Thực trạng việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trong nước

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 25 - 29)

III. Thực trạng nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về việc đăng ký

1. Thực trạng việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trong nước

Nhìn chung, việc bảo hộ bản quyền nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường Việt Nam trong những năm qua đã thu được một số thành công nhất định. Hệ thống luật về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm được hình thành và phát triển một cách hoàn thiện hơn đã dần dần đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, hoạt động đăng ký nhãn

hiệu hàng hoá trên thị trường cũng diễn ra hết sức sôi động. Nhận thức của các doanh nghiệp về ý nghĩa to lớn của nhãn hiệu ngày càng rõ ràng và cụ thể hơn. Các doanh nghiệp đã dần dần khắc họa được hình ảnh của mình nhờ chất lượng, uy tín của sản phẩm. Điều đó được thể hiện rất rõ ở thực tế ngày càng nhiều các đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp gửi tới Cục sở hữu công nghiệp (nay là Cục sở hữu trí tuệ). Nếu trong suốt thời kỳ 1982-1988, số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá chỉ có 461 đơn thì con số khiêm tốn này đã tăng lên một cách rất nhanh chóng và

rõ rệt trong những năm của thập kỷ 90, đặc biệt là năm 1999 với 2380 đơn, năm 2000 là 3483 đơn. Theo thống kê không chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ, chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2003, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đã lên tới con số hàng nghìn. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp Việt

Nam đã có nhận thức nhất định về tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (xem thêm Hình 2Hình 3).

Mặc dù vậy, phải thừa nhận một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam còn khá dè dặt trong việc đầu tư xây dựng hình ảnh và nhãn hiệu sản phẩm.

27

PRIVATENămN Số đơn nhãn hiệu hàng hoá nộp trực tiếpSS Của người Việt Nam V Của người nước ngoài n Tổng số s s 1982-19881 4614 7737 123411 19891 2552 2322 48744 19901 8908 5925 148211 19911 17471 6136 23 60 66 19921 15951 30223 461744 19931 22702 38663 613666 19941 14191 27122 413144 19951 22172 341 6 6563355 19961 23232 31183 544155 19971 16451 31653 481044 19981 16141 20282 364233 19991 238 0 017861 416644 20002 34833 23992 55588220012 30953 32503 634566 20026541227788188 Tổ ng số n 312283 322443 6347266 Hình 2: Sđơn đăng ký nhãn hiu hàng hoá 1982-2002 Ngun: Cc S hu trí tu Vit Nam

Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân mà trước hết là do doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa nhận thức được đầy đủ

về những ích lợi mà nhãn hiệu sản phẩm mang lại.

Theo kết quả cuộc khảo sát tiến hành với gần 500 doanh nghiệp trong kế hoạch thực hiện dự án “H tr doanh nghip v năng lc xây dng- qung bá thương hiu” do Sở Thương mại thành phố Hồ Chí Minh và Báo Sài Gòn tiếp thị tiến hành (tháng 8-11/2002) thì hiện nay, mức chi trung bình cho nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp nhà nước chỉ là 2,6% doanh số

PRIVATENămN Số nhãn hiệu hàng hoá đã đăng kýnn Của người Việt Nam V Của người nước ngoài n Tổng sốTT 1982-19891 380117015501 19901 423 2656886 19911 152538819131 19921 1487182133083 19931 1359213735323 19941 17442 34240864 19951 1627296545924 19961 1383254839313 19971 980150624862 19981 109 5201631113 19991 1299249937983 220001423145328762 20012 2085155436393 Tổn g số g 1684622664395101

Hình 3: S nhãn hiu hàng hoá đã được đăng ký 1982-2001

và doanh nghiệp tư nhân là 5,4% doanh số5. Tuy các doanh nghiệp đều tỏ ra quan tâm tới vấn đề này song hầu hết họ coi trọng việc phát triển sản phẩm và tiêu thụ hàng hơn nhiều so với việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm. Chỉ có 30% doanh nghiệp nghĩ rằng nhãn hiệu sẽ giúp bán hàng được giá hơn nhiều và đem lại niềm tự hào cho người tiêu dùng sản phẩm. 16% trong số các doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về hoạt động marketing; ở một số doanh nghiệp thì bộ phận này vẫn do giám đốc trực tiếp phụ trách. Có đến 80% doanh nghiệp không có chức danh quản lý nhãn hiệu (khối doanh nghiệp nhà nước có chức danh quản lý nhãn hiệu nhiều hơn các doanh nghiệp khác) và 20% số doanh nghiệp không dành chi phí cho xây dựng thương hiệu. Ngoài ra, một phần ba số doanh nghiệp được khảo sát không chi cho dịch vụ bên ngoài bởi theo họ các tổ chức cung cấp dịch vụ không hiểu và chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, không đem lại hiệu quả như họ mong muốn.

Mặt khác, do kiến thức pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của các chủ doanh nghiệp còn chưa đầy đủ nên khi đăng ký nhãn hiệu hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn (đơn không đúng yêu cầu, bộ hồ sơ không đầy đủ...). Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp chỉ đi đăng ký lấy lệ mà không tận dụng được hết quyền đối với chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá.

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 25 - 29)