I. Dung dịch tiêu chuẩn có vấn đề, Lặp lại bước B vớ
5.4. Đánh giá chất lượng môi trường dựa trên chỉ số môi trường
Chất lượng môi trường được đánh giá bằng các tính chất vật lý, hóa học và sinh học đặc trưng cho các thành phần môi trường (đất, nước, không khí) thể hiện thông qua các thông số và chỉ số môi trường; Các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường và Các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường được quy định dựa vào mục đích sử dụng hoặc quy chuẩn môi trường. Do đó, các tiêu chí quan trọng trong đánh giá chất lượng môi trường là thông số môi trường, chỉ thị môi trường và chỉ số môi trường. Ở Việt Nam các chương trình đánh giá môi trường thường xuyên sử dụng phương pháp đánh giá dựa trên các thông số môi trường, phương pháp này đơn giản và được công nhận khá rộng rãi trên thế giới.
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, việc đánh giá và kết luận về bản chất môi trường chỉ dựa trên những thông số không phản ánh được hết tính chất môi
trường và các quá trình diễn ra trong môi trường. Vì thế trong quan trắc môi trường hiện nay cần xem xét sử dụng một loại công cụ khác cho phép đánh giá tổng hợp về chất lượng môi trường đó là chỉ số môi trường.
Ví dụ chỉ số chất lượng khí AQI (Air Quality Index) được Ott và cộng
sự xuất bản năm 1978. AQi = ∑Wi*Ii, ở đây i loại chất khí gây ô nhiễm, Ii là nồng độ các chất khí và Wi là trọng số cho từng loại khí. Chỉ số dựa trên 5 loại khí gây ô nhiễm bao gồm 5 loại khí O3, NO2, SO2, bụi lơ lửng, CO. Chỉ số được đánh giá dựa trên thang điểm 500 với các mức độ:
Bảng 12.1. Phân cấp đánh giá chất lượng nước theo chỉ số NSF WQI Điểm Chất lượng môi trường
0-50 Tốt
51-100 Trung bình
101-150 Bắt đầu có hại cho sức khoẻ 151-200 Có hại cho sức khoẻ
201-300 Rất có hại cho sức khoẻ 301-500 Nguy hiểm
Ví dụ chỉ số chất lượng nước WQI của Horton 1956:
Trong đó: Ii là giá trị thông số i
W là trọng số ứng với thông số i
M1, M2 là các hệ số ứng với kiểu ô nhiễm (bùn thải, dầu, nước thải…)
Ví dụ chỉ số về đất: Phương trình mất đất phổ dụng (Universal Soil Loss
Equation) theo Wishmier 1976: A = R * K * L * S * C * P Trong đó: A: Lượng đất mất do xói mòn (tấn/a/năm)
R: Hệ số xói mòn do mưa
K: Hệ số xói mòn do đặc tính của đất (tính thấm)
LS: Hệ số xói mòn do địa hình (L: Chiều dài dốc; S: Độ dốc) C: Hệ số xói mòn do che phủ bề mặt
P: Hệ số xói mòn do biện pháp quản lý
Như vậy, chỉ số môi trường có thể được nhìn nhận như một chỉ tiêu môi trường đã được định lượng hoá thong qua khảo sát, đo đạc thực nghiệm để đến một giá trị nào đó phù hợp với điều kiện môi trường tại khu vực khảo sát