Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện từ liêm hà nội lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong nam 1986 2005 (Trang 72 - 76)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là một trong những nội dung cơ bản thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và là phương hướng phát triển nước ta trong thời kỳ

CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, Nghị quyết số 06/NQ - TW về “Một số vấn

đề phát triển nông nghiệp và nông thôn” tháng 11/ 1998 Bộ Chính trị đã đặt ra mục tiêu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá, nhất là hàng nông phẩm qua chế biến tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ trong kinh tế nông thôn [52].

Trong mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế trong 5

nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Về nông nghiệp và phát triển nông thôn ngoại thành, Đảng bộ thành phố cũng đề ra mục tiêu:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản, tăng nhanh tỉ trọng các ngành thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, các loại thực phẩm sạch (rau sạch, thịt sạch,…)

Phát triển đa dạng theo hướng hiện đại hoá, thâm canh và chuyên doanh một số cây - con, đặc sản như: quy hoạch và phát triển vùng hoa cây cảnh, vùng trồng cây ăn quả, vùng chăn nuôi bò sữa, vùng nuôi trồng thuỷ sản,… với yêu cầu đạt thu nhập và hiệu quả kinh tế cao.

Từ Liêm là một huyện ngoại thành có tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh. Quá trình đô thị hoá nhanh tạo ra những thời cơ và thuận lợi mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế xã hội theo hướng CNH- HĐH, song còn nhiều khó khăn thử thách mới trong quá trình quản lý nhà nước và giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn do đất nông nghiệp bị chia cắt manh mún, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong nông nghiệp bị phá vỡ, vấn đề giải quyết việc làm trong nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất gặp nhiều khó khăn…Đây là đặc điểm bao trùm, tác động đến toàn bộ chương trình phát triển kinh tế ngoại thành và hiện đại hoá nông thôn của huyện.

Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Thành uỷ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Từ Liêm lần thứ XX tháng 11 năm 2000 đề ra mục tiêu phát triển kinh tế huyện đến năm 2010 là: Phát triển toàn diện với cơ cấu kinh tế Công nghiệp- Thương mại, dịch vụ- Nông nghiệp. Trong đó, về nông nghiệp, Nghị quyết nhấn mạnh về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

cây ăn quả, hoa, cây cao cấp, rau sạch. Nâng tỷ trọng chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Quy hoạch thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung để sản xuất ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu”.[10]

Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, Nghị quyết Đại hội cũng chỉ ra nhiệm vụ và giải pháp thực hiện:

Về nông nghiệp:

Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi (từ 27,7% năm 2000 lên 28% năm 2005) . Phát huy lợi thế và các sản phẩm đặc trưng của địa phương, phát triển nhanh các loại cây con có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Quy hoạch sản xuất thành những vùng sản xuất hàng hoá tập trung: Vùng cây ăn quả, vùng hoa, vùng rau sạch (Phú Diễn, Minh Khai, Tây Tựu, Xuân Phương), vùng lúa đặc sản và chăn nuôi (Tây Mỗ, Đại Mỗ, Xuân Phương, Thượng Cát, Liên Mạc...). Kết hợp sản xuất với bảo vệ môi trường để từng bước phát triển du lịch sinh thái.

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản từ sơ chế đến tinh chế nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng thị trường.

Đổi mới và phát triển các quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn. Khuyến khích phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình hợp tác trong hoạt động kinh tế. Tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng hình thành các nông trại sản xuất hàng hoá.

Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển ngành nghề ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2005: 100% số dân được sử dụng nước sạch, xoá bỏ đường đất ở nông thôn.

Đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy các nguồn lực hiện có. Đầu tư phát triển ngành theo 2 hướng: Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống hiện có đồng thời xây dựng phát triển một số ngành công nghiệp mới, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến trực tiếp có sử dụng nguyên liệu tại địa phương và thu hút nhiều lao động như: chế biến lương thực thực phẩm, may mặc.

Xác định cơ cấu đầu tư thích hợp nhằm khuyến khích phát triển các làng nghề, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ của huyện. Quy hoạch phát triển các làng nghề và các cụm Công nghiệp- TCN, thực hiện các đề án điện nông thôn để tạo điều kiện ngành nghề thủ công phát triển.

Về Thương mại, dịch vụ:

Tiếp tục qui hoạch lại hệ thống thương mại, dịch vụ trên cơ sở định hướng phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, khu văn hoá thể thao, vui chơi giải trí, khu dân cư tập trung... Mở rộng thị trường sang các khu vực lân cận, ngoại tỉnh, đặc biệt chú trọng thị trường nội đô và từng bước vươn ra thị trường nước ngoài.

Đầu tư xây dựng và nâng cấp các trung tâm thương mại, mạng lưới chợ nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và thu hút lao động.[10]

Với những mục tiêu và giải pháp trên, Đảng bộ Từ Liêm đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng:

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Đây là giai đoạn Từ Liêm gặp nhiều khó khăn do thay đổi lớn về địa giới hành chính. Tuy nhiên, nền kinh tế của huyện vẫn đạt được những bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế luôn đạt cao, liên tục, hiệu quả và khá vững chắc. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tiến bộ và đã đạt được mục tiêu do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đề ra: Công nghiệp – Thương mại- Nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp – Xây dựng tăng từ 33,1% năm 1995 lên 57% năm 2005; tỷ trọng giá trị sản xuất ngành Thương mại- Dịch vụ- vận tải từ 26% năm 1995 xuống 25,8% năm 2005, tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp giảm từ 40,9% năm 1995 xuống còn 15% năm 2005.[79]

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn lãnh thổ:

Ngành kinh tế Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện từ liêm hà nội lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong nam 1986 2005 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)