nông nghiệp và nông thôn.
Đất nước sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới đã thu được những thành tựu quan trọng, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, giữ vững sự ổn định về chính trị, đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên cho đến nay về cơ bản Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế đất nước.
Tháng 6/1996, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Đại hội có vai trò rất quan trọng trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Bên cạnh đánh giá những thành tựu, những khuyết điểm, Đại hội đã tổng kết những kinh nghiệm của 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới. Sau khi xây dựng những tiền đề cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Đại hội đã đưa nước ta vào thời kì mới - thời kì đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, trong đó đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Phát triển một nền nông nghiệp toàn diện hướng vào đảm bảo lương thực quốc gia trong mọi tình huống tăng nhanh nguồn thực phẩm và hoa quả, cải thiện chất lượng bữa ăn, giảm suy dinh dưỡng.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có hiệu quả. Trên cơ sở đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, chủ yếu là lúa, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, mở rộng thị trường nông thôn, tăng thu nhập của nông dân. Đẩy mạnh việc xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội [31,174].
Với chủ trương đó, Đại hội đưa ra nhiệm vụ và giải pháp phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn như sau:
Tăng nhanh sản lượng lương thực hàng hoá vùng đồng bằng có năng suất cao và hiệu quả cao. Bố trí lại mùa vụ để né tránh thiên tai, chuyển sang các vụ có năng suất cao hoặc sang các cây khác có hiệu quả hơn. Nhân nhanh những giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích ứng với từng vùng sinh thái, đặc biệt là giống lúa lai, ngô lai. Quy hoạch và phát triển vùng sản xuất nông nghiệp có giá trị cao. Dự kiến đến năm 2000, sản lượng lương thực đạt khoảng 30 triệu tấn, bình quân đầu người đạt 360 - 370 kg.
Phát triển mạnh các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu có hiệu quả kinh tế cao, hình thành những vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến tại chỗ.
Hình thành và phát triển các vùng chăn nuôi tập trung với công nghiệp chế biến thực phẩm. Khuyến khích và nhân rộng các hộ chăn nuôi giỏi, các nông trại chăn nuôi. Đổi mới hệ thống giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Thực hiện nạc hoá đàn lợn, cải tạo đàn bò, mở rộng hệ thống dịch vụ cho chăn nuôi. Phấn đấu đến năm 2000 đưa tỉ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên khoảng 30 - 40%.
Chuyển một số vùng trũng thường bị úng lụt, năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản. Cải tạo con giống, từng bước áp dụng cách thức nuôi công nghiệp.
Khôi phục, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng hệ thống thuỷ lợi. Đảm bảo hệ thống dịch vụ cho nông nghiệp, phát triển hệ thống khuyến nông, chuyển giao kĩ thuật. Thực hiện chính sách bảo hiểm và khuyến khích về giá đối với nông sản đặc biệt là cây công nghiệp xuất
khẩu [31,175].
Quán triệt tinh thần của nghị quyết Đại hội VIII, tháng 11/ 1998 Bộ
Chính trị ra Nghị quyết số 06/NQ - TW về “Một số vấn đề phát triển
nông nghiệp và nông thôn” với quan điểm: Coi trọng thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn, củng cố liên minh giai cấp nông dân với giai cấp công nhân và trí thức. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn kinh tế nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trường.
Nghị quyết cũng nêu rõ: Kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền tảng hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển. Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác, các loại hình hợp tác xã dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân, chú trọng liên kết kinh tế nông nghiệp với các thành phần kinh tế khác, khuyến khích những người có khả năng đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Mục tiêu Nghị quyết đưa ra: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá, nhất là hàng nông phẩm qua chế biến tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ trong kinh tế nông thôn [52].
Tháng 4 năm 2001, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã họp và đề ra những chủ trương, biện pháp phát triển đất nước trong những năm tiếp theo. Trong đó có đề cập đến phát triển kinh tế nông nghiệp
trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đại hội
chỉ rõ: Tiếp tục sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy
nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ khí hoá, điện khí hoá, quy hoạch sử dụng đất hợp lí; đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá. Đầu tư nhiều hơn cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nhân dân và dân cư ở nông thôn. Đại hội cũng đưa ra định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp trong 5 năm tới (2001 - 2005):
- Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương.
- Ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất nhất là ứng dụng công nghệ sinh học, gắn nông nghiệp với chế biến, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ ngay ở nông thôn.
- Tích cực khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những vùng quỹ đất hoang chưa được sử dụng, phân bố lại dân cư lao động giảm nhẹ tác động của thiên tai tới sản xuất.
- Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh tăng năng xuất, tăng lúa đặc sản, chất lượng cao. Dự kiến năm 2005 sản lượng lương thực có hạt đạt 37 triệu tấn.
tăng cường công tác thú y, tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với phát triển công nghiệp chế biến chất lượng cao, đẩy mạnh nuôi tôm xuất khẩu. Phấn đấu năm 2005 sản lượng thịt hơi các loại khoảng 2,5 triệu tấn, sản lượng thuỷ sản khoảng 2,4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu thuỷ sản 2,5 tỉ USD.
Để triển khai những chủ trương, chính sách công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp và nông thôn, Đảng bộ Hà Nội đã đề ra :Kế hoạch
phát triển kinh tế trong 5 năm (2001 - 2005) của Đảng bộ thành phố Hà Nội. Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (2001 - 2005) của Hà Nội là tăng cường kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả phát triển kinh tế; đảm bảo chủ động hội nhập quốc tế. Xây dựng đồng bộ các loại thị trường. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kĩ thuật, tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo.
Về nông nghiệp và phát triển nông thôn ngoại thành:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản, tăng nhanh tỉ trọng các ngành thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, các loại thực phẩm sạch (rau sạch, thịt sạch,…)
- Phát triển đa dạng theo hướng hiện đại hoá, thâm canh và chuyên doanh một số cây - con, đặc sản như: quy hoạch và phát triển vùng hoa cây cảnh, vùng trồng cây ăn quả, vùng chăn nuôi bò sữa, vùng nuôi trồng thuỷ sản,… với yêu cầu đạt thu nhập và hiệu quả kinh tế cao.
- Phát triển công nghịêp chế biến nông sản đặc thù vùng ngoại thành, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, ổn định sản xuất và thị trường.
- Đổi mới và phát triển các quan hệ sản xuất trong nông nghiệp ngoại thành, coi trọng các mô hình hợp tác xã cổ phần, đa sở hữu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hộ theo hướng hình thành các
nông trại sản xuất hàng hoá; phát triển các quần thể trang trại - khu dân cư - điểm du lịch sinh thái - văn hoá đẹp và hiện đại.
- Phát triển nông nghiệp gắn với việc phát triển kinh tế ngoại thành, phát triển ngành nghề thủ công nghiệp mới và xây dựng nông thôn. Phấn đấu đến năm 2005 - 2006 đạt 100% dân số được dùng nước sạch, 100% hệ thống đường giao thông nông thôn được lát nhựa hoặc bê-tông, …giảm dần sự cách biệt giữa nội và ngoại thành.
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Thành uỷ, trong hai ngày 25 và 26 - 4 - 1996, diễn ra Đại hội đại biểu lần thứ XIX Đảng bộ huyện. Đại hội đã đánh giá đúng những kết quả đạt được, nêu lên những thiếu sót khuyết điểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhiệm kỳ XVIII, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện.
Đại hội nhận định: Trong những năm tới huyện Từ Liêm tiếp tục đô thị hóa nhanh; trên cơ sở đó, Đại hội đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát cho nhiệm kỳ (1996 - 2000) là:
Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tăng nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Tăng cường công tác xây dựng và quản lý đô thị, đảm bảo kỷ cương xã hội trong quản lý đất đai xây dựng, phát triển xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hoá trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển Thủ đô đến năm 2010.
Từng bước cải thiện để nâng cao chất lượng đời sống vật chất và văn hoá, cải thiện hơn nữa môi trường sống của nhân dân.
Nghị quyết Đại hội xác định: Sản xuất nông nghiệp của huyện gắn
với thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu. Trong những năm tới, tốc độ đô thị hoá nhanh, một phần đất canh tác sẽ chuyển sang phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị,.. vì vậy, nông nghiệp phải tiếp tục đổi mới
canh tác, đưa nhanh KHKT vào sản xuất, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có: Vị trí địa lý, lao động, đất đai,…, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp – Thương mại, dịch vụ trong nông thôn.[10]
Sau Đại hội, Đảng bộ đã khẩn trương triển khai quán triệt nghị quyết Đại hội đến cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng lãnh đạo việc tổ
chức thực hiện nhiệm vụ theo 5 nội dung nghị quyết đại hội đề ra. Để cụ
thể hoá nghị quyết, Ban Chấp hành đã thành lập 7 tiểu ban để xây dựng 12
chương trình công tác toàn khoá. Chương trình 01: “Phát triển sản xuất
nông nghiệp và xây dựng phát triển nông thôn mới 1996 - 2000” ngày 9/9/1996 đề ra mục tiêu:
Một là, sản xuất nông nghiệp của huyện phải gắn với thị trường.
Hai là, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu.
Ba là, tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý giữa nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương nghiệp dịch vụ trong nông thôn.
Bốn là, xây dựng nông thôn mới theo hướng toàn diện.
Năm là, xây dựng một số xã có mô hình đô thị hoá.
Thực hiện Chương trình 01/CTr-HU, UBND huyện xây dựng 5 dự án:
Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Thứ hai, đầu tư hỗ trợ phát triển các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Thứ ba, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ vào sản xuất.
Thứ tư, tạo môi trường cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển thông qua chính sách vay vốn, hỗ trợ hạ tầng cơ sở.
Thứ năm, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ, đặc biệt là chợ nông thôn. Do quá trình đô thị hoá nhanh và yêu cầu phát triển của Thành phố, nên ngày 22 - 11 - 1996 Chính phủ ra Nghị định 74/NĐ - CP về việc thành lập quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy. Tháng 01 năm 1997, huyện Từ Liêm bàn giao xã Nhân Chính về quận Thanh Xuân. Tháng 9 năm 1997, tiếp tục tách 7 xã, thị trấn (gồm thị trấn Cầu Giấy, thị trấn
Nghĩa Đô, thị trấn Mai Dịch, thị trấn Nghĩa Tân, xã Yên Hoà, xã Trung Hoà, xã Dịch Vọng) để thành lập quận Cầu Giấy.
Sau khi chia tách địa giới hành chính để thành lập các quận mới, huyện Từ Liêm còn 16 đơn vị xã, thị trấn, tổng diện tích tự nhiên là 7515,2ha, trong đó 4102 ha đất nông nghiệp chiếm 54,58%, đất canh tác là 3737 ha bằng 91,1% đất nông nghiệp. Tổng nhân khẩu toàn huyện là 170.005 người, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (khẩu nông nghiệp là 101.102 người, chiếm 59% tổng số dân ở nông thôn) [42]. Do đó, đối với huyện Từ Liêm, nông nghiệp và nông thôn có một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng trong thời kỳ phát triển mới của huyện.
Cùng với việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo Đảng, chính quyền; Huyện uỷ tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quan hệ sản xuất; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ đề ra. Huyện uỷ điều chỉnh Chương trình 01/ CT-HU ngày 9/9/1996 trên cơ sở xác định cơ cấu kinh tế của huyện là công nghiệp - nông nghiệp -
thương mại - dịch vụ và thông qua Chương trình 12/CT-HU về “Phát
triển nông nghiệp và nông thôn huyện Từ Liêm 1998- 2000”.
Về chương trình sản xuất nông nghiệp: để đạt được mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra, Huyện xây dựng 7 dự án nhỏ để tổ chức thực hiện:
1- Sản xuất cây lương thực: hàng vụ đều thực hiện chủ trương cấp 1 hoá giống lúa, quan tâm đến giống lúa có chất lượng cao.Vùng lúa tập trung ở 7 xã: Tây Mỗ, Đại Mỗ, Mễ Trì, Xuân Phương, Thượng Cát, Liên Mạc, Mỹ Đình, hướng chỉ đạo là đưa giống tiến bộ kỹ thuật có giá trị thu nhập từ 1,5 đến 2 lần lúa thường, lên 30-35% diện tích của vùng.
2- Sản xuất rau và rau sạch: tập trung chỉ đạo sản xuất rau sạch là mục tiêu phấn đấu của huyện. Trước mắt, làm cho người dân hiểu biết nội
hậu, tạo nên vùng sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững. Đồng thời, chú ý đến sản xuất rau sớm đầu vụ, rau trái vụ và rau gia vị để có thu nhập cao. Năm 1998, tiếp tục tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất rau sạch và mở rộng thêm 13 ha tại xã Minh Khai. Phấn đấu 60% đến 65% diện tích