Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 31)

I. Các quy định pháp lý của Hoa Kỳ về nhãn hiệu hàng hoá

1. Các Điều ước quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá mà Hoa Kỳ là thành viên

1.1 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp

Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được ký kết ngày 20.3.1883 tại Paris và được xem xét lại tại Brussels năm 1990, tại Washington năm 1911, tại La Hay năm 1925, tại London năm 1934, tại Lisbon năm 1958, tại Stockholm năm 1967 và được sửa đổi vào năm 1979. Tính đến nay, Công ước này đã có 164 thành viên tham gia. Việt Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên của Công ước này.

6Theo: “Các Điu ước Quc tế v S hu trí tu trong quá trình hi nhp”, Cục Sở hữu Công nghiệp Việt Nam (nay là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam) và Viện Sở hữu trí tuệ Liên bang Thuỵ Sỹ, 2002

Các quy định của Công ước Paris đề cập đến 3 vấn đề lớn: (i) nguyên tắc đối xử quốc gia, (ii) quyền ưu tiên, và (iii) một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà các nước thành viên phải tuân thủ.

1.1.1 Nguyên tắc đối xử quốc gia

Công ước Paris quy định rằng đối với việc bảo hộ sở hữu công nghiệp, mỗi nước thành viên phải dành cho công dân của các nước thành viên khác sự bảo hộ tương tự như sự bảo hộ dành cho công dân của nước mình. Chế độ đối xử quốc gia tương đương cũng phải được dành cho công dân của những nước không phải là thành viên của Công ước Paris nếu họ cư trú tại một nước thành viên hoặc họ có cơ sở kinh doanh tại một nước thành viên. Quy định về chế độ đối xử quốc gia được đặt ra không chỉ nhằm bảo đảm quyền của người nước ngoài được bảo hộ mà còn đảm bảo rằng họ không bị phân biệt đối xử theo bất kỳ cách nào liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Các quy định của luật pháp quốc gia liên quan đến thủ tục xét xử và thủ tục hành chính, thẩm quyền xét xử, việc lựa chọn địa chỉ giao dịch hoặc chỉđịnh đại diện được bảo lưu.

1.1.2 Quyền ưu tiên

Công ước Paris quy định quyền ưu tiên đối với sáng chế, mẫu hữu ích, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể là trên cơ sở một đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hợp lệ đầu tiên đã được nộp tại một trong số các nước thành viên, trong thời hạn 6 tháng, người chủ sở hữu có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại bất cứ nước thành viên nào khác và các đơn nộp sau sẽ được coi như là đã được nộp vào cùng ngày với ngày nộp đơn đầu tiên. Nói cách khác, những đơn nộp sau đó sẽ có quyền ưu tiên đối với các đơn có thể đã được những người khác nộp trong khoảng thời gian ưu tiên nói trên. Ngoài

ra, những đơn nộp sau dựa trên cơ sở đơn nộp đầu tiên sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất cứ sự kiện nào có thể xảy ra trong khoảng thời gian ưu tiên, chẳng hạn như việc bán các sản phẩm mang nhãn hiệu được đăng ký... Một trong lợi ích thiết thực nhất của quy định này là khi người nộp đơn muốn đạt được sự bảo hộ ở một số nước, họ không buộc phải nộp đồng thời tất cả các đơn tại các nước xuất xứ và các nước khác mà có 6 tháng để quyết định xem nên nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở những nước nào và tiến hành thủ tục nộp đơn ở các nước được chọn lựa.

Việc rút hoặc từ chối đơn đầu tiên không làm mất khả năng được hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn. Người nộp đơn có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên từ nhiều đơn như có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên từ một phần của một đơn nộp trước.

1.1.3 Các nguyên tắc chung

Công ước Paris không quy định các điều kiện nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu mà dành việc này cho luật quốc gia của các nước thành viên. Một khi nhãn hiệu được đăng ký tại một nước thành viên, đăng ký đó sẽ độc lập với đăng ký có thể có tại bất cứ nước thành viên nào khác, kể cả nước xuất xứ. Do đó, nếu đăng ký nhãn hiệu bị mất hiệu lực tại một nước thành viên thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu đó tại các nước thành viên khác.

Khi nhãn hiệu đã được đăng ký hợp lệ tại nước xuất xứ, người đăng ký nhãn hiệu đó có thể nộp đơn bảo hộ tại các nước khác với hình thức ban đầu của nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, đăng ký có thể bị từ chối trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như nhãn hiệu có khả năng xâm phạm quyền đã đăng ký của các bên thứ ba, nhãn hiệu không có khả năng phân biệt, nhãn hiệu trái với đạo đức hoặc trật tự công cộng hoặc nhãn hiệu có

khả năng lừa dối công chúng. Tại bất kỳ nước thành viên nào, nếu việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký là bắt buộc, không thể huỷ bỏ đăng ký sau một thời gian hợp lý và chỉ trong trường hợp chủ sở hữu không chứng minh được lý do chính đáng của việc không sử dụng nhãn hiệu.

Mỗi nước thành viên phải từ chối đăng ký, huỷ bỏ đăng ký và cấm sử dụng các nhãn hiệu là bản sao chép, mô phỏng, hoặc dịch nghĩa có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được cơ quan có thẩm quyền của nước đó coi là nhãn hiệu nổi tiếng của người khác ở nước đó cho những hàng hoá cùng loại hoặc tương tự. Thời hạn yêu cầu huỷ bỏ đăng ký nhãn hiệu như vậy không được ít hơn 5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, nếu nhãn hiệu được đăng ký hoặc sử dụng với ý định xấu, sẽ không được hạn chế thời hạn yêu cầu huỷ bỏđăng ký hoặc ngăn cấm sử dụng.

Tương tự, mỗi nước thành viên phải từ chối đăng ký hoặc cấm sử dụng các nhãn hiệu chứa các biểu tượng quốc gia và các dấu hiệu chính thức mà không được phép, với điều kiện các dấu hiệu, biểu tượng đó đã được thông báo cho ban thư ký của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Quy định tương tự cũng áp dụng cho huy hiệu, cờ, biểu tượng khác, các chữ viết tắt và tên của các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

Nếu đại lý hoặc người đại diện của chủ nhãn hiệu tại một trong số các nước thành viên không được phép của chủ nhãn hiệu mà vẫn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho chính mình tại nước thành viên khác thì chủ nhãn hiệu có quyền phản đối việc đăng ký hoặc đề nghị huỷ bỏ đăng ký đó hoặc đề nghị sang tên đăng ký đó cho mình, trừ trường hợp đại lý hoặc người đại diện đó biện hộ được cho hành động của mình.

Quy định ân hạn cho việc nộp tiền duy trì hiệu lực quyền sở hữu công nghiệp cũng được áp dụng cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Người

nộp phí gia hạn muộn phải nộp thêm một khoản phí phụ trội nhất định. Các nước thành viên có nghĩa vụ phải quy định ân hạn ít nhất là 6 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực, nhưng được tự do quy định mức phí phụ trội.

1.2 Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập năm 1995 sau khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Các thành viên của WTO đã đưa ra một hệ thống các quy tắc đối với thương mại quốc tế nhằm mục đích tự do hoá và mở rộng thương mại trên nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi. Hệ thống đó bao gồm cả các quy tắc về sở hữu trí tuệ.

Nội dung bảo hộ sở hữu trí tuệ được đưa vào GATT là một bằng chứng thừa nhận mối liên hệ ngày càng tăng giữa sở hữu trí tuệ và thương mại. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ không thoả đáng bị coi là thực tiễn thương mại thiếu lành mạnh và là rào cản đối với thị trường tự do và mở cửa. Khi đó, các đối thủ cạnh tranh không cần đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D) mà có thể bắt chước, sao chép và bán các sản phẩm với giá rẻ hơn nhiều. Kết quả là các nhà sản xuất chân chính không có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cần thiết để tiếp tục duy trì hoạt động cải tiến và sáng tạo, bao gồm cả việc tạo ra các sản phẩm mới. Chừng nào nạn hàng giả, hàng nhái còn phổ biến thì chủ nhãn hiệu hợp pháp khó có thể kinh doanh có lãi tại thị trường đó.

Thực tế đó của thương mại quốc tế tạo nên sự cần thiết phải hình thành và phát triển một tư duy mới đối với sở hữu trí tuệ trên góc độ thương mại. Kết quả là Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của

quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) được ký kết ngày 15/04/1994 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 cùng với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Con đường tới WTO và Hiệp định TRIPS bắt đầu từ sau Đại chiến Thế giới II với việc thành lập GATT nhằm duy trì luật lệ chung về thương mại quốc tế. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ lần đầu tiên được bàn tới trong chương trình nghị sự của GATT tại vòng đàm phán về luật chống hàng giả ở Tokyo năm 1978. Tuy vậy, chỉ đến vòng đàm phán Uruguay của GATT, ý tưởng đó mới thực sự trở thành hiện thực với việc thông qua Hiệp định TRIPS.

Hiệp định TRIPS thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với hoạt động thương mại và đầu tư và các thiệt hại đối với các quyền lợi thương mại hợp pháp khi quyền sở hữu trí tuệ không được bảo hộ và thực thi thoả đáng và hiệu quả. Điều 7 của Hiệp định quy định rằng việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ “góp phần thúc đẩy cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại lợi ích cho cả người sáng tạo và người sử dụng công nghệ, cũng như lợi ích kinh tế xã hội nói chung và bảo đảm sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ”.

Có thể nói Hiệp định TRIPS đã mang lại những thay đổi căn bản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nói riêng. Hiệp định đã khẳng định lại và mở rộng các chuẩn mực và quy định của Công ước Paris và Công ước Berne, làm thay đổi bộ mặt của luật sở hữu trí tuệ. Ngoài việc đồng nhất hoá về pháp luật, Hiệp định TRIPS còn tiến tới loại bỏ các quy định về hành chính, thủ tục và về kỹ thuật gây bất lợi cho hoạt động sở hữu trí tuệ quốc tế. Điều quan trọng hơn cả là đây là Điều ước Quốc tế đầu tiên quy định hệ thống các hình phạt đối với các thành viên không đảm bảo sự bảo hộ tối thiểu về quyền sở hữu trí tuệ, kể cả các

tiêu chuẩn tối thiểu về nghĩa vụ thực thi quyền. Các hình phạt này hoàn toàn không có trong Công ước Paris. Ngoài ra, Hiệp ước TRIPS cũng lần đầu tiên đưa ra một nguyên tắc mới là nguyên tắc “đối xử tối huệ quốc” (MFN): “bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào được một Thành viên dành cho một công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các Thành viên khác” (Điều 4).

Với mục đích chống hàng giả và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp định quy định các nguyên tắc tổng quát về thủ tục bảo hộ một cách thoảđáng và hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp tại các nước thành viên. Trong phần III và IV của Hiệp định TRIPS nêu rõ rằng các nước thành viên phải quy định trong luật pháp quốc gia của mình các thủ tục cho phép áp dụng các biện pháp có hiệu quả đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Các quốc gia thành viên cũng phải quy định một cơ chế nhằm ngăn chặn các hành vi tái vi phạm các quyền đó và có nghĩa vụ phải áp dụng cả hai biện pháp nói trên để tránh các rào cản gây trở ngại cho thương mại hợp pháp và các biện pháp an toàn đối với việc lạm dụng quyền. Hơn thế, các thủ tục và hình thức quy định đối với việc bảo hộ quyền phải hợp lý và công bằng, không được “phức tạp và tốn kém đến mức không cần thiết” và không được “kéo dài một cách bất hợp lý và không có lý do”. Mặt khác, Hiệp định TRIPS cũng quy định rằng luật nhãn hiệu hàng hoá quốc gia của các nước thành viên phải quy định một số thủ tục và các thủ tục này phải được công khai đối với chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong số đó có cơ chế thực thi, chẳng hạn như các thủ tục dân sự, hình sự và hành chính, bao gồm các biện pháp tạm thời, bồi thường thiệt hại, tiêu huỷ tang vật vi phạm. Hiệp

định cũng đề ra yêu cầu thiết lập các thủ tục kiểm soát hàng giả tại biên giới.

Về phán quyết của các toà án đối với vi phạm bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp định quy định phải được thể hiện bằng văn bản, có nêu rõ lý do và được thông báo kịp thời cho các bên. Các phán quyết phải dựa trên các bằng chứng và các bên nhất thiết phải có một cơ hội để trình bày ý kiến. Mặc dù các nước thành viên không bắt buộc phải thiết lập một hệ thống xét xử riêng, song nhất thiết phải quy định các thủ tục xem xét tại toà án tất cả các quyết định hành chính cuối cùng.

Mối quan hệ ngày càng tăng giữa thương mại và sở hữu trí tuệđã làm cho nhiều nước đang phát triển thừa nhận rằng sự sống còn của nền kinh tế thế giới gắn liền với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ. Các nước đang phát triển mong đợi thời gian kéo dài thi hành Hiệp định TRIPS và sẽ được hưởng lợi từ việc bảo hộ thông qua hệ thống giải quyết tranh chấp của Hiệp định này. Xét trong bối cảnh quan hệ toàn cầu, và xem xét quyền sở hữu trí tuệ là động lực thúc đẩy đầu tư và thương mại, thì việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nói riêng là một chiến lược đúng đắn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.

1.3 Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá (Trademark Law Treaty)

Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá được thông qua ngày 27/10/1994 tại Geneva và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/08/1996. Tính đến nay, Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá đã có 26 thành viên. Hoa Kỳ đã nộp văn kiện gia nhập cho Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) vào tháng 5 năm 2000.

Mục đích của Hiệp ước là làm đơn giản hoá và hài hoà hoá các quy định về thủ tục và yêu cầu hành chính của các hệ thống đăng ký nhãn hiệu

hàng hoá quốc gia và khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp đơn và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá.

Các quy tắc của Hiệp ước làm rõ những yêu cầu về thủ tục mà cơ quan nhãn hiệu hàng hoá được phép hay không được phép đòi hỏi người nộp đơn hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu. Hiệp ước không điều chỉnh những quy định nội dung vềđăng ký nhãn hiệu của luật nhãn hiệu hàng hoá.

Các loi nhãn hiu hàng hoá thuc phm vi điu chnh ca Hip

ước

Điều 2 Hiệp ước quy định về nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ. Vì vậy, khi tham gia Hiệp ước, Nước thành viên phải có nghĩa vụ đăng ký nhãn hiệu dịch vụ. Hơn nữa, theo Điều 16, Nước thành viên cũng có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Công ước Paris liên quan đến nhãn hiệu dịch vụ.

Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước, bởi vì các yêu cầu của các quốc gia đối với việc đăng ký những nhãn hiệu này rất đa dạng khiến cho việc thống nhất rất khó

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 31)