Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện từ liêm hà nội lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong nam 1986 2005 (Trang 89 - 97)

- Tổng đàn trâu bò con 3018 1294 1250 15,60 0,

3.2.4.Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.

Những tồn tại trên đây là những vấn đề đặt ra để Đảng bộ và nhân dân huyện nhà phấn đấu giải quyết tốt trong nhiệm kỳ tới.

3.2.4. Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. mới.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là xây dựng nông thôn mới. Chương trình 12/ CT- HU về “Phát triển nông nghiệp và nông thôn huyện Từ Liêm 1998-2000” đã xác định những tiêu chí để xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX và

Quyết định số 3330/ QĐ- UB của UBND Thành phố là: Có nền kinh tế

phát triển, có hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, có hệ thống chính trị vững mạnh, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. [10]

* Về chính trị:

Qua thời gian rèn luyện và đấu tranh gian khổ, Đảng bộ Huyện Từ Liêm không ngừng lớn mạnh. Năm 2004 có 47/67 tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh, chiếm tỷ lệ 71 % , vượt 10% so với chỉ tiêu Đại hội;

đảng viên được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 51% . Tỷ lệ phát

triển đảng viên mới tăng từ 144 đồng chí (năm 2001) lên 191 đồng chí (năm 2004), bình quân mỗi năm kết nạp được 161 đảng viên, đạt 115% chỉ

Về công tác tư tưởng, Đảng bộ luôn bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của Thành uỷ để tổ chức quán triệt như các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 5, Trung ương 7, Trung ương 9, các kết luận Hội nghị Trung ương 4, Trung ương 6, Trung ương 10 khoá IX, Chỉ thị 23 CT/TW của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện, vận dụng đúng đắn vào thực tiễn ở địa phương. Thông qua các đợt học tập, tuyên truyền đã giúp cấp ủy, cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân nhận thức đầy đủ những nội dung cơ bản của các nghị quyết. Từ đó tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động, giữ vững ổn định tư tưởng và nâng cao lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.

Công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ đảng viên được tăng cường. Huyện uỷ tiếp tục triển khai cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) gắn với rà soát phân loại đảng viên, cấp phát thẻ đảng viên, tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên, tổ chức đợt học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó, đưa sinh hoạt vào nề nếp, tạo sự chuyển biến về nhận thức tư tưởng và hành động, tu dưỡng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Chất lượng sinh hoạt Đảng bộ, chi bộ đã được nâng lên.

Về công tác cán bộ, Huyện uỷ xác định: "Công tác cán bộ là nội dung trọng yếu trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ". Do đó công tác cán bộ được thực hiện một cách thận trọng, đúng quy trình, đảm bảo dân chủ, giữ vững nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ. Công tác cán bộ tập trung mũi nhọn vào việc quy hoạch cán bộ diện Thành uỷ quản lý, cán bộ diện Huyện uỷ quản lý, chỉ đạo tổ chức cơ sở đảng lập quy hoạch

cán bộ, lựa chọn cán bộ dự bị; sắp xếp, điều chỉnh lại đội ngũ cán bộ để vừa đáp ứng được yêu cầu trước mắt, vừa chuẩn bị nguồn cán bộ lâu dài.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được các cấp ủy Đảng từ huyện đến cơ sở coi trọng; hàng năm chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, thực hiện luân chuyển cán bộ. Trong nhiệm kỳ, Huyện uỷ đề bạt, bổ nhiệm mới 55 đồng chí, bổ nhiệm lại 33 đồng chí, luân chuyển 15 đồng chí diện Huyện uỷ quản lý. Về công tác bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên cơ sở, Huyện uỷ đã chỉ đạo tổ chức 201 lớp bồi dường về nghiệp vụ công tác Đảng, đoàn thể và quản lý nhà nước với số lượng 27.000 học viên. Đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp được kiện toàn, chuẩn hoá theo quy chuẩn công chức nhà nước, các chức danh lãnh đạo. Do đó, hầu hết cán bộ được trẻ hoá, có trình độ năng lực, phẩm chất công tác.

*Về kinh tế:

Công nghiệp – Thủ công nghiệp:

Ngành công nghiệp có tốc độ phát triển cao (21%/năm). Công nghiệp khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có bước phát triển mạnh, mức độ sản xuất tương đối khá, sản phẩm chủ yếu là của ngành công nghiệp truyền thống (may Cổ Nhuế, sản xuất bánh kẹo Xuân Đỉnh, bún Phú Đô,...) hiệu quả thu hút hàng nghìn người lao động nông thôn, góp phần tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân. Các sản phẩm công nghiệp ngày càng phong phú về chủng loại, chất lượng đều được nâng lên, thích ứng với thị trường.

Việc thực hiện đồng bộ Chương trình 12, Kế hoạch 17, Chương trình 01, vừa sắp xếp lại sản xuất, vừa đầu tư vốn và huy động vốn đã tạo ra sức bật mới cho kinh tế của huyện. Huyện chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp đi trước một bước, xây dựng dự án phát triển khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Minh Khai. Cụm công nghiệp tập trung

nhận 32 doanh nghiệp vào sản xuất ổn định, tạo việc làm cho hàng trăm lao động.Chủ trương xây dựng phát triển khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ là sự thể hiện tư duy đổi mới về phát triển kinh tế theo hướng đẩy mạnh tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm dần tỷ trọng kinh tế nông nghiệp. Từ đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh.

Tiểu thủ công nghiệp được tạo điều kiện phát triển chủ yếu là các hộ sản xuất tại các làng nghề truyền thống ngày càng được khôi phục sản xuất, góp phần thu hút lao động dôi dư trong quá trình đô thị hoá. Để tiếp tục phát triển làng nghề nông thôn, huyện phối hợp với Sở Công nghiệp Hà Nội, Liên minh các hợp tác xã Thành phố tiến hành xây dựng quy hoạch, chủ động bố trí vốn đầu tư xây dựng các cụm làng nghề tập trung ở Xuân Phương, Trung Văn, Cổ Nhuế, v.v.

Thương mại, dịch vụ: được mở rộng, chất lượng dịch vụ và văn minh thương mại dần được hình thành tại các khu dân cư tập trung. Hệ thống chợ được đầu tư xây dựng (chợ đầu mối Phùng Khoang, chợ Vật liệu xây dựng Đại Mỗ, chợ Liên Mạc,...) đảm bảo nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá của nhân dân, nhất là sản phẩm nông nghiệp. Giá trị sản xuất toàn ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 18,2%.

Kết cấu hạ tầng cơ sở:

Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong 10 năm huyện đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng hạ tầng cơ sở:

Giao thông: nâng cấp được hàng trăm km đường làng ngõ xóm, nhiều tuyến đường quan trọng của huyện được nâng cấp mở rộng như: đường liên xã Phú Diễn- Liên Mạc, Thuỵ Phương- Đông Ngạc,...

Thuỷ lợi: xây mới 4 trạm bơm tiêu đầu mối (Hoè Thị - Xuân Phương) có công suất 1 6.000m3/h, kiên cố hoá hàng chục kilômet kênh mương.

Nước sạch, điện: xây dựng mới 25 trạm cung cấp nước sạch quy mô vừa và nhỏ ở 9 xã, phục vụ cho trên 60% dân số nông thôn; hệ thống điện được nâng cấp, cải tạo.

Trạm y tế xã, thị trấn, trường học: được nâng cấp và xây mới; xây mới 228 phòng học kiên cố, 36 cụm văn hoá, điểm vui chơi, 100% trạm y tế được nâng cấp.

* Về văn hoá - xã hội:

Văn hoá

Vận dụng Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương 5 (khoá VIII), Chương trình hành động số 13 (22-9- 1998) của Thành uỷ Hà Nội về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, huyện xây dựng Chương trình hành động số 22 (15-ll-1998), đề ra mục tiêu: xây dựng nền văn hoá, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tạo cho con người có trình độ học vấn cao, có tư tưởng đạo đức, lối sống lành mạnh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với xây dựng hình thành con người mới và môi trường văn hoá lành mạnh.

Kết hợp thực hiện chặt chẽ giữa Chương trình 22 và Chương trình 03 đã thúc đẩy chuyển biến nhiều mặt văn hoá - xã hội. Hoạt động văn hoá mang tính xã hội hoá thông qua cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá, thực hiện quy ước cưới tang, lễ hội. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, người tốt, việc tốt được đẩy mạnh; môi trường văn hoá xã hội được cải thiện. Hướng tới kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, Huyện uỷ và ủy ban nhân dân quan tâm chỉ đạo tu bổ các di tích lịch sử; Phòng Văn hoá phối hợp với Ban tuyên giáo rà soát toàn bộ các di tích, lập kế hoạch trình Hội đồng nhân dân phân bổ kinh phí tu bổ; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, từng bước nâng cấp thiết bị đài phát thanh huyện và cơ sở theo hướng hiện đại - truyền thanh không dây, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của nhân dân, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, xây dựng con người mới. Số gia đình đạt trên tiêu chuẩn gia đình văn hoá chiếm tỷ lệ cao (98% số gia đình đăng ký). Cuộc vận động thực hiện quy ước cưới, tang, lễ hội được đẩy mạnh.

Công tác xây dựng đời sống văn hoá ở các xã, thị trấn, các cơ quan trường học, doanh nghiệp, v.v được đẩy mạnh mà trọng tâm là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đã phát triển sâu rộng được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng, 81,5 % số hộ trong toàn huyện đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 12 làng được công nhận làng văn hoá cấp Thành phố. Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục - thể thao được đẩy mạnh. Các lễ hội truyền thống lành mạnh được khôi phục tạo cho đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú.

Giáo dục

Huyện uỷ tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Ngày 19-5-1997, Huyện uỷ ra Kế hoạch số ll/KH-HU, thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khoá VIII) về "Công tác giáo dục - đào tạo 1997 - 2000", hướng tới mục

tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài"; tăng cường

công tác quản lý, sắp xếp và củng cố hệ thống giáo dục - đào tạo và mạng lưới trường lớp; đa dạng hoá các loại hình trường lớp thuộc các ngành học, cấp học, phổ cập giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị; thực hiện xã hội hoá đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

Thực hiện Kế hoạch 1 1 , chất lượng giáo dục - đào tạo được nâng lên rõ rệt, đến năm 1999 toàn huyện đã hoàn thành việc phổ cập giáo dục phổ thông trung học cơ sở ở 16/16 xã, thị trấn (hoàn thành chỉ tiêu Đại hội XIX trước 1 năm). Số lượng và chất lượng các ngành học, bậc học được nâng lên rõ rệt. Năm 1999, Trường Tiểu học Minh Khai đạt “trường chuẩn Quốc gia” đầu tiên, đến năm 2000 có thêm 2 trường đạt "trường chuẩn Quốc gia"

(Trường Tiểu học Phú Diễn, Trường tiểu học Cổ Nhuế A); mẫu giáo mầm non thu hút 31,6% trẻ em trong độ tuổi vào nhà trẻ, 74,9% trẻ em trong độ tuổi vào .lớp mẫu giáo, 100% trẻ em 6 tuổi vào lớp một; đã chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học. Số phòng học cấp 4 giảm 40%, xoá bỏ tình trạng học 3 ca.

Năm 2005, hoàn thành việc chuyển khối trường mầm non nông thôn đang mô hình trường mầm non bán công, tỷ lệ trẻ em đến các lớp mẫu giáo đại 83%, 100% trẻ em đến độ tuổi vào lớp l; 86% trẻ em khuyết tật được ra lớp học hòa nhập cộng đồng. Đến năm 2005, toàn huyện có 8 trường đạt "trường chuẩn Quốc gia".

Y tế

Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh, quản lý an toàn thực phẩm, thực hiện các chương trình y tế quốc gia được triển khai kịp thời và hiệu quả. Huyện luôn chủ động phòng ngừa, khống chế kịp thời các dịch bệnh. Các cơ sở y tế được đầu tư cải tạo, nâng cấp thẳng thiết bị được đầu tư. Năm 2005, Trung tâm y tế huyện được xây dựng mới và đưa vào sử dụng đã góp phần quan trọng vào việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Năm 2004 đã có 12/16 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình và trẻ em thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện 3 mục tiêu cơ bản trên địa bàn về công tác dân số, hạn chế tỷ lệ sinh và sinh con thứ 3. Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em có nhiều tiến bộ. Đến năm 2005 tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 14%, 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc thường xuyên.

Chính sách xã hội – giải quyết việc làm

Công tác thực hiện chính sách xã hội có những chuyển biến tích cực. Huyện chỉ đạo thực hiện pháp lệnh người có công, phong trào đền ơn đáp nghĩa thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, duy trì phụng

em có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ đạo ngành thương binh xã hội tổ chức điều tra, rà soát đánh giá tình hình hộ nghèo, nhà hư hỏng dột nát để xây dựng kế hoạch tu bổ. Đời sống các gia đình chính sách được đảm bảo.

Huyện được đánh giá là đơn vị dẫn đầu thành phố về thực hiện chính sách thương binh xã hội. Hàng năm tạo việc làm cho 3.000 đến 4.000 lao động, giảm số hộ nghèo từ 18% xuống còn 1%. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, đặc biệt là phòng chống HIV/AIDS được tuyên truyền sâu rộng trong toàn dân. Các cấp, các ngành, các đoàn thể thường xuyên phối hợp tuyên truyền giáo dục, đấu tranh phá các ổ nhóm buôn bán, sử dụng ma tuý, các tụ điểm mại dâm. Năm 1998, huyện chủ trương đẩy mạnh công tác chữa trị, nhằm tái cộng đồng cho các đối tượng nghiện ma tuý. Xã Minh Khai là đơn vị đầu tiên được chọn tổ chức thí điểm cai nghiện cắt cơn tại trạm y tế xã, thực hiện có hiệu quả.

Bên cạnh những kết quả đạt được trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, v.v, đời sống nhân dân trong huyện được nâng lên cả về vật chất và tinh thần, tạo ra những yếu tố thuận lợi cơ bản để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX. Song, vẫn còn chứa đựng nhiều nhân tố tiềm ẩn tại chỗ và từ bên ngoài tác động trên địa bàn huyện, dễ gây phức tạp tới tình hình an ninh nông thôn. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21 (10- 10- 1997) của Bộ Chính trị, ngày 18-01-1999, Ban Thường vụ Huyện uỷ ra Chỉ thị 08 CT/HU về việc "Đảm bảo an ninh nông thôn trên địa bàn huyện trong tình hình mới". Thực hiện chủ trương trên, ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng Kế hoạch 106 KH/UB (ngày 20-3-1999) bảo vệ an ninh, xác định rõ đối tượng địa bàn trọng điểm để đấu tranh, bảo vệ, đồng thời đề ra nội dung, biện pháp quy trình giải quyết và trách nhiệm các ngành, các cấp khi có tình huống xảy ra liên quan đến tình hình an ninh. Do có những công tác chuẩn bị

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện từ liêm hà nội lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong nam 1986 2005 (Trang 89 - 97)