- Tổng đàn trâu bò con 3018 1294 1250 15,60 0,
3.2.2. Chỉ đạo thực hiện chính sách khuyến nông, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật.
sở vật chất kỹ thuật.
Mặc dù diện tích đất canh tác của Từ Liêm ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hoá nhanh, nhưng giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất nông nghiệp ngày càng tăng, dẫn đầu khối huyện của Thành phố. Có được kết quả này, một mặt Đảng bộ đã lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành một cách hợp lý theo hướng CNH- HĐH, mặt khác Đảng bộ Huyện đã thực hiện các chính sách khuyến nông, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật.
Đối với ngành trồng trọt:
Trong những năm qua huyện đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu, ứng dụng đã được triển khai rộng rãi nhằm phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện và tăng diện tích trồng các loại cây có phẩm chất và giá trị kinh tế cao. Qua nghiên cứu, ứng dụng, nhiều giống lúa tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm thành công được nông dân tiếp thu và đưa vào sản xuất đại trà như: CR203, C70, C71, VDIO, VD20, 9830, 9810, Núi, 98-10, 98-
20, lúa lai ( Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, Bồi tạp sơn thanh), Bắc thơm.... Kết quả, đến nay đã có trên 80% giống lúa tiến bộ được gieo trồng trên địa bàn, góp phần đưa năng suất bình quân hàng năm tăng. Cùng với cải tiến giống lúa, huyện đã chỉ đạo tập trung nghiên cứu, ứng dụng sản xuất hoa, cây ăn quả, rau an toàn nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng: Giảm diện tích lúa, tăng diện tích cây ăn quả, hoa.
Kết quả, Từ Liêm đã nghiên cứu, xây dựng và chuyển giao 03 quy
trình sản xuất rau an toàn cho một số giống:. Cà chua, súp lơ, ngô rau. . . .
Các quy trình sản xuất rau an toàn được ứng dụng rộng rãi. Huyện đã xây dựng các mô hình trồng rau trong nhà lưới ở HTX Phúc lý, HTX Yên nội, HTX Phú Diễn. Năm 2005, huyện đã triển khai xây dựng 04 ha rau tại xã Minh Khai cho 50 hộ nông dân và được ban thẩm định rau an toàn của Thành phố cấp giấy chứng nhận sản xuất sơ chế rau an toàn. Góp phần, đưa diện tích rau an toàn đạt trên 90%; Năng suất đạt trên 200 tạ/ha, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường[79].
Cây ăn quả: Cam canh, bưởi diễn là giống cây ăn quả đặc sản của địa phương. Trên cơ sở nghiên cứu đề tài năm 1998 và năm 2004 đã triển khai ứng dụng, hoàn thiện và chuyển giao quy trình nhân giống và bồi dục giống cam canh, bưởi diễn theo phương pháp khoa học, góp phần bảo tồn, duy trì giống cam canh, bưởi diễn. Kết quả nghiên cứu góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng tỷ trọng các loại cây có giá trị và hiệu quả kinh tế cao, đưa diện tích gieo trồng cây ăn quả của huyện đạt 515ha năm 2005[81].
Huyện đã hình thành vùng sản xuất hoa tập trung tại xã Tây Tựu với quy mô trên 300 ha, đây là yếu tố thuận lợi để tiến tới nền sản xuất hàng hoá, nên việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới được huyện đặc biệt coi trọng. Đã nghiên cứu và thử nghiệm gieo trồng 8 giống hoa mới nhập nội, xây dựng được 2 quy trình nhân giống và sản xuất hoa thương phẩm cho 3
hoa loa kèn trắng Hà Lan, ứng dụng phương pháp Mes-Modul trong dạy nghề và chuyển giao công nghệ sản xuất hoa, cây cảnh phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện Từ Liêm. Qua nghiên cứu, cho thấy: Việc ứng dụng sản xuất theo đúng quy trình, đã tạo ra được sản phẩm hoa có chất lượng hơn hẳn so với giống cũ, tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho nông dân. Đồng thời, từng bước thay đổi tập quán sản xuất thủ công tiến tới nền sản xuất hàng hóa, công nghệ cao. Mô hình trồng hoa trong nhà lưới, công nghệ cao, quy trình sản xuất hiện đại với các giống hoa: Cúc đồng tiền, hồng, hoa ly, loa kèn trắng. . . mới nhập nội từ Pháp, Hà Lan, Trung Quốc... có nhiều chủng loại, màu sắc phong phú đa dạng đang được huyện chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng và nhân rộng. Do tích cực ứng dụng các giống hoa mới, kết hợp sản xuất theo quy trình, công nghệ khoa học nên một số hộ cho thu nhập cao góp phần đưa giá trị sản xuất hoa tăng cao hàng năm.
Đối với ngành chăn nuôi:
Huyện đã chỉ đạo tận dụng các ao hồ, chân ruộng trũng và tích cực nghiên cứu, ứng dụng vào sản xuất các giống thủy, đặc sản. Chăn nuôi gia súc, gia cầm sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường. Kết quả, đã nghiên cứu và xây dựng, ứng dụng được 7 quy trình sản xuất: Nuôi tôm càng xanh; Cá Tra; Cá thịt; Các giống gà 882, Jangcun, Lương phượng, gà ri thả vườn và nuôi vịt, nuôi ong tại các chân ruộng trũng, góp phần khôi phục sản xuất chăn nuôi sau dịch cúm gia cầm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Do vậy, mặc dù diện tích nuôi; trồng giảm, nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng, góp phần tăng thu nhập cho nhân dân, làm tăng tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong cơ cấu SX ngành nông nghiệp.
Hiện tại mạng lưới thú y từ huyện tới cơ sở: Tại huyện có 01 trạm thú y, tại các xã thị trấn mỗi nơi có 01 thú y trưởng; Chế độ hỗ trợ đối với các cán bộ thú y; cơ chế hỗ trợ đối với công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh căn cứ theo Quyết định số 4106 của Bộ Tài chính và hướng dẫn của liên ngành Tài chính - Nông nghiệp & PTNT năm 2005.
Từ Liêm có các tuyến đê: Tuyến đê Hữu Hồng dài: 8,16km qua 04 xã Thượng Cát, Liên Mạc, Thuỵ Phương, Đông Ngác. Hiện tại đê Hữu Hồng đã được tu bổ nâng cấp với dự án chỉnh trang đê Hà Nội đã hoàn thành năm 2002 với nguồn vốn vay ADB. Mặt đê kết hợp với giao thông (Quốc lộ 23A) đã được rải bê tông Apphan. Kè Thuỵ Phương - Liên Mạc: Dài 810m, bằng đá lát khan, thuộc 02 xã Liên Mạc, Thuỷ Phương. Hàng năm Thành phố và Huyện bằng nguồn vốn tu bổ đê điều thường xuyên, đầu tư xây dựng đắp tầng phù thượng lưu, đào đắp tổ chuột, tổ mối và phát quang phục vụ công tác phòng chống lụt bão. Cống dưới đê: Cống Thượng Cát tại km48+260 đê Hữu Hồng đã hoành triệt năm 2002. Hiện tại ổn định. Cống Liên Mạc (thuộc hệ thống thuỷ nông Sông Nhuệ) tại khi 53+ 400 đê Hữu Hồng; Cống lộ thiên xây dựng băng bê tông cất thép hiện tại cống đã xuống cấp, dự án xây dựng cống Liên Mạc mới đang được Bộ Nông nghiệp và PTNT tiến hành khảo sát, lập dự án xây dựng phục vụ cho công tác tưới tiêu và phòng chống lụt bão.
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp Từ Liêm trong những năm qua có bước phát triển tích cực. Các mục tiêu, chủ trương, chính sách của Đảng bộ Từ Liêm được nêu ra tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX và lần thứ XX đang được cụ thể hoá trong thực tiễn. Đạt được thành tựu đó một phần nhờ vào việc chỉ đạo thực hiện các chính sách khuyến nông, kiên cố hoá đê điều, mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa những giống mới có năng suất chất lượng cao vào sản xuất, đưa máy móc thiết bị hỗ trợ trong sản xuất tạo ra năng xuất lao động cao và giảm sức lao động của con người. Tuy nhiên, để thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn thì cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện còn yếu và thiếu rất nhiều, cần phải có sự đầu tư hơn nữa về nhân lực và công nghệ.