Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong các Hiệp định song phương

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 42 - 44)

I. Các quy định pháp lý của Hoa Kỳ về nhãn hiệu hàng hoá

1.4Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong các Hiệp định song phương

1. Các Điều ước quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá mà Hoa Kỳ là thành viên

1.4Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong các Hiệp định song phương

Hoa Kỳ đã ký nhiều Hiệp định song phương về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá với nhiều quốc gia. Song ở đây, chúng ta cần quan tâm đến Hiệp định thương mại Việt - Mỹ trong đó có Chương II quy định về quyền sở hữu trí tuệ.

Nguyên tc đi x quc gia

Ngay trong Điều 3 của Chương II đã nêu rõ nguyên tắc đối xử quốc gia “Mỗi Bên dành cho công dân của Bên kia sựđối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó dành cho công dân của mình trong việc xác lập, bảo hộ, hưởng và thực thi tất cả các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó”. Đây là nguyên tắc chủđạo xuyên suốt các quy định trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Tuy nhiên, nếu so sánh với Thông tư của Bộ Tài Chính số 23TC/TCT ngày 9 tháng 5 năm 1997 hướng dẫn việc thu, nộp phí và lệ phí sở hữu công nghiệp thì mức thu đối với người nước ngoài thường cao hơn so với mức thu đối với người Việt Nam. Như vậy, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải có những giải pháp để phù hợp với Hiệp định đã ký kết với Hoa Kỳ.

Phm vi bo h nhãn hiu hàng hoá

Để bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và có hiệu quả, Hiệp định Việt - Mỹ quy định mỗi Bên tối thiểu phải thực hiện theo

Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (bản được sửa đổi năm 1967). Vì vậy, những nội dung trong Công ước này mặc nhiên được coi là những quy định mà Hiệp định yêu cầu hai bên phải tuân thủ. Một Bên cũng có thể thực hiện việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật của riêng quốc gia mình ở mức độ rộng hơn so với yêu cầu trong Hiệp định nhưng với điều kiện là việc bảo hộ và thực thi đó không mâu thuẫn với Hiệp định này. Nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cũng thuộc phạm vi bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Trong mọi trường hợp, tính chất của hàng hoá hoặc dịch vụ không cản trở việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

H thng đăng ký nhãn hiu hàng hoá

Xét nghiệm đơn

Thông báo cho người nộp đơn về các lý do từ chối đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

Cơ hội hợp lý dành cho người nộp đơn trình bày ý kiến về thông báo đó

Công bố nhãn hiệu hàng hoá trước hoặc ngay sau khi nhãn hiệu được đăng ký

Cơ hội hợp lý dành cho những người có liên quan được yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

Thi hn hiu lc ca đăng ký nhãn hiu hàng hoá

Khoản 8 Điều 6 Hiệp định Việt - Mỹ ghi rõ: “Mỗi Bên quy định rằng đăng ký ban đầu của một nhãn hiệu hàng hoá có thời hạn ít nhất 10 năm và được gia hạn không hạn chế số lần, mỗi lần gia hạn có thời hạn không ít hơn 10 năm, khi các điều kiện gia hạn được đáp ứng”.

Điu kin duy trì hiu lc ca vic đăng ký

Khoản 9 Điều 6 Hiệp định ghi rõ: “Mỗi Bên yêu cầu việc sử dụng thực sự nhãn hiệu hàng hoá là điều kiện để duy trì hiệu lực của việc đăng ký (tuy nhiên, đây không phải là một điều kiện để được nộp đơn). Việc đăng ký có thể bị đình chỉ hiệu lực do không sử dụng sau thời gian ít nhất là 3 năm liên tục không sử dụng, trừ trường hợp chủ nhãn hiệu hàng hoá chứng minh được rằng việc không sử dụng đó là có lý do chính đáng vì có những cản trở đối với việc sử dụng đó. Pháp luật phải công nhận những điều kiện phát sinh ngoài ý muốn của chủ nhãn hiệu cho việc sử dụng nhãn hiệu đó, chẳng hạn như việc chính phủ hạn chế nhập khẩu hoặc quy định các yêu cầu khác đối với hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu.”

Như vậy, để tạo vị thế vững chắc trên thị trường Mỹ xuất phát từ khía cạnh nhãn hiệu hàng hoá, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng Công ước quốc tế Paris 1967 và Hiệp định thương mại Việt- Mỹ để nắm bắt các tiêu chuẩn cơ bản đối với việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Đồng thời, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải đi sâu nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan tại Mỹ để tìm hiểu các quy định cụ thể. Tiến tới, khi những nỗ lực gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam thành công, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS)- một trong các thành phần cấu thành của các quy định bắt buộc của WTO, sẽ cùng góp phần tạo dựng một khung pháp lý đảm bảo thuận lợi và mang lại lợi ích tối đa cho những người chủđích thực của các thương hiệu Việt Nam trên thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 42 - 44)