I. Các quy định pháp lý của Hoa Kỳ về nhãn hiệu hàng hoá
1. Các Điều ước quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá mà Hoa Kỳ là thành viên
1.3 Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá
Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá được thông qua ngày 27/10/1994 tại Geneva và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/08/1996. Tính đến nay, Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá đã có 26 thành viên. Hoa Kỳ đã nộp văn kiện gia nhập cho Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) vào tháng 5 năm 2000.
Mục đích của Hiệp ước là làm đơn giản hoá và hài hoà hoá các quy định về thủ tục và yêu cầu hành chính của các hệ thống đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá quốc gia và khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp đơn và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá.
Các quy tắc của Hiệp ước làm rõ những yêu cầu về thủ tục mà cơ quan nhãn hiệu hàng hoá được phép hay không được phép đòi hỏi người nộp đơn hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu. Hiệp ước không điều chỉnh những quy định nội dung vềđăng ký nhãn hiệu của luật nhãn hiệu hàng hoá.
Các loại nhãn hiệu hàng hoá thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp
ước
Điều 2 Hiệp ước quy định về nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ. Vì vậy, khi tham gia Hiệp ước, Nước thành viên phải có nghĩa vụ đăng ký nhãn hiệu dịch vụ. Hơn nữa, theo Điều 16, Nước thành viên cũng có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Công ước Paris liên quan đến nhãn hiệu dịch vụ.
Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước, bởi vì các yêu cầu của các quốc gia đối với việc đăng ký những nhãn hiệu này rất đa dạng khiến cho việc thống nhất rất khó khăn. Nhãn hiệu hình nổi và nhãn hiệu vô hình, như nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi vị cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước vì không dễ dàng tạo mẫu các nhãn hiệu đó bằng phương pháp đồ họa và rất ít luật quốc gia bảo hộ những nhãn hiệu này.
Những dấu hiệu có thể nhìn thấy được đều phải có khả năng được đăng ký. Chỉ những Nước thành viên nào chấp nhận đăng ký nhãn hiệu hình khối mới có nghĩa vụ tuân thủ Hiệp ước đối với nhãn hiệu hình khối.
Yêu cầu đối với Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Điều 3 Hiệp ước gồm toàn bộ danh mục các thông tin mà Cơ quan cấp đăng ký nhãn hiệu được phép yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu.
Những thông tin này có thể là tên và địa chỉ của người nộp đơn và của người đại diện, tuyên bố yêu cầu hưởng quyền ưu tiên đối với đơn được nộp sớm hơn (nếu có), một hoặc vài mẫu nhãn hiệu tuỳ thuộc nhãn hiệu đó có phải là nhãn hiệu màu hoặc hình khối hay không, tên của hàng hoá hoặc dịch vụ xếp theo nhóm của Bảng phân loại Nice, khai báo về dự định sử dụng nhãn hiệu hàng hoá hoặc về việc sử dụng thực sự. Ngoài những thông tin được quy định theo Hiệp ước, Cơ quan cấp đăng ký nhãn hiệu không được yêu cầu những thông tin khác như đăng ký kinh doanh, chứng cứ về việc người nộp đơn đang tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc lĩnh vực kinh doanh liên quan đến hàng hoá hoặc dịch vụđược liệt kê trong đơn.
Điều 6 Hiệp ước cũng quy định rằng Cơ quan cấp đăng ký nhãn hiệu phải chấp nhận đơn đăng ký cho nhiều hàng hoá hoặc dịch vụ thuộc nhiều nhóm khác nhau trong Bảng phân loại Nice và đơn đó phải tương ứng với một đăng ký duy nhất.
Yêu cầu đối với người đại diện
Điều 4 Hiệp ước cho phép Cơ quan cấp đăng ký nhãn hiệu hàng hoá yêu cầu người nộp đơn không có cơ sở công nghiệp hoặc thương mại thực sự, thường trú và đang hoạt động trên lãnh thổ nước đó phải có đại diện và người đại diện của người nộp đơn phải là người được phép hoạt động đại diện. Theo quy định này, giấy uỷ quyền có thể liên quan đến nhiều đơn đăng ký và có thể dùng cho các đơn đăng ký trong tương lai.
Yêu cầu về ngày nộp đơn
Người nộp đơn hợp lệ có ý nghĩa quan trọng vì quyền phát sinh trên cơ sở nộp đơn đầu tiên và đó được coi là ngày ưu tiên đối với đơn được nộp sau ở những nước khác. Điều 5 quy định những thông tin tối đa có thể yêu cầu đối với việc ghi nhận ngày nộp đơn hợp lệ. Những thông tin này bao
gồm các thông tin về người nộp đơn, thông tin đầy đủđể liên lạc với người nộp đơn hoặc người đại diện của người nộp đơn, mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hoá và dịch vụ xin đăng ký nhãn hiệu... Ngoài ra, để ghi nhận ngày nộp đơn hợp lệ, Cơ quan cấp đăng ký nhãn hiệu có thể yêu cầu nộp lệ phí nếu luật nhãn hiệu hàng hoá quốc gia có quy định này trước khi tham gia Hiệp ước.
Điều 7 Hiệp ước quy định rằng nếu việc đăng ký một nhãn hiệu bị từ chối đối với một số hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định, người nộp đơn có thể tách đơn để tránh bị chậm trễ trong việc được đăng ký những nhãn hiệu hàng hoá hoặc dịch vụ không bị từ chối và vẫn giữđược ngày nộp đơn đầu tiên hoặc ngày ưu tiên nếu có. Đồng thời, người nộp đơn có thể tiến hành khiếu nại đối với đơn có hàng hoá hoặc dịch vụ bị từ chối.
Yêu cầu đối với chữ ký của người nộp đơn
Điều 8 Hiệp ước quy định về chữ ký và những dấu hiệu khác cho phép xác định người đứng tên tài liệu. Không chỉ riêng với chữ ký viết tay, chữ ký dưới hình thức in, dán tem hoặc đóng dấu cũng có thể được chấp nhận. Điều quan trọng là Cơ quan cấp đăng ký không được phép yêu cầu xác nhận chữ ký (hợp pháp hoá, công chứng, hoặc các hình thức xác nhận khác), trừ khi chữ ký có liên quan đến việc hủy bỏđăng ký.
Như vậy, nếu đối chiếu các quy định của Hiệp ước với các quy định về thủ tục liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam có thể thấy rằng hệ thống pháp luật của Việt Nam đã bao gồm phần lớn những yêu cầu được Hiệp ước cho phép, nhưng cũng bao gồm một số điều bị Hiệp ước cấm và thiếu một số quy định Hiệp ước bắt buộc phải có. Mặc dù về mặt tài chính, việc tham gia Hiệp ước không tạo ra nghĩa vụ (không phải đóng niêm liễm) và cũng không đem lại nguồn thu (Hiệp ước không có cơ quan điều hành
riêng và không có các hoạt động dịch vụ). Tuy nhiên, việc tham gia Hiệp ước sẽ giúp thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam hoà nhập với quốc tế, xoá bỏ các thủ tục phiền phức, các yêu cầu hình thức mang tính chất giấy tờ quan liêu. Nhờ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp đơn và đại diện sở hữu công nghiệp, đồng thời giảm cho Cục Sở hữu trí tuệ những thao tác hành chính vô ích đối với các giấy tờ không cần thiết.