- Tổng đàn trâu bò con 3018 1294 1250 15,60 0,
3.2.3. Chỉ đạo tiếp tục đổi mới quản lý hợp tác xã nông nghiệp.
xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau. Thực hiện chủ trương này, dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ, Đảng bộ huyện Từ Liêm khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện. Nhờ đó, các thành phần kinh tế ở Từ Liêm phát triển rất đa dạng: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế hộ gia đình. Năm 2005, toàn huyện có 1064 doanh nghiệp. Trong đó có 40 doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, địa phương, 10 doanh nghiệp liên doanh nước ngoài và 1039 doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm: Công ty TNHH, DN tư nhân, Công ty cổ phần không có vốn nhà nước,…. và có khoảng gần 7000 hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Trong 10 năm, với tốc độ đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành càng cao, Đảng bộ Từ Liêm đã rất chú trọng tới việc củng cố và chuyển dịch các thành phần kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá:
Kinh tế Nhà nước: Đảng bộ Từ Liêm chỉ đạo sắp xếp và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thuộc huyện quản lý gồm Công ty đầu tư kinh doanh nhà Từ liêm; Công ty dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm; Công ty vườn quả du lịch Từ Liêm,... Nhìn chung, các doanh nghiệp Nhà nước của Huyện bước đầu sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả nhưng quy mô và tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực đất đai và vị thế của Thủ đô.
Kinh tế ngoài quốc doanh: Đảng bộ huyện chỉ đạo các doanh nghiệp quan tâm đầu tư vốn đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho một bộ phận khá lớn những người lao động.
Kinh tế hộ: Đảng bộ tổ chức đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, nhất là những vùng bị giảm diện tích canh tác nhanh, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại theo hướng một số hộ cùng gom ruộng để tổ chức
sản xuất. Tuy nhiên, diện tích đất hẹp, nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có, còn lại là vốn vay, chưa xuất hiện các nguồn vốn liên doanh, liên kết nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
Kinh tế tập thể: với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là HTX dựa trên sở hữu của các thành viên và hình thức tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động…Phát triển kinh tế tập thể là con đường giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ, manh mún và sản xuất hàng hoá lớn trong quá trình CNH – HĐH. Chính vì lẽ đó, Đảng bộ Từ Liêm đã rất chú trọng đổi mới quản lý HTX nông nghiệp.
Thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới, các HTX Từ Liêm đều lúng túng trong việc chuyển đổi nội dung, phương thức hoạt động. Từ chỗ có quyền chi phối toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, các HTX nông nghiệp đã phải chuyển sang làm dịch vụ cho kinh tế hộ. Thực hiện Luật hợp tác xã và 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX, các HTX trong huyện đã có những chuyển biến tích cực, đang dần thích nghi với cơ chế quản lý mới, làm tốt hơn vai trò hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình.
Theo “Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn huyện Từ Liêm 1998 – 2000” của Huyện uỷ Từ Liêm ngày 10 tháng 7 năm 1998, nội dung đổi mới quản lý HTX nông nghiệp là:
Từng bước tiến hành đổi mới công tác quản lý HTX nông nghiệp theo nội dung Chỉ thị 68 của Ban chấp hành Trung ương khoá VII và luật HTX.
Tăng cường qui hoạch, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác quản lý HTX, đáp ứng yêu cầu của đổi mới. HTX làm dịch vụ tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, đồng thời phát triển sản xuất tiểu thủ công, chế biến thực phẩm trong mỗi hộ gia đình, tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển.
xã, mở rộng các mô hình hợp tác xã: chuyên ngành hoặc tổng hợp nhiều ngành nghề dịch vụ cho kinh tế hộ của xã viên phát huy thêm hiệu quả kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, phát triển văn hoá - xã hội, tạo điều kiện cho nông thôn phát triển toàn diện, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Huyện chọn 3 xã: Thượng Cát, Tây Mỗ, Đại Mỗ chỉ đạo làm điểm chuyển đổi hợp tác xã theo luật, từ đó triển khai ở tất cả các hợp tác xã nông nghiệp trong toàn huyện. Quá trình thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo luật được gắn với việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài, khuyến khích chuyển đổi đất nông nghiệp giữa các hộ nông dân để tạo điều kiện phát triển sản xuất tập trung. Đến năm 1999, 100% số hợp tác xã đã hoàn thành chuyển đổi theo luật mới.
Tổng số HTX nông nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi trong huyện: 32/43 HTX đang hoạt động. Tình hình hoạt động của các HTX: Đảm nhận các khâu dịch vụ tưới tiêu (bắt đầu năm 2008 đang triển khai miễn thuỷ lợi
phí theo chỉ đạo chung của Thành phố), cung ứng vật tư, bảo vệ thực vật. . .
các dịch vụ phục vụ sản xuất, công ích và sinh hoạt: Điện, nước sạch, kinh
doanh chợ, tín dụng nội bộ, nhiều dịch vụ có lãi đáng kể. Số HTX hoạt
động có hiệu quả: 05/32 HTX đang làm ăn có hiệu quả, thu lãi từ các khâu dịch vụ năm sau cao hơn năm trước.Chế độ tiền lương, phụ cấp của Ban quản lý: Trung bình từ 200.000đ đến 500.000 đ/người/tháng.
Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể theo Đề án 17/TU của Thành uỷ: Huyện tập trung đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý của HTX về các văn bản mới; Định hướng, hướng dẫn các HTX mở rộng sản xuất kinh doanh sang thương mại, dịch vụ, đặc biệt là quản lý, khai thác kinh doanh chợ. Kết quả sản xuất kinh doanh: Tổng doanh thu năm 2005: 70,1 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2000, trong đó lãi 6,5 tỷ đồng, tăng 10%. [80]
Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế tập thể có những vấn đề còn tồn tại:
Một là, về đất đai: các HTX chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dẫn đến không ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh ( có 01 HTX Quyết Tiến xã Trung Văn được Thành phố cho thuê đất làm trụ sở
với diện tích 1750m2
).
Hai là, trình độ đội ngũ cán bộ còn hạn chế. Tổng số cán bộ: 134 người, trong đó: Đại học: 08 người chiếm 5,9%; Trung cấp: 35 người