Cuộc chiến thương hiệu cá da trơn Catfish

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 70 - 72)

I. Một số điểm cần lư uý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành

1.1Cuộc chiến thương hiệu cá da trơn Catfish

1. Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam bị mất thương hiệu trên thị

1.1Cuộc chiến thương hiệu cá da trơn Catfish

Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá basa, cá tra (là hai loại cá da trơn) sang Mỹ từ năm 1997 và dần dần thâm nhập và tạo được chỗ đứng trên thị trường nhờ chất lượng tốt, giá rẻ hơn cá da trơn nội địa của Mỹ. Trong hai năm 1999-2000, lượng cá tra, cá basa Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ tăng khá nhanh (chiếm từ 2% đến 3% tổng sản lượng cá da trơn tiêu thụ ở thị trường này). Đó là lý do làm cho các nhà nuôi cá nheo Mỹ lo ngại. Vì vậy, ngay từ cuối năm 2000, thông qua báo chí, Mỹ bắt đầu cố tình đưa những thông tin sai lệch để bôi xấu cá tra, cá basa Việt Nam. Một trong những nội dung nguy hiểm được Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) hoạch định trong chiến dịch của họ là tiến hành vận động gây áp lực, lôi kéo nghị sỹ của các bang có nghề nuôi cá nheo, huy động mọi lực lượng các cơ quan lập pháp và hành

pháp tạo ra sự hỗ trợ để tấn công các sản phẩm cá da trơn của Việt Nam nhập khẩu. Một trong các luận điểm mà các chủ trại cá nheo Mỹ đưa ra là, sản phẩm cá da trơn Việt Nam do cũng được gọi là Catfish nên đã tạo sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng Mỹ và như vậy vô hình chung đã làm lợi theo uy tín của cá nheo Mỹ.

Với những lập luận đưa ra, đầu tháng 2/2001, họ bắt đầu một chiến dịch quảng cáo kéo dài 9 tháng, tiêu tốn 5,2 triệu USD do Viện cá nheo Mỹ (TCI) phát động và được CFA tài trợđể chống lại việc nhập khẩu cá tra và cá basa Việt Nam.

Về phía mình, các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc quyết định số 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định của Bộ thuỷ sản, Bộ Thương mại về việc ghi nhãn mác hàng hoá. Trên tất cả các bao bì của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đều ghi rõ dòng chữ “Product of Vietnam” (Sản phẩm của Việt Nam) hay “Made in Vietnam” (Sản xuất tại Việt Nam) và thực hiện việc ghi đầy đủ cả tên khoa học lẫn tên thương mại theo đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Mỹ là Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đối với các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Việc Mỹ ban hành các đạo luật cản trở việc nhập khẩu Catfish của các nước trong đó có Việt Nam đã dựng lên một rào cản thương mại, trái với tinh thần Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, ảnh hưởng xấu đến việc làm và đời sống của hàng vạn gia đình khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Việt Nam hoàn toàn có thể khiếu nại lên toà án có thẩm quyền của Mỹ, Uỷ ban thương mại Mỹ (ITC) hoặc Đại diện thương mại Mỹ (USTR) để đòi lại những quyền lợi mình được hưởng căn cứ vào điều 2.6B Chương 1, Thương mại hàng hoá tại Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, theo đó “các Bên

đảm bảo không ban hành hoặc áp dụng những quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm tạo ra sự trở ngại đối với thương mại quốc tế hoặc bảo vệ sản xuất trong nước”.

Tuy nhiên, một điểm khá thú vị trong vụ việc này là những tranh cãi đã làm cho cá basa của Việt Nam trở nên nổi tiếng. Nhờđó, ngày càng có nhiều người Mỹ biết đến cá basa Việt Nam và tiêu dùng loại cá này. Từ tháng 9/2001, Việt Nam không còn dùng thương hiệu Catfish cho cá da trơn khi bán vào thị trường Mỹ, mà dùng tên gọi cá basa và cá tra. Câu lạc bộ doanh nghiệp cá tra và cá basa đã chính thức nhờ White & Case - một công ty có tiếng của Mỹ - xúc tiến thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu cá tra và cá basa ở thị truờng này.

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng hành động của phía Mỹ rất vô lý, mang tính bảo hộ mậu dịch không công bằng, trái với luận cứ khoa học cũng như trái với thông lệ quốc tế và chính sách tự do thương mại mà chính Mỹ đang theo đuổi. Song câu hỏi đặt ra là: Liu cuc chiến nhãn mác này có xy ra không, nếu cá basa Vit Nam đã xây dng và đăng ký bo h mt thương hiu cho mình và tìm cách chiếm lĩnh th trường bng thương hiu đó?.

Một phần của tài liệu Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 70 - 72)