu thực khi ảnh hưởng tổng hợp đến kết quả phân tích từ các tác nhân bên ngoài. Tất cả các quá trình kiểm soát chất lượng mô tả “tính tin cậy” (độ chính xác và giới hạn phạm vi) các kết quả của thủ tục phân tích.
±3 s ±2 s Khoảng cảnh báo Khoảng kiểm soát a GH CB cận trên GH CB cận dưới GH KT cận trên GH KT cận dưới Giới hạn hoạt động b
Đồ thị kiểm tra được trình bày ở trên xác định cả sai số và độ chính xác của phép phân tích, nhưng độ chính xác không được thể hiện rõ rệt, ví dụ khi đồ thị được xây dựng không chính xác. Tuy nhiên đồ thị kiểm tra sai số cũng được xây dựng trên cơ sở các gía trị RPD từ kết quả phân tích lặp lại các mẫu. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn sẽ được xác định. Các giới hạn cảnh báo cận trên, cận dưới và giới hạn kiểm tra cận trên, cận dưới cũng được xác định tại ±2s và ±3s. Phương pháp này được coi như hình thức kiểm tra sai số bổ sung cùng với đồi thị kiểm tra lượng thu hồi ở trên. Các đồi thị kiểm tra là một phần quan trọng của chương trình kiểm tra chất lượng trong phân tích môi trường.