Như ta đã biết, số lượng mẫu lấy càng nhiều thì càng phản ánh đúng tính chất môi trường nghiên cứu, do đó làm giảm sai số của kết quả quan trắc. Vì vậy số lượng mẫu lấy phải căn cứ vào sai số cho phép đối với mỗi chương trình lấy mẫu. Sai số cho phép thường được xác định trước khi thực hiện lấy mẫu căn cứ vào mục tiêu quan trắc và đặc điểm của từng chương trình quan trắc cụ thể. Trong một nghiên cứu mới, sai số cho phép thường được tính toán dựa trên bộ số liệu thứ cấp thu thập được. Sai số cho phép được tính theo công thức sau:
n s t e 2 ± =
Trong đó: n: số mẫu thu thập trong tài liệu thứ cấp t: là giá trị kiểm tra theo phân phối Fisher
s2: phương sai tập hợp mẫu trong đó s = ∑(xi(n−−x1))2
Về nguyên tắc, sai số cho phép càng nhỏ thì số lượng mẫu lấy càng lớn và ngược lại.
3.4.2. Phương pháp xác định số mẫu cần lấya. Nguyên tắc chung a. Nguyên tắc chung
Trong trường hợp khu vực lấy không đồng nhất về điều kiện môi trường, số lượng mẫu lấy càng lớn độ chính xác của kết quả càng cao. Trong thực tế phân tích, tính kinh tế luôn khống chế số lượng mẫu và các thông số đánh giá. Thông thường, người lấy mẫu nên tránh lấy quá ít mẫu dẫn đến kết quả không đáng tin cậy, thậm chí có những sai lầm dẫn đến những kết luận sai lệch so với điều kiện môi trường vốn có. Trong trường hợp này câu hỏi đưa ra là liệu bao nhiêu mẫu cần lấy để đảm bảo sai số có thể chấp nhận.
Về nguyên tắc, số lượng mẫu lấy (n) được xác định bởi mục tiêu nghiên cứu, phương pháp tiếp cận lấy mẫu, sự biến động điều kiện môi trường (s), chi phí (C), sai số cho phép và một số nhân tố khác.
Mỗi một phương pháp lấy mẫu được trình bày ở trên thông thường đòi hỏi một phương pháp riêng khi tính toán số lượng mẫu lấy cần thiết đối với chúng. Vì vậy, không có công thức chung trong xác định số lượng mẫu lấy cần thiết đối với tất cả các phương pháp. Ví dụ, đối với phương pháp lấy mẫu thẩm tra để xác định sự có mặt hoặc vắng mặt của một chất ô nhiễm chỉ cần số lượng mẫu lấy nhỏ. Ngược lại, yêu cầu lấy mẫu theo mạng ô vuông cần số lượng mẫu lấy lớn hơn để xác định xu hướng biến động của chất ô nhiễm.