phân vùng sản xuất và thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Công cuộc đổi mới vẫn đang trong quá trình vận hành, chuyển đổi, kinh tế đất nước chưa thoát khỏi lạm phát mặc dù cũng đã đạt được những thành tựu nhất định sau 4 năm đổi mới. Trong bối cảnh đó, tháng 6-1991, Đại hội đại biểu lần thứ VII của Đảng đã tổng kết tình hình đất nước trong những năm đầu đổi mới và đề ra đường lối tiếp tục cho thời kỳ sau. Bên cạnh đó, Đại hội đã đúc rút các kinh nghiệm trong nước, ngoài nước trên tinh thần kế thừa để đưa ra đường lối cho thời kỳ mới. Đại hội đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, đề ra đường lối đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước với phương châm phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt.
Để triển khai Cương lĩnh của Đại hội VII của Đảng, ngày 3– 7/6/1993, Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) đã
ra Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội nông
thôn”, Trung ương Đảng đã đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn nước ta, xác định mục tiêu, quan điểm đổi mới và phát triển kinh tế- xã hội nông thôn từ 1993 – 2000, đề ra phương hướng và giải pháp cụ thể, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết đã khẳng định: Đặt sự phát
triển của nông thôn và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đổi mới cơ cấu
tăng nhanh sản lượng, năng suất, chất lượng sản xuất và chế biến lương thực. Tăng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản phẩm nông nghiệp. Thâm canh mở rộng diện tích một số cây công nghiệp như cao su, cà phê, phát triển mạnh cây ăn quả. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển mạnh, vững chắc, có hiệu quả, phát triển dịch vụ nông thôn.
Để phát triển mạnh nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế mới của thành
phố, ngày 5/5/1992 Thành uỷ đề ra Chương trình 06 “Kinh tế ngoại thành
và xây dựng nông thôn mới Thủ đô”. Chương trình nêu rõ thực trạng nông nghiệp và nông thôn ngoại thành sau khi thực hiện Khoán 10 – những khuyết điểm còn tồn tại, những đặc điểm riêng của ngoại thành; đề ra những phương hướng, mục tiêu, biện pháp phát triển nông nghiệp và xây
dựng nông thôn mới Thủ đô (1992- 1995). Chương trình xác định: Nông
nghiệp cần được bố trí lại cơ cấu sản xuất theo hướng chuyển dần sang nông nghiệp sản xuất hàng hoá; đẩy mạnh phân công lao động xã hội theo hướng tăng các ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm; xây dựng nông thôn ngoại thành phát triển toàn diện theo hướng nông thôn mới văn minh giàu đẹp… Chương trình nêu rõ các biện pháp và chính sách lớn đối với nông nghiệp, đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý hợp tác xã, quy hoạch và quản lý đất đai; khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, khôi phục và phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp; cân đối vốn và huy động vốn; đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xem đó là những đòn bẩy rất quan trọng mở đường cho nông nghiệp ngoại thành phát triển.
Từ Liêm cùng cả nước tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới trong tình hình chính trị thế giới phức tạp: Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bị sụp đổ. Chúng ta mất chỗ dựa vững chắc trên nhiều mặt, mất cả thị trường Đông Âu tiêu thụ nhiều mặt hàng xuất khẩu, trong đó có các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc của Từ Liêm. Ở Từ Liêm, trong nông nghiệp, vai trò và năng lực của Ban quản lý hợp tác xã chưa tương xứng với yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ đổi mới.
Đứng trước những khó khăn đó, Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng
bộ huyện xác định “cơ cấu kinh tế chung của huyện là Nông nghiệp - Thủ
công nghiệp, công nghiệp - Thương mại, dịch vụ. Lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp - công nghiệp, đưa nhanh khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, chế biến nhằm tăng nhanh sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế.
Tăng cường công tác quản lý đô thị, xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị; đảm bảo kỷ cương xã hội trong quản lý đất đai, xây dựng”. [21]
Nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Chương trình 06 (ngày 5-5-1992) của Thành uỷ, để chuyển dịch mạnh hơn nữa cơ cấu cây trồng và vật nuôi, tăng giá trị hàng hoá trên 1 ha đất nông nghiệp, Ủy ban nhân dân Huyện tiến hành phân vùng và chỉ đạo sản xuất theo từng vùng kinh tế. Từ đó đã thúc đẩy tiềm năng của các vùng tạo đà cho việc phát triển nông nghiệp trong toàn huyện. Trên cơ sở tập quán canh tác, điều kiện tự nhiên- xã hội và ngành nghề truyền thống ở từng địa phương, huyện đã điều chỉnh, phân thành ba vùng kinh tế:
Vùng 1: gồm 15 xã ven đô chạy dọc từ Bắc xuống Nam huyện, với phương hướng trồng hoa - cây cảnh- cây ăn quả - chăn nuôi- cấy lúa.
Thực tế, diện tích cấy lúa của các xã này đã và đang bị thu hẹp, diện tích trồng hoa được tăng dần, cụ thể ở các xã như Phú Thượng, Đông Ngạc, Xuân La,... diện tích trồng hoa tăng nhanh. Vì vậy, giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác ở vùng này là cao nhất (42- 45 triệu/ha).
Vùng 2: gồm các xã phía Tây sông Nhuệ và phía Bắc huyện, tập trung trồng các cây lương thực, cây ăn quả, rau, chăn nuôi, chiếm 70% diện tích đất trồng trọt toàn huyện.
Vùng này là vùng được quan tâm đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cây thực phẩm, cây ăn quả. ở các xã Tây Tựu, Minh Khai, Phú Diễn,...
măng tây, rau sạch, dưa chuột bao tử, chăn nuôi ba ba,... Diện tích cây ăn quả ở vùng này chiếm 70% diện tích của toàn huyện với các giống cây ăn quả đặc sản đang được chọn lọc và phát triển như: cam canh, bưởi Phú Diễn, Minh Khai...
Vùng 3: gồm 5 xã phía Tây Nam huyện là vùng trọng điểm cây lương thực, chiếm 35% diện tích lúa toàn huyện. Huyện đã tập trung chỉ đạo việc thâm canh cây lúa, các giống lúa mới, lúa đặc sản được đưa nhanh vào vùng này. Diện tích lúa thơm tập trung 90% ở vùng này. Các HTX đạt năng suất lúa cao hơn so với năng suất bình quân chung toàn huyện: năm 1994, Đại Mỗ đạt 87,8 tạ/ha, Xuân Phương đạt 78,5 tạ/ha (năng suất bình quân toàn huyện là 69,8 tạ/ha). Ngoài ra, diện tích cấy lúa đặc sản thơm còn đem lại giá trị thu nhập cao gấp 1,5 lần lúa thường.[77]
Từ ngày 13 đến 14-5- 1994, diễn ra Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá XVIII Đảng bộ huyện. Hội nghị tập trung đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ trong nửa nhiệm kỳ, nhận định tình hình trong những năm tiếp theo. Trên cơ sở đó, hội nghị xác định rõ hơn một số mục tiêu, nhiệm vụ
phát triển kinh tế trong 2 năm 1994 - 1995, cần tập trung thực hiện: Đẩy
mạnh phát triển kinh tế xã hội, nhanh chóng hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch; xây dựng và phát triển kinh tế đô thị; đẩy mạnh phát triển sản xuất tiểu thủ công. Chính trị ổn định, kinh tế càng có điều kiện phát triển. Huyện tập trung chỉ đạo đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo khả năng cho các thành phần kinh tế phát triển, coi trọng củng cố phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Ba vùng kinh tế tiếp tục phát huy thế mạnh riêng của từng vùng. Trước quá trình đô thị hoá ngày một diễn ra nhanh, từ năm 1993, trên cơ sở phân vùng kinh tế trước, huyện tiếp tục điều chỉnh phân thành 3 vùng kinh tế:
+ Vùng đô thị hoá nhanh, tập trung sản xuất hoa cây cảnh, ngành nghề, chế biến nông sản, làm dịch vụ và phát triển du lịch.
+ Vùng tương đối ổn định, tập trung sản xuất rau, cây ăn quả, chăn nuôi, sản xuất ngàng nghề tiểu thủ công nghiệp.
+ Vùng tạm ổn định; tập trung sản xuất lương thực, đặc sản, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và chế biến nông sản.
Ba vùng kinh tế tiếp tục phát huy thế mạnh riêng của từng vùng. Kinh tế nông nghiệp - nông thôn phát triển đa dạng, cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi mạnh mẽ; chú trọng sản xuất những sản phẩm có phẩm cấp cao trong chăn nuôi và trồng trọt, giảm dần diện tích sản xuất lương thực, mở rộng diện tích trồng hoa, cây ăn quả đặc sản. Các vùng sản xuất lúa (Mễ Trì, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Xuân Phương), rau, quả (Minh Khai, Tây Tựu, Phú Diễn, Xuân Phương, Liên Mạc), sản xuất hoa phát triển mạnh. Năm 1994, diện tích trồng lúa tẻ thơm đạt 300ha, diện tích trồng hoa, cây cảnh đạt 270ha tăng hơn 3 lần so với năm 1990; diện tích trồng cây ăn quả gần 100ha tăng gần 2,5 lần so với năm 1990.
Về phát triển chăn nuôi, đàn lợn tăng, chăn nuôi bò sữa tiếp tục phát triển. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi thực hiện trong các khâu: chọn giống, nạc hoá đàn lợn, lai sin đàn bò, phòng trừ bệnh dịch cho gia súc. Nhiều mô hình chăn nuôi được thử nghiệm đạt kết quả, có hộ nuôi hàng trăm con lợn một năm, nhiều hộ nuôi vài chục đầu lợn. Chăn nuôi gia cầm phát triển, nhiều gia đình chăn nuôi theo quy mô lớn. Chăn nuôi thuỷ sản là nghề mới đang có xu hướng phát triển ở nhiều xã. Xã Mỹ Đình có 30% số hộ chăn nuôi gà từ 200 – 300 con; ở Phú Đô có mô hình hộ chăn nuôi lợn từ 30 - 50 con; Đại Mỗ có mô hình nuôi lợn nạc; Minh Khai, Phú Diễn có mô hình chăn nuôi thuỷ sản kết hợp vườn, v.v. Mô hình sản xuất theo kiểu trang trại hình thành. Nhiều xã có 70% số hộ sản xuất nông nghiệp kiêm thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ.
Từ những chủ trương đó, kinh tế nông nghiệp chuyển nhanh sang sản xuất hàng hoá. Cơ cấu cây trồng được bố trí lại một bước, mở rộng diện
tư bổ sung (Xuân Đỉnh, Phú Diễn, Minh Khai, v.v). Chăn nuôi phát triển khá: tổng đầu lợn tăng 7% so với năm 1991; phát triển chăn nuôi bò sữa có hiệu quả lai sin được 80% đàn bò; một số xã phát triển chăn nuôi thuỷ đặc sản: Tây Mỗ, Đại Mỗ, Liên Mạc, Minh Khai, v.v. Mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) tiếp tục phát triển mạnh ra nhiều xã. Chương trình giống hoá lúa cấp I đạt trên 80% tổng diện tích gieo trồng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp được tăng cường. Các trạm bơm tưới, tiêu được bổ sung máy công suất cao. Công tác quản lý trong thuỷ nông được áp dụng bằng các phương pháp khoa học, kế hoạch chi tiết phục vụ tốt cho từng vùng nông nghiệp, từng thửa. Năm 1992, Xí nghiệp Thuỷ nông huyện được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
Về củng cố hợp tác xã, huyện chỉ đạo điều chỉnh quy mô phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương. Các Ban quản lý HTX nông nghiệp được kiện toàn, chuyển dần sang kết hợp dịch vụ cho sản xuất và kinh doanh các ngành nghề. Các hoạt động chung như: thuỷ lợi, tưới tiêu, cung cấp điện, hướng dẫn kỹ thuật giống mới… đều do Ban quản lý đảm nhận.
Cùng với đổi mới trong nông nghiệp, Đảng bộ Từ Liêm rất chú trọng đổi mới trong các ngành kinh tế khác:
Đối với, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: huyện tiếp tục chỉ đạo theo hướng tăng nhanh giá trị sản phẩm hàng hoá. Để phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo bước chuyển thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội theo cơ chế thị trường, trong tình trạng nguồn vốn ban đầu của huyện còn ít, Huyện uỷ đã chủ động triển khai Chương trình 13(29-8-1992) của Thành uỷ; chỉ đạo giải quyết ách tắc trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp quốc doanh, các đơn vị được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà xưởng. Toàn bộ số tiền thu được từ chuyển nhượng được ưu tiên cấp lại cho doanh nghiệp để đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ, mở rộng phạm vi kinh doanh, giải quyết việc làm.
Đối với Công nghiệp quốc doanh thuộc huyện quản lý, huyện chỉ đạo tổ chức củng cố, kiện toàn, thẩm định sắp xếp lại theo Nghị định 388 – HĐBT. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phương
hướng nhiệm vụ năm 1993 đã xác định: “Tạo điều kiện cho các đơn vị đủ
sức để tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tập trung chỉ đạo giải quyết các đơn vị phải giải thể sau khi thực hiện Nghị định 388”.
“Tạo điều kiện cho TCN phát triển theo cơ chế thị trường, phát triển các thành phần kinh tế nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của các vùng, làng nghề của Huyện, phát triển ngành nghề trong nông nghiệp để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp không có việc làm do mất đất sản xuất để xây dựng đô thị. Củng cố phát triển các ngành hàng truyền thống (may mặc, chế biến lương thực thực phẩm, dệt, song tre)”
Đối với HTX tiểu thủ công nghiệp, thực hiện Chỉ thị 32 (5- 8- 1992) của UBND Thành phố, Huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xác định và phân loại tài sản, nguồn vốn của HTX (của Nhà nước, cổ phần đóng góp của xã viên, nguồn huy động khác,...) đảm bảo dân chủ, công bằng cho xã viên trong việc phân chia quyền lợi khi HTX giải thể. Huyện chỉ đạo cho các HTX không bị giải thể lần lượt đăng ký lại sản xuất kinh doanh dưới hình thức hợp tác xã cổ phần hoặc liên doanh. Khuyến khích tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển, vì vậy số hộ và các công ty trách nhiệm hữu hạn tăng lên.
Hoạt động thương mại được huyện chú trọng phát triển. Do vậy, Đảng bộ huyện chỉ đạo tiếp tục duy trì phát triển các thương nghiệp quốc doanh để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và trao đổi hàng hoá của nhân dân trong huyện và các địa phương, thúc đẩy kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho hộ kinh doanh thương mại ngày càng phát triển, tiếp tục đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong điều kiện huyện bị mất thị trường Liên Xô và Đông Âu.
kinh tế đến năm 2000. Trong đó, xác định khâu đột phá trọng điểm là công nghiệp, thủ công nghiệp và nông nghiệp; kết hợp quy hoạch xây dựng các trung tâm thương mại; thúc đẩy huy động vốn đầu tư, phát huy tiềm năng về đất đai; nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn; đưa công nghệ mới vào sản xuất; mở rộng thị trường; hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất tăng cường vai trò quản lý nhà nước.