Bước đầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp (1981 – 1986)

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện từ liêm hà nội lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong nam 1986 2005 (Trang 26 - 32)

Chiến tranh biên giới phía Bắc kết thúc, cùng với Thành phố, huyện Từ Liêm vừa sản xuất, vừa tiếp tục củng cố quốc phòng; sẵn sàng chiến đấu và ủng hộ đồng bào các tỉnh ở biên giới xây dựng các công trình công cộng, ổn định cuộc sống. Lúc này, các thế lực thù địch đã tiến hành nhiều âm mưu, thủ đoạn vô cùng nham hiểm và ác độc chống phá cách mạng nước ta nên đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất, và đời sống xã hội.

Nền nông nghiệp nước ta vốn là sản xuất nhỏ, manh mún, tuy đã qua hơn 20 năm hợp tác hoá nhưng công cụ sản xuất chưa được cải tiến nhiều, lề lối quản lý theo cách đánh kẻng ghi tên, phân phối bình quân đã sinh ra tư tưởng ỷ vào tập thể khá nặng nề. Trình độ cán bộ nói chung còn hạn chế, nên quản lý hợp tác xã càng lớn càng khó khăn, không những không đưa được hợp tác xã đi lên mà làm cho sản xuất ngày càng sa sút. Tiêu cực phát sinh, cơ sở vật chất và các sản phẩm của hợp tác xã còn để lãng phí, mất mát, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của xã viên làm cho đời sống của mọi người ngày càng giảm sút. Xã viên không tha thiết với hợp tác xã tìm cách làm việc khác. Do quản lý lỏng lẻo nên phần lớn các đội chuyên hoạt động kém. Việc sử dụng và chăm sóc trâu bò không đảm bảo, nhiều nơi trâu bò chết vì kiệt sức. Những hiện tượng trên làm cho sản xuất trì trệ, nền kinh tế ngày càng mất cân đối. Một khó khăn nữa của Từ Liêm là diện tích canh tác bị thu hẹp rất nhanh để xây dựng các công trình của Nhà nước trên địa bàn huyện. Từ năm 1981 đến năm 1983 giảm 300ha, riêng năm

1984 giảm 156ha, năm 1985 giảm 150ha, làm cho bình quân diện tích theo

đầu người năm 1980 là 635m2

xuống còn 460m2 năm 1985. Diện tích xây

dựng các công trình chính thức chỉ có 606ha, nhưng vì lấy đất không liền khoảnh, nên hàng chục héc ta không sản xuất được, phải bỏ hoang.[10]

Trước tình hình kinh tế - xã hội cả nước gặp nhiều khó khăn, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI (khoá IV) họp tháng 9-1979 nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội, đề ra nhiều biện pháp cho sản xuất "bung ra". Cuối năm 1980, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông báo 22 và tiếp đến 13-1-1981 ra Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp. Chính phủ ra Quyết định 25-26/CP nhằm tháo gỡ khó khăn đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Đó là hướng mở tạo điều kiện cho nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp Từ Liêm cùng Thủ đô khắc phục khó khăn để phát triển.

Quán triệt chủ trương của Đảng và thực hiện Thông báo số 22, Chỉ thị 100 của Trung ương Đảng, Chỉ thị 12 của Thành uỷ Hà Nội, Huyện uỷ và ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm đã tổ chức quán triệt các nội dung chỉ đạo cho cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể, hợp tác xã từ huyện đến cơ sở. Sau đó, một đoàn cán bộ chủ chốt của huyện và cơ sở đi tham quan nghiên cứu cách khoán sản phẩm ở huyện An Hải (Hải Phòng) nơi sản xuất rau hoa tập trung, sản xuất hàng hoá phát triển. Trước khi tổ chức khoán, huyện chỉ đạo tách hợp tác xã Phú Minh quy mô xã ra làm 2 hợp tác xã Phú Diễn và Minh Khai đồng thời củng cố một số hợp tác xã yếu kém, giữ vững quy mô 26 hợp tác xã toàn xã. Ngay trong vụ chiêm xuân 1980 - 1981 huyện đã chỉ đạo tổ chức giao khoán 17/26 hợp tác xã nông nghiệp bằng 68% số hợp tác xã. Có 5 hợp tác xã làm điểm giao khoán trong một số đội rồi nhân rộng ra, số hợp tác xã còn lại tổ chức đồng loạt khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động trong toàn hợp tác xã. Đợt đầu trong vụ chiêm xuân có 11.680 hộ bằng 60% số hộ nông dân được nhận khoán. Diện

chuyên canh rau. Đến vụ chiêm xuân 1981 - 1982 tổ chức khoán trong 9 hợp tác xã còn lại. Như vậy, 26 hợp tác xã đã thực hiện được giao khoán cho 20.000 lao động đảm nhận 4.900ha diện tích canh tác, trong đó có 600ha chuyên canh rau.

Thực hiện khoán sản phẩm đúng lúc gặp nhiều khó khăn và thiên tai, sâu bệnh phá hoại nặng, vật tư khan hiếm, giá cả tăng vọt. Nhiều hợp tác xã thiếu vốn, thậm chí một số hợp tác xã hết vốn sản xuất. Tuy nhiên, từ khi nhận khoán, các gia đình xã viên đã nêu cao tinh thần trách nhiệm lao động, không kể ngày, giờ cày cấy trồng kịp thời vụ. Một số hợp tác xã trước kia hay cấp muộn như Tây Mỗ, Đại Mỗ, Tây Tựu, Liên Mạc, Trung Văn, v.v.v nhưng từ khi giao khoán chỉ cấy trong vòng từ 10 đến 15 ngày đảm bảo thời vụ và đúng kỹ thuật. Hầu hết các gia đình xã viên đều đầu tư thêm vốn phục vụ thâm canh, tính ra bình quân một hecta cấy lúa, xã viên đầu tư thêm 1.600 đồng và mỗi hecta ra đầu tư thêm 6.000 đồng. Qua ba vụ sản xuất, các gia đình xã viên đã tự mua 400 con trâu bò tăng sức kéo cùng hàng trăm bình bơm thuốc trừ sâu và các nông cụ khác. Huyện đã tổ chức

đắp đê chống tràn trên 2 bờ sông Nhuệ với tổng khối lượng 12.000m3

, và đầu tư thêm hàng triệu đồng để tu bổ, xây dựng mới các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới, tiêu. .[40,51]

Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ huyện Từ Liêm (vòng II) họp từ ngày 1 đến ngày 4-2-1983. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ V (tháng 3-1982) của Đảng, Đại hội kiểm điểm nhiệm kỳ khoá trước, đề ra phương hướng nhiệm vụ nhằm thúc đẩy việc phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, làm ra nhiều lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; cải thiện đời sống nhân dân, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng; xây dựng nếp sống văn hoá xã hội chủ nghĩa; xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh, xây dựng huyện tiên tiến về nhiều mặt.

Từ hướng mở của các chủ trương, chính sách mới về phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ nhân dân Từ Liêm đã nắm bắt nhanh, vận

dụng vào sản xuất và tổ chức đời sống có kết quả. Các hợp tác xã tiếp tục thực hiện khoán sản phẩm đến hộ xã viên. Người nông dân trở lại với bản chất, truyền thống tốt đẹp và gắn bó với đồng ruộng, dày công chăm sóc trên thửa ruộng, luống cầy để làm ra nhiều của cải cho xã hội, đem lại no ấm cho gia đình. Khoa học kỹ thuật được ứng dụng kịp thời vào sản xuất. Các công trình thuỷ nông được đầu tư và khai thác có hiệu quả hơn; trình độ, kỹ năng sản xuất của người nông dân được nâng lên... Cùng với sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động thương mại, dịch vụ, văn hoá - xã hội tiếp tục phát triển và giữ vững an ninh - quốc phòng... Sự phát triển của các công trình hạ tầng đô thị quan trọng đã làm cho huyện có bước thay đổi nhanh trên đường đô thị hoá.

Kết quả trong khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985) đã tạo ra bước chuyển biến lớn:

- Về diện tích rau, năm 1985 so với 1980 giảm đi chỉ còn 81,2% nhưng năng suất tăng từ 98,6 tạ/ha lên 150 tạ/ha nên sản lượng cung cấp cho thành phố tăng, đạt 16.000 tấn/năm.

- Diện tích cây lương thực so với 1980 cũng giảm chỉ còn 90,4%, nhưng năng suất lúa cả năm tăng lên 77 tạ/ha năm. Sản lượng lương thực thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước lên 5.500 tấn/năm, đưa hệ số sử dụng : ruộng đất từ 1,8 lần năm 1980 lên 2,28 lần năm 1985.

- Về chăn nuôi lợn, năm 1985 so với 1980 số đầu lợn giảm chỉ còn 6,6% nhưng do tăng trọng lượng xuất chuồng đã đưa sản lượng thịt lợn từ 1.320 tấn năm 1980 lên 1.750 tấn năm 1985. Huyện đã cung cấp cho Thành phố từ 800 tấn đến 860 tấn năm 1985, riêng năm 1984 đã cung cấp cho Thành phố 1.050 tấn, trong đó có 300 tấn ngoài nghĩa vụ. Do đó, đã đưa giá trị sản phẩm hàng hoá nhà nước từ 44.560.000 đồng năm 1980 lên 66.147.000 đồng năm 1985.[76]

Do sản xuất phát triển nên đời sống của nông dân bước đầu được cải thiện, mức lương thực bình quân đầu người từ 12,9kg năm 1980 lên 15,2kg năm 1985, tăng 17,8%. Số hộ nông dân làm nhà ngói từ 68% năm 1980 lên 83% năm 1985.[76] Một số hợp tác xã có nhiều thành tích trong quá trình tổ chức khoán như Xuân Đỉnh đã xây dựng được hợp đồng giao khoán giữa hợp tác xã với đội sản xuất và xã viên, điều hành 5 khâu chặt chẽ; các hợp tác xã Đông Ngạc, Xuân Phương xây dựng và chỉ đạo kế hoạch chặt chẽ, công tác quản lý tết; các hợp tác xã Phú Diễn, Minh Khai, Thượng Cát đã áp dụng chế độ thưởng phạt nghiêm minh.

Tuy nhiên, qua thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động cũng bộc lộ một số vấn đề: Đa số các hợp tác xã không làm tốt 5 khâu mà đã "khoán trắng" một số khâu cho xã viên, không chỉ đạo chặt chẽ các đội chuyên, thậm chí có một số nơi các đội chuyên hầu như tan rã như các hợp tác xã Xuân La, Mai Dịch, Trung Văn, Tây Tựu, Yên Hoà, Thụy Phương v.v. Tình hình trên dẫn đến hợp tác xã không điều hành được lao động và xã viên cũng không sòng phẳng nộp sản phẩm cho hợp tác xã, gây nên nợ chồng chất. Kết quả là sản xuất bị sút kém, hợp tác xã không quản lý được sản phẩm làm ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành kế hoạch của hợp tác xã và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Về đời sống của xã viên, tuy thu nhập bình quân đầu người về rau, chăn nuôi có được nâng lên nhưng so với công sức tiền vốn mà xã viên đầu tư thì chưa tương xứng. Sản xuất nông nghiệp lại đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới căn bản cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp.

Tiểu kết: Hơn mười năm (1975 - 1986), Từ Liêm cùng Thủ đô và cả nước đã tỏ rõ quyết tâm trong việc giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc. Trong sản xuất đã khắc phục những thiên tai, nhanh chóng tiếp thu và vận dụng những chính sách mới. Với tinh thần cần cù lao động, không ngại gian khổ, vững lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, cùng với Đảng nghĩ suy, trăn trở, tháo

gỡ khó khăn, mỗi người dân Từ Liêm đã lao động quên mình để đóng góp công sức trong công cuộc xây dựng đời sống mới. Tổ chức lại sản xuất làm theo quy mô lớn chưa thành cũng không nản, rồi lại nhìn nhận, đánh giá những ưu điểm, hạn chế để thực hiện "Khoán 100", tạo ra bước phát triển mới của nông nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Từ Liêm đã cung cấp rau quả nhiều hơn cho Thành phố, tổng sản lượng lương thực và phần thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước cao hơn, sản lượng thịt gia súc, gia cầm tăng hơn, cung cấp được nhiều hơn cho Thành phố so với những năm trước đây. Sự phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng lấy sản xuất thực phẩm làm chính qua bao năm kiên trì phấn đấu đang được hiện thực hoá một phần. Thực hiện chính sách mới, người nông dân Từ Liêm đã khơi dậy khả năng tiềm ẩn trong từng thửa ruộng, mảnh vườn. Đời sống của mỗi gia đình được cải thiện. Từ Liêm tiếp tục giữ danh hiệu là nơi có trình độ và kết quả thâm canh cao của ngoại thành.

Tất cả những diễn biến đó đã và đang tạo ra cho Từ Liêm một khí thế mới, gương mặt mới, đón chờ thời kỳ phát triển mạnh mẽ hơn. Trên bước đi lên và xu thế phát triển đó cũng chứa đựng nhiều khó khăn và phức tạp. Song, Đảng bộ và nhân dân Từ Liêm được tôi luyện qua những năm thử thách, quyết tâm vượt mọi khó khăn cùng với Thủ đô vững bước đi lên con đường đổi mới và phát triển.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện từ liêm hà nội lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong nam 1986 2005 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)