Phương pháp biểu diễn kết quả đo

Một phần của tài liệu Chương 2 các khái niệm cơ bản trong quan trắc môi trường (Trang 152 - 155)

I. Dung dịch tiêu chuẩn có vấn đề, Lặp lại bước B vớ

4.3. Phương pháp biểu diễn kết quả đo

Biểu diễn kết quả đo đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng mẫu đo từ đó phát hiện được các lỗi theo những thông số hiên thị. Ban đầu, các kết quả đo được trình bày theo dãy số liệu ghi lại được sau khi đo bao gồm số liệu về giới hạn phát hiện của phép đo và số liệu đo của mẫu. Bước tiếp theo trong việc trình bày kết quả đo gồm:

• Tính gía trị trung bình và độ lệch chuẩn của các mẫu đo.

• Giá trị lớn nhất và gía trị nhỏ nhất

• Thể hiện các giá trị bằng đồ thị

Trong trường hợp rất nhiều thông số được đo trên cùng một điểm lấy mẫu, có thể xem xét đến mối tương tác giữa các thống số bằng cách sử dụng ma trận tương quan. Ma trận sẽ trong phép tìm được mối tương quan gần gũi, rời rạc (chặt hay không chặt), thuận hay nghịch giữa các thông số.

(1) Bảng số liệu

Cách biểu diễn kết quả hiệu quả nhất là biểu diễn kết quả đo bằng bảng. Bảng số liệu bao gồm các thông tin: tên bảng, tên mẫu, thông số, đơn vị và kết quả. Việc biểu diễn kết quả bằng bảng cho phép so sánh trực tiếp giữa các thông số. Cột đầu tiên trong 1 bảng số liệu nên là thông số độc lập, ví dụ. nồng độ, hoặc vị trí khu vực đo đạc. Các cột kết tiếp trình bày kết quả của các thông số đo đạc.

Ví dụ: Kết quả đo Pb trong đất sử dụng máy phân tích Quang phổ hấp thụ nguyên tử Nồng độ (ppm) Hấp thụ (ABS) 0 0.000 2 0.015 4 0.032 6 0.045 8 0.062 10 0.075 (2) Đồ thị

Khả năng của máy tinh hiện nay có thể đáp ứng được mọi nhu cầu thể hiện kết quả bằng độ thị. Tuy nhiên điểm quản trọng là phải chọn đúng dạng đồ thị tương ứng với ý đồ. Nhiều dạng đồ thị có chức năng thể hiện mối tương quan giữa hai biến, ví dụ. x và y. Giá trị x thường được biển diễn bằng trục hoành và là biến độc lập, ví dụ. nồng độ. Trục tung biểu diễn giá trị y là biến phụ thuộc, ví dụ. phản ánh nồng độ (abs, T%, I peak). Mối quan hệ toán học được tính toán theo phương trình sau:

y = ax + b

Trong đó: y: dấu hiệu phát hiện, ví dụ: độ hấp thụ (mV) x: nồng độ dung dịch (ppm)

a: độ dốc của đồ thị

Chương 5. Đánh giá kết quả và công bố kết quả quan trắc 5.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường

Các tiêu chí đánh giá trong quan trắc môi trường tập trung vào các nhóm đối tượng cơ bản: thông số môi trường, chỉ thị môi trường và chỉ số môi trường đối với chất lượng môi trường, các yếu tố nằm trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định khác. Trong đó các nhóm đối tượng cơ bản được hiểu như sau:

Thông số môi trường (environmental parameters)

Là những đại lượng vật lý, hóa học và sinh học cụ thể đặc trưng cho môi trường có khả năng phản ánh tính chất của môi trường ở trạng thái nghiên cứu. Ví dụ pH, EC, OM, N, P, K, kim loại nặng, dung trọng, tỉ trọng, thành phần cát, sét, limon...

Các thông số môi trường có thể là thông số đặc trưng cho môi trường hoặc được sử dụng như một thông số khoa học, kỹ thuật chung cho nhiều ngành khoa học khác nhau. Giá trị các thông số môi trường là tham số của chỉ số môi trường hoặc chỉ thị môi trường. Giá trị của các thông số môi trường này thu được nhờ các phép đo liên tiếp trong thời gian dài và số lượng mẫu đo đủ lớn.

Chỉ tiêu môi trường (environmental factors)

Là những đại lượng biểu trưng cho trạng thái của môi trường tại một trạng thái nhất định. Ví dụ trạng thái suy giảm tầng ozon, trạng thái nhiễm mặn, nhiễm bẩn đất, trạng thái phú dưỡng, suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu...

Các chỉ tiêu môi trường rất phức tạp, không chỉ bao gồm các thông số riêng biệt mà là tập hợp nhiều thông số, xuất phát từ quan điểm sử dụng bền vững tài nguyên, các chỉ tiêu môi trường là chất lượng và trữ lượng nước, khả năng sinh lợi, sự tham gia của người dân, năng suất cây trồng, cân bằng dinh dưỡng...

Chỉ thị môi trường (environmental indicators)

Là tham số, số đo hoặc giá trị kết suất từ tham số dùng cung cấp thông tin mô tả tình trạng môi trường của một hiện tượng môi trường. Chỉ thị môi trường là thông tin khoa học về tình trạng và chiều hướng cảu các yếu tố môi trường, truyền đạt thông tin ngắn gọn, dễ hiểu và có ý nghĩa vượt ngoài giá trị đo liên

kết với chúng. Các chỉ thị là các biến số hệ thống đòi hỏi thu thập dữ liệu số theo thời gian dể xây dựng chiều hướng diễn biến theo không gian.

Chỉ số môi trường (environment indices)

Là chỉ tiêu môi trường được lượng hóa thông qua khảo sát, đo đạc thực nghiệm để đến một giá trị phù hợp nào đó với điều kiện môi trường cần khảo sát. Chỉ số môi trường là giá trị được tính toán trong một điều kiện môi trường nào đó (đất, nước, không khí) theo một số thông số môi trường có ở môi trường đó.

Chỉ số là tập hợp các tham số được tích hợp hoặc được nhân với trọng số. Các chỉ số ở mức độ tích hợp cao nghĩa là chúng được tính toán từ nhiều biến số hay dữ liệu để giải thích cho một hiện tượng môi trường. Ví dụ: chỉ số chất lượng nước (WQI, Horton, 1996), chỉ số chất lượng không khí (AQI, Ott, 1978), chỉ số phát triển con người (HDI của UNDP), chỉ số xói mòn đất (theo phương trình mất đất phổ dụng (USLE), Wishmier, 1976)

Hình: Phân cấp các tiêu chí đánh giá trong quan trắc môi trường 5.2. Đánh giá chất lượng môi trường dựa trên thông số môi trường

Một phần của tài liệu Chương 2 các khái niệm cơ bản trong quan trắc môi trường (Trang 152 - 155)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w