I. Một số điểm cần lư uý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành
2. Những tồn tại trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị
thị trường hoàn toàn mới mẻ với hệ thống pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá khá phức tạp đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn.
2. Những tồn tại trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ Kỳ
2.1 Nhận thức của doanh nghiệp về nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu
Theo nghiên cứu của một công ty tư vấn, 60% người tiêu dùng trên thế giới quan tâm đến thương hiệu khi mua sắm. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư cho thương hiệu khoảng 2,6% doanh số. Trong khi đối với các công ty nước ngoài, con số này là 7-10%. Hầu hết các doanh nghiệp coi trọng việc phát triển sản phẩm và tiêu thụ hàng hoá hơn nhiều so với việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm.16
Doanh nghiệp Việt Nam đang tiến theo đúng quy luật của các nước trên thế giới để đạt dần đến một độ ổn định chung về chất lượng. Vấn đề cạnh tranh về chất lượng vì thế không còn là ưu tiên số một, mà là cạnh tranh về thương hiệu, về giá cả, về dịch vụ hậu mãi và phân phối sản phẩm. Song các doanh nghiệp Việt Nam dường như còn xa lạ với việc xây dựng, khuếch trương một thương hiệu của riêng mình. Từ đó dẫn đến việc các doanh nghiệp không có ý thức bảo vệ thương hiệu mặc dù đó là thành quả
16 Theo: “Thương hiệu Việt” (Dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp về năng lực xây dựng - quảng bá thương hiệu”). Nhà xuất bản trẻ và Câu lạc bộ doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, 12/2002
mà doanh nghiệp không dễ dàng tạo dựng được. Hậu quả là hàng loạt các tên tuổi hàng hoá có tiếng của nước ta đã bị “nẫng tay trên”.
Từ nhận thức trên dẫn đến việc chiến lược bảo hộ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa được chú ý đúng mức. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường chờ cho đến khi có thị trường xuất khẩu rồi mới đăng ký thương hiệu. Đối với công ty nước ngoài thì quy trình này diễn ra theo chiều ngược lại; ít nhất là sáu tháng đến một năm trước khi đưa hàng hoá vào thị trường Việt Nam hay bất kỳ một thị trường nào, họ đã tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn từ 1982-2001, Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam (nay là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam) đã nhận được 56.366 đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trong đó có tới 30.972 đơn là của người nước ngoài (chiếm hơn 50%). Nhiều hãng nước ngoài đã đăng ký vào Việt Nam hàng trăm đơn như hãng Unilever (Anh&Hà Lan) có tới 696 nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ. Nếu vào trang chủ của USPTO (www.uspto.gov.) chúng ta sẽ thấy có 168 hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá mà người đăng ký có địa chỉ tại Việt Nam. Nếu so với trên 3 triệu nhãn hiệu mà USPTO đang quản lý thì con số này thật nhỏ bé. Trong khi đó, Trung Quốc, Thái Lan và các nước Đông Nam á khác cùng sản xuất và xuất khẩu sang Mỹ các mặt hàng tương tự Việt Nam đã đăng ký khá nhiều các đối tượng sở hữu công nghiệp tại Mỹ.
2.2 Tâm lý lo ngại thủ tục khó khăn và tốn kém
Nhiều doanh nghiệp phàn nàn rằng, họ đang “đau đầu” khi phải bỏ ra một khoản tiền lớn đểđăng ký thương hiệu ở một số thị trường mục tiêu vì tại thời điểm này, đăng ký chỉđể giữ chỗ, nhưng nếu không đăng ký thì sẽ có nguy cơ mất thương hiệu. Với một số doanh nghiệp Nhà nước, các Giám đốc còn ngần ngại hơn, vì đầu tư cho thương hiệu là một khoản đầu tư khá
lớn nhưng sau thời gian dài mới nhìn thấy lợi ích cụ thể. Ông Trần Việt Hùng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ nhận xét: “Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam cứ xuất khẩu chán chê rồi mới đăng ký nhãn hiệu hoặc chỉ làm một cách sơ sài rồi không theo đuổi đến cùng. Hậu quả là xảy ra các tranh chấp về nhãn hiệu hàng hoá và cuối cùng lại ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu”. Vì vậy, Ông Hùng cũng đưa ra lời khuyên: “Tốt nhất là các doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trước khi xuất hàng vào thị trường Mỹ. Như vậy, các doanh nghiệp Việt nam mới có thể giữ gìn, phát triển uy tín, thị phần của nhãn hiệu cũng như sẵn sàng đối phó với các tranh chấp và vi phạm nhãn hiệu của mình tại thị trường đầy rủi ro này”17.
2.3 Hiểu biết hạn chế về luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Hoa Kỳ
Có thể nhận thấy rằng, chỉ sau khi hàng chục thương hiệu hàng hoá bị mất tại các thị trường lớn, các doanh nghiệp Việt Nam mới quan tâm tìm hiểu đến luật pháp quốc tế có liên quan. Dường như chỉ lúc này các Công ty tư vấn luật sở hữu trí tuệ mới thực sự cảm nhận được vai trò của mình. Công ty Luật gia Phạm, một công ty tư vấn luật có nhiều kinh nghiệm từng giúp Vifon đòi lại sở hữu bản quyền thương hiệu đang tư vấn cho hàng loạt các Công ty vào thị trường Mỹ. Công ty đang tiếp nhận hàng loạt các đơn của các Công ty có tầm cỡ như Mỹ phẩm Sài Gòn, Việt Tiến... để có thể giúp các Công ty này đăng ký sở hữu bản quyền tại Mỹ.
Rõ ràng con đường vào Mỹ của hàng Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam trên bình diện sở hữu công nghiệp thật cam go. Các cơ quan chức năng Nhà nước cũng như các doanh nghiệp hẳn đã tiếp thu được những bài học cần thiết để đi tới loại bỏ những rào cản trong tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
II. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu hàng việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ