Thực trạng việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở thị trường nước ngoà

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 29 - 31)

III. Thực trạng nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về việc đăng ký

2. Thực trạng việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở thị trường nước ngoà

Hàng năm, Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam (nay là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam) nhận được trực tiếp thông qua thoả ước Madrid hàng nghìn đơn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Trong khi đó, số đơn đăng ký của người Việt Nam ra nước ngoài chỉ có hơn 100 đơn. Và trong số 95.000 nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại Cục Sở

5Theo: “Thương hiu Vit” (Dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp về năng lực xây dựng - quảng bá thương hiệu”). Nhà xuất bản trẻ và Câu lạc bộ doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, 12/2002

hữu trí tuệ Việt Nam chỉ có hơn 20% là của doanh nghiệp Việt Nam. Đa số nhãn hiệu đăng ký lại là của các doanh nghiệp tư nhân, rất ít doanh nghiệp nhà nước tham gia. Các doanh nghiệp nhà nước ỷ thế được bảo hộ mà không coi trọng sở hữu thương hiệu của chính mình. Nhiều trường hợp các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các Tổng công ty, không thèm đăng ký sở hữu thương hiệu ngay trong nước. Đến khi doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài để xuất khẩu thì thường được yêu cầu phải có đăng ký ở trong nước, lúc đó họ mới vội vã đi đăng ký thương hiệu. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký thường kéo dài hàng năm dẫn đến mất cơ hội làm ăn với nước ngoài.

Trên thị trường Mỹ, trong vài năm trở lại đây, rất nhiều thương hiệu Việt Nam đã hoặc đang có nguy cơ mất thương hiệu do bị các công ty nước ngoài đăng ký trước. Thế nhưng, cho đến tháng 3/2002 mới chỉ có 186 đơn đăng ký của các nhà xuất khẩu Việt Nam gửi đến Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) - con số quá nhỏ bé so với trên 3 triệu nhãn hiệu mà USPTO đang quản lý. Trong khi đó, năm 92 có 1132 hồ sơ, năm 93 đã có đến 1939 hồ sơ của các công ty Mỹ đăng ký thương hiệu ở Việt Nam.

Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa có ý thức bảo vệ quyền lợi của chính mình. Họ chỉ tập trung vào sản xuất, ký các hợp đồng xuất khẩu mà chưa lưu tâm đến việc phải làm sao để thương hiệu của mình được thừa nhận một cách hợp pháp. Chính vì vậy, các nhà sản xuất-xuất khẩu hiện rất bị động trong việc đăng ký, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm của mình. Khi nào sản phẩm đó bị xâm phạm, hoặc nguy cơ mất thương hiệu cận kề mới vội vã đi đăng ký quyền sở hữu thương hiệu. Khi đó doanh nghiệp vừa mất thời gian, chi phí, lại phải tham gia quá trình kiện tụng, thiệt hại có khi lên tới hàng triệu đô la. Và nguy hại

hơn là nếu thương hiệu bị mất, doanh nghiệp sẽ phải đổi tên hoặc chấp nhận mất thị trường. Mặt khác, đa số các doanh nghiệp không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, công nghệ sản xuất sản phẩm của mình. Đến khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, muốn chứng minh sản phẩm đó, công nghệ đó là của mình nhưng đành chịu vì không có đủ tài liệu. Đây chính là một tổn thất không đáng có.

chương II

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w