Tổ chức mạng lưới lấy mẫu nước

Một phần của tài liệu Chương 2 các khái niệm cơ bản trong quan trắc môi trường (Trang 83 - 87)

d. Thời gian bảo quản

3.6.1. Tổ chức mạng lưới lấy mẫu nước

Nếu cho rằng nước xuất hiện ở trạng thái đồng nhất thì không thực tế, nước không đồng nhất cả về không gian và thời gian rất khó có thể thu được mẫu đại diện. Sự không đồng nhất của môi trường nước mặt thường xảy ra do sự phân tầng về thành phần hóa học dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng và quá trình vận chuyển các chất. Do đó, việc quan trọng trước khi xác định phương pháp lấy mẫu nước là khảo sát các đặc điểm ảnh hưởng tới phân bố các chất trong môi trường nước nhằm lựa chọn đúng phương pháp, vị trí và số lượng mẫu lấy.

Thu thập các mẫu tại các khu vực nhạy cảm cho mục đích kiểm soát chất lượng thường kết hợp với cơ quan quản lý. Dự báo từ các số liệu thu thập được nhằm giải quyết các vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai hoặc nhận định các xu hướng gây nhiễm bẩn, ví dụ, trước khi xây dựng một nhà máy xử lý bùn thải, khi dự báo yêu cầu phải xác định được các ảnh hưởng trong tương lai do nước thải đối với nước mặt. Các mẫu đại diện của nước và nước thải có thể thu thập bằng một số cách, phương pháp lấy mẫu có thể được lựa chọn dựa trên các cơ sở quan trọng:

Dựa trên cơ sở những thông tin thứ cấp, kết quả đo đạc khảo sát, kiến thức bản địa và kinh nghiệm cá nhân, việc lựa chọn phương pháp lấy mẫu có thể dựa vào

− Mục tiêu quan trắc

− Phân bố các yếu tố môi trường

− Biến động nồng độ các chất và mật độ các yếu tố môi trường

Bảng 6.1. Cơ sở thông tin cân nhắc lựa chọn phương pháp lấy mẫu nước Thay đổi dòng chảy

Dao động nồng độ

Nhỏ Lớn

Nhỏ Lấy mẫu ngẫu nhiên Lấy mẫu ngẫu nhiên

Lớn Mẫu chia theo tỉ lệ lầnlấy Mẫu chia theo tỉ lệ thểtích

Trong nhiều trường hợp nơi mà địa điểm lấy mẫu thiếu các tài liệu quan trắc có thể phải xây dựng mới mạng lưới quan trắc dành cho các nghiên cứu về nước, nước thải hoặc đất (ví dụ: thành lập mới cơ quan quản lý ô nhiễm). Các kế hoạch và phương pháp kiểm tra ban đầu đối với mục đích này nên tiến hành một cách kỹ lưỡng, chi tiết để mạng lưới quan trắc có thể sử dụng trong một thời gian dài, các kinh nghiệm cho thấy sự thay đổi về sau đối với một hệ thống quan trắc sẽ dẫn đến rất nhiều khó khăn trong việc so sánh các dữ liệu phân tích.

Mục tiêu đặc biệt phải được chú ý tới đối với mạng lưới quan trắc là các mẫu thu thập phải đại diện cho tất cả các điểm trong cùng một khu vực quan trắc. Hệ thống hoàn chỉnh đối với các quan trắc diện rộng như hệ thống kênh mương của các thành phố lớn thường bao gồm nhiều hệ thống quan trắc phụ đơn lẻ khác nhau về chất lượng, phải phân biệt rõ ràng giữa hệ thống quan trắc phụ và đặc thù của chúng bằng các nghiên cứu tách biệt.

Trước tiên phải sử dụng các kỹ thuật, phương tiện đối với các nghiên cứu ban đầu là:

− Nghiên cứu địa hình bằng bản đồ (các bản đồ bề mặt, địa chất...)

− Các hình ảnh không gian (xác định toạ độ)

Các dạng bản đồ này được chồng ghép để xác định các điểm quan trắc đối với từng khu vực cụ thể. Các thông tin khác cũng cần thu thập như vị trí sẽ được thực hiện lấy mẫu trên hiện trường. Điều này rất quan trọng cho việc đánh giá các mẫu đại diện của các khu vực được lựa chọn để lấy mẫu. Nên cân nhắc điểm lấy mẫu để xác định ảnh hưởng của các nguồn thải. Vị trí của điểm lấy mẫu phải bao gồm vị trí trước và sau khi có dòng thải

Liên kết các vị trí lấy mẫu nước theo thời gian và không gian trong chương trình lấy mẫu QTMT nước được coi là tổ chức mạng lưới lấy mẫu nước. Tổ chức mạng lưới đo đạc hệ thống nước và các nguồn thải cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Để làm được điều này nên mô tả hệ thống theo các tỉ lệ nhỏ dần. Đối với mạng lưới quan trắc nước ngầm, các thông tin liên quan về địa chất thuỷ văn sẽ trợ giúp cho xác định mạng lưới quan trắc. Hình 6.1 là một ví dụ minh họa về lựa chọn các địa điểm quan trắc đối với một hệ thống sông.

Hình 6.1. Ví dụ về lựa chọn điểm quan trắc đối với một hệ thống sông

Trong cả khu vực có thể được chia nhỏ thành nhiều vùng, ví dụ được chia làm 5 vùng (I – V), tương ứng với mỗi vùng sẽ có các điểm đo đạc được định rõ phụ thuộc vào những yêu cầu cụ thể, và sự khác nhau về đặc điểm của mỗi khu vực. Nhìn trên diện rộng, hệ thống dòng chảy bao gồm các dòng chảy nhỏ nằm rải rác đan xen vào đó là các điểm gây ô nhiễm và cửa xả nước thải. Các địa điểm ít bị nhiễm bẩn thường nằm phía trên (thượng nguồn của sông, khu vực I, II và III), tuy nhiên tại địa điểm này cần xác định các tính chất của nước tự nhiên. Một điểm khác cũng cần phải chú ý tới đó là việc xác định các điểm đo đạc tại hai bên bờ của hệ thống sông theo địa giới hành chính nhằm giải quyết

các tranh cãi về vấn đề ô nhiễm. Đối với các địa điểm gần các khu công nghiệp, nhất thiết phải có nhiều điểm đo đạc, thông thường một điểm/100 – 200 km2. Cũng cần bổ xung thêm các điểm đo đặc biệt tương ứng với các nguồn điểm được xác định trước.

Hình 6.2 mô tả mạng lưới quan trắc đối với một nhà máy xử lý nước thải trong một thị trấn (thành phố). Bao gồm cống thoát nước, nơi thu gom nước, nơi thu gom nước chính, họng nước, không gian chảy tràn, cống chảy tràn cũng như nhà máy xử lý nước cùng với đầu ra của dòng chảy. Các điểm đo đạc trong hệ thống cống nên bố trí tại địa điểm sả thải của các nhà máy nằm trong mạng lưới, tại các họng nước chính và tại các điểm phát tán nước thải của các nhà máy, nhưng nơi nghi ngờ nước thải có chứa các vật chất nguy hại.

Điểm lấy mẫu trên diện rộng hoặc các kênh mương nên đặt tại các vị trí mà dòng nước thải đã được pha trộn hoàn toàn. Tránh trường hợp hai mẫu lấy cùng một vị trí, phải lấy theo hướng chảy của dòng nước. Hình 6.3 mô phỏng quá trình pha trộn nước từ các nhánh phụ hoặc các nguồn vào của nước thải, quá trình này diễn ra rất chậm trong trường hợp dòng nước ở trạng thái ổn định không có sự xáo trộn mạnh mẽ. Trong các trường hợp như vậy, điểm lấy mẫu cố định nên chuyển tới vị trí trước điểm số 5.

Hình 6.2. Mạng lưới quan trắc chất lượng nước đối với một thị trấn

Quá trình hoà trộn chất thải hoàn toàn phụ thuộc vào lưu tốc của dòng sông. Trong quá trình di chuyển xuống hạ lưu, nồng độ các chất ô nhiễm giảm rất nhanh do lượng nước trong lưu vực chảy vào sông tăng. Nồng độ các chất gây ô nhiễm sau khi trộn nước thải với nước sông có thể tính theo công thức tính nồng độ tại điểm xáo trộn hoàn toàn. Tuy nhiên, quá trình này có thể bị ảnh hưởng do nhiều chất có thể bị chuyển hóa trong quá trình xáo trộn và vận chuyển như quá trình hấp thụ, phân rã sinh học…

3 1 1 2 3 1 2 1 3 2 1 1 4 5 6 1. Cống thải

Một phần của tài liệu Chương 2 các khái niệm cơ bản trong quan trắc môi trường (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w