Tập trung chỉ đạo đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện từ liêm hà nội lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong nam 1986 2005 (Trang 38 - 49)

quyết 10 của Bộ Chính trị.

Để tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, trên cơ sở tổng

kết từ thực tiễn và để khắc phục những hạn chế của “Khoán 100”, ngày 5-

4 - 1988 Bộ Chính trị (khóa VI) ra Nghị quyết về “Đổi mới quản lý kinh tế

nông nghiệp” (gọi tắt là Nghị quyết 10 hay chính sách “Khoán 10”) đưa ra

những quan điểm, chính sách đổi mới quản lý kinh tế trên mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đây là bước đột phá thứ hai, dấu mốc thứ hai tiếp

theo “Khoán 100”, tạo ra sự đổi mới căn bản và đồng bộ kinh tế nông nghiệp.

Trên cơ sở đánh giá toàn bộ tình hình tổ chức sản xuất và quản lý nông nghiệp, chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan làm cho nông nghiệp trì trệ. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị xác định rõ, có hệ thống những nội dung cần đổi mới trong quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết

cho rằng: Đổi mới kinh tế nông nghiệp phải đạt yêu cầu “thực sự giải

phóng sức sản xuất gắn với việc sắp xếp, tổ chức lại sản xuất với cải tạo xã hội chủ nghĩa. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và đưa tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp, phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế, các vùng các ngành”.

Theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, nội dung đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp bao gồm các mặt có quan hệ mật thiết với nhau.

Thứ nhất, sắp xếp và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá kết hợp với kinh doanh tổng hợp, gắn trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp với lâm nghiệp và ngư nghiệp, gắn nông lâm ngư nghiệp với công nghiệp và giao thông vận tải, đặc biệt công nghiệp chế biến và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, gắn sản xuất với mở rộng lưu thông giữa các vùng trong nước với thị trường quốc tế đồng thời không ngừng tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, đưa kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, chế biến để tăng nhanh năng suất, khối lượng, chất lượng và giá trị hàng hoá nông nghiệp.

Thứ hai, mở rộng củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế. Đây là điểm trọng tâm và nội dung chính của đổi mới kinh tế nông nghiệp. Đảng ta chủ trương thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế quốc doanh trong nông nghiệp, chuyển hoạt động của các tổ chức này sang hạch toán kinh

động có hiệu quả, kiên quyết xoá bỏ chế độ bao cấp nếu cơ sở không thể chuyển biến được theo yêu cầu tự chủ, hạch toán thì phải giải thể hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu. Đối với miền núi, vùng khó khăn việc chuyển đổi này phải từ từ, từng bước, phải có sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước.

Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp của cả nước nói chung và nông nghiệp Từ Liêm nói riêng. Nghị quyết đã khẳng định kinh tế hộ là đơn vị tự chủ, hộ được nhận khoán ổn định lâu dài về ruộng đất từ 10 -15 năm, không bị hạn chế về việc mua sắm tư liệu sản xuất. Hộ xã viên được làm chủ toàn bộ quá trình sản xuất. Các hợp tác xã từng giao khoán ruộng đất cho hộ xã viên, rút dần sự can thiệp trực tiếp vào quyền sản xuất kinh doanh của hộ. Hợp tác xã chuyển sang làm dịch vụ cho kinh tế hộ. Nhiều hợp tác xã chuyển sang hình thức các tổ hợp tác mới. Hợp tác xã dần trở về đúng với vị trí vốn có của nó là hỗ trợ cho kinh tế hộ nông dân phát triển. Đây là yêu cầu mới cũng là thử thách to lớn đối với các hợp tác xã, đòi hỏi các hợp tác xã phải đổi mới cơ chế vận hành của mình. Thực tế cho thấy, hợp tác xã nào có đội ngũ cán bộ quản lý năng động, biết tính toán, ứng phó kịp thời với biến động của tình hình thì hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Còn phần lớn các hợp tác xã đều rơi vào tình trạng sa sút và trở thành những hợp tác xã chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

Đồng thời, cũng theo nghị quyết này, chế độ phân phối theo công điểm đến đây bị xoá bỏ hoàn toàn. Người xã viên sau khi đóng thuế, góp quỹ được làm chủ toàn bộ số sản phẩm còn lại.

Đóng góp quan trọng nhất của chính sách “khoán 10” là khẳng định vai trò tự chủ của kinh tế hộ. Người nông dân quan tâm hơn đến những sản phẩm hàng hoá. Họ quan tâm đến việc trồng cây gì, nuôi con gì để mang lại năng suất và giá trị kinh tế cao nhất. Họ yên tâm phấn khởi tập trung vào sản xuất bởi ngành sản xuất nông nghiệp đã có động lực thực sự để phát triển.

Việc xác lập vai trò kinh tế tự chủ của hộ nông dân và thực hiện vai trò đó trên thực tế đã đưa đến việc thay thế vai trò độc tôn của hợp tác xã bằng kinh tế hộ nông thôn. Kết quả là kinh tế hộ đã cung cấp 95-98% sản phẩm chăn nuôi, gần 100% rau quả, tạo ra 90% sản lượng lương thực, trong đó lương thực xuất khẩu là 1,5-2 triệu tấn. Như vậy, “khoán 10” đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của kinh tế thời kỳ này.

Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong sản xuất nông nghiệp, Huyện uỷ nhanh chóng triển khai thực hiện Chỉ thị số 10 (4-1-1988) của Thành uỷ về “khoán theo đơn giá, thanh toán gọn trong các hợp tác xã nông nghiệp” với phương châm: hoàn thiện khoán theo tinh thần “công khai, bình đẳng, dân chủ”, chuyển phương thức khoán công điểm sang khoán theo đơn giá cho từng khâu công việc...[3,624]. Nội dung Chỉ thị số 10 của Thành uỷ đã thể hiện được tư tưởng cơ bản Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, nên khi bước vào thực hiện Nghị quyết 10, Từ Liêm triển khai thực hiện thuận lợi.

Nghị quyết số 148- NQ/HU về những nhiệm vụ chính năm 1988 của Đảng bộ huyện Từ Liêm đã đề ra mục tiêu:

Đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm bằng thâm canh lúa, màu, rau, hoa quả và đẩy mạnh chăn nuôi; phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp địa phương để sản xuất nhiều hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản...

Đổi mới cơ chế quản lý trong HTX nông nghiệp, tổ chức áp dụng rộng rãi cải tiến khoán trong các HTX nông nghiệp toàn Huyện. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế quản lý hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa, trong các hoạt động kinh tế, trước hết ở các đơn vị kinh tế quốc doanh. Quan tâm đầy đủ đến phát triển kinh tế gia đình, kinh tế vườn, trong trồng trọt, chăn nuôi và làm hàng tiêu dùng.[22]

Từ ngày 25 đến 27-3- 1989, diễn ra Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ huyện, Đại hội đã tiếp tục triển khai nội dung Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 10 của Thành uỷ bằng các Nghị quyết cụ thể:

Tạo một bước chuyển biến cơ bản về kinh tế, trên cơ sở nền sản xuất hàng hoá, với cơ cấu kinh tế nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - công nghiệp - thương nghiệp dịch vụ và xuất khẩu, trong đó lấy sản xuất lương thực, thực phẩm làm chính, đồng thời ra sức phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, mở rộng kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ; phát huy các thành phần kinh tế, coi trọng phát triển kinh tế gia đình.

Tập trung xây dựng các công trình trọng điểm (thuỷ lợi, bệnh viện, trường học, các khu trung tâm dịch vụ thương nghiệp, văn hoá, du lịch, các tuyến đường liên xã, v.v.); quản lý tối đất đai, xây dựng; quy hoạch xây dựng các thị trấn và các vùng đô thị hoá.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII, huyện đẩy mạnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, tranh thủ sự hướng dẫn của Ban nông nghiệp Thành uỷ, huyện chọn 2 nơi: Quảng An, Xuân Đỉnh, tổ chức làm thí điểm rút kinh nghiệm; chọn 4 xã: Trung Văn, Tây Mỗ, Thượng Cát, Liên Mạc chỉ đạo điểm điều chỉnh lại quy mô hợp tác xã toàn xã sang hợp tác xã theo quy mô thôn; chuyển hẳn phương thức khoán công điểm sang khoán theo đơn giá cho từng khâu, thực hiện khoán gọn sản phẩm đến người lao động với mức khoán ổn định lâu dài, gắn với thực hiện điều tra, điều chỉnh đất canh tác giữa các hợp tác xã, điều chỉnh đất phần trăm cho hộ nông dân làm kinh tế gia đình.

Đến tháng 7-1988, có 4 hợp tác xã: Quảng An, Xuân Đỉnh, Xuân Phương, Đại Mỗ đã thực hiện theo cơ chế Khoán 10; cuối năm 1988, tất cả các hợp tác xã trong toàn huyện đều tính toán xong các định mức giao khoán đến hộ gia đình xã viên. Trong tổng số trên 5.000ha đất canh tác, toàn huyện đã thực hiện Khoán 10 trên 4.000ha, đấu thầu gần 200ha. Huyện cũng điều chỉnh đất 5%, giao bổ sung lên 10% cho hộ gia đình xã

viên 362ha theo nguyên tắc “chết không bỏ ra, mới sinh ra không lấy thêm”. Một số hợp tác xã có quy mô toàn xã được điều chỉnh thành hợp tác xã theo quy mô thôn (12 hợp tác xã quy mô thôn)[75].

Nhằm xây dựng vùng rau trọng điểm (586 mẫu lại xã Phú Minh), ngày 18-3-1988, đồng chí Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thanh Bình đã về khảo sát thực tế, tổ chức cuộc họp cùng lãnh đạo Huyện uỷ Từ Liêm và Đảng uỷ xã Phú Minh, bàn các giải pháp thực hiện, với phương thức: Quy đổi trồng một héc ta rau được tính bằng 7 tấn thóc, đảm bảo đủ 14 lao động và 2 người ăn theo/1ha chuyên rau; Thành phố bán thêm 18kg thóc/tháng cho một người trực tiếp làm rau. Ngoài lượng rau ký hợp đồng cố định, người làm rau có quyền bán ngoài hợp đồng, giao cho hợp tác xã mua bán có trách nhiệm đứng ra thu mua theo giá thỏa thuận. [76]

Chính sách đổi mới này tiếp tục làm thay đổi tính chất của hợp tác xã nông nghiệp. Từ chỗ hợp tác xã là một tổ chức quản lý ruộng đất, quản lý kinh tế, kỹ thuật, đã chuyển sang chức năng hướng dẫn và dịch vụ sản xuất một số khâu: làm đất, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, điện nước, đồng thời làm các dịch vụ khác. Bộ máy điều hành và lao động gián tiếp của hợp tác xã được tinh gọn: toàn huyện giảm từ 1.450 người xuống còn 632 người; Ban quản trị của mỗi hợp tác xã chỉ còn từ 2 - 3 người. Một số công cụ sản xuất như: trâu, bò, máy móc, v.v. được chuyển nhượng, thanh lý hoặc khoán gọn cho xã viên để sử dụng có hiệu quả. Theo cơ chế khoán mới, người sản xuất khi nhận ruộng được hưởng từ 35-40% tổng sản lượng được giao theo diện tích; thuế nông nghiệp và các chi phí sản xuất: thuỷ lợi, làm đất, v.v. thanh toán về hợp tác xã không quá 60% tổng sản lượng[2,245].

Cùng với chỉ đạo thực hiện cơ chế khoán mới, huyện tiến hành xác định các vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm, theo ba vùng: vùng tập trung trồng cây lương thực, rau, kết hợp trồng cây ăn quả, chăn nuôi; vùng trọng điểm trồng cây lương thực vùng kết hợp trồng lúa, rau, và trọng điểm

rộng diện tích cấy mùa sớm, nhằm kịp thời mở rộng diện tích trồng cây vụ đông. Ủy ban nhân dân huyện cung ứng nguồn phân đạm, thuốc trừ sâu, thóc giống cho các hợp tác xã, đầu tư xây dựng những công trình thuỷ lợi lớn, cải tạo kênh mương, thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bão, úng theo từng cụm; chỉ đạo các khâu dịch vụ điện, nước, tích cực triển khai thực hiện bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, dành 5% sản lượng lương thực để khuyến khích chăn nuôi (có 9 hợp tác xã ký hợp đồng bảo hiểm cây trồng cho 1.100ha, nhiều hộ ký bảo hiểm vật nuôi).

Bước đầu Từ Liêm thực hiện theo cơ chế khoán mới, với nhiều giải pháp thiết thực, khó khăn được tháo gỡ dần, xã viên làm chủ trong sản xuất, gắn bó với ruộng đất. Việc điều hành và quản lý của ban quản trị kịp thời, phương thức dịch vụ của hợp tác xã thích hợp hơn cho sản xuất nông nghiệp. Năm 1988, diện tích cây trồng cả năm là 10.717ha đạt 103% kế hoạch. Cây vụ đông 1450ha chiếm 28% tổng diện tích canh tác, tăng 9% so với năm 1987. Hệ số sử dụng đất từ 2 tên 2,08 lần. Năng suất lúa năm 1988 đạt 69,3tạ/ha, tăng 8,2tạ/ha so với năm 1987. Sản xuất thực phẩm nông nghiệp có xu hướng tăng dần, vùng rau trọng điểm gieo trồng đủ diện tích, vượt chỉ tiêu hàng chục mẫu với hàng trăm tấn rau; đàn lợn tăng 4%, trọng lượng xuất chuồng đạt bình quân 80,7kg/con; sản lượng thịt đạt 103% kế hoạch (2.472 tấn). Đàn trâu bò tăng (chủ yếu của gia đình). Các hợp tác xã đảm bảo hoàn thành 100% mức thuế lương thực, nhiều hợp tác xã trả nợ xong phần lương thực đối lưu vật tư của cả năm trước cho Nhà nước. Bước đầu huyện đã khôi phục xuất khẩu hoa tươi (đạt 34.000 bông hoa loa kèn), cốm, cây cảnh,...[76]

Diện tích gieo trồng tăng bình quân 1%/năm. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng chương trình giống hoá nguyên chủng vào gieo trồng. Đến năm 1990, giống CR203 nguyên chủng được gieo trồng trên 70 - 75% diện tích tại 18/35 hợp tác xã. Do đó năng suất lúa tăng từ 61,l tạ/ha (năm 1987) lên 75tạ/ha (năm 1989). Sản lượng rau tăng bình quân 17% so với chỉ tiêu đại

hội. Vụ đông được mở rộng, chiếm từ 38 - 40% diện tích canh tác. Đàn lợn tăng bình quân 14% so với năm 1988; đàn trâu bò ở mức bình quân 5.600 con/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm tăng 1,1% so với năm 1988; thu nhập bình quân trên một héc ta canh tác đạt 15,48 triệu đồng.

Nông dân Từ Liêm đã “giàu” lên so với trước, có đóng góp cho xã hội không nhỏ: trong 2 năm (1989 - 1990) nông nghiệp sản xuất gần 60 vạn tấn lương thực, gần 60.000 con lợn, gần 60.000 tấn rau và nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Thu nhập của người nông dân tăng từ 22 - 25% (năm 1987) lên 35 - 40% (năm 1989); đời sống nông dân ổn định và khá hơn, bình quân lương thực đạt 309,6kg/người/năm, tăng 5kg; trên 90% số hộ có nhà ngói, trong đó khoảng 30% mới làm hoặc tu bổ.[76]

Năm 1991, Khoán 10 tiếp tục đi vào chiều sâu, huyện đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi tiêu úng Đồng Bông, kết hợp đầu tư chiều sâu thuỷ lợi nhỏ cho 6 hợp tác xã trọng điểm lúa, rau, tăng cường đầu tư bộ giống nguyên chủng, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ứng dụng 29 đề tài, mở các lớp tập huấn cho cán bộ và xã viên hợp tác xã... Nhiều hợp tác xã và hộ nông dân chuyển diện tích canh tác lúa, ngô sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế hàng hoá cao, mở rộng thêm vùng sản xuất hoa, cây cảnh, tăng diện tích cây thực phẩm. Kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp phát triển khá. Chăn nuôi duy trì được đàn lợn 28.170 con, trâu bò tăng 6% so với năm 1990. Do đó, mặc dù diện tích nông nghiệp giảm khoảng 500ha, nhưng giá trị sản xuất vẫn đạt 129.668 triệu đồng (theo giá thực tế), tăng trên 30% so với năm 1990; bình quân trên một héc ta canh tác đạt 24,3 triệu đồng, vượt mức bình quân chung của toàn Thành

phố trước 2 năm1

.

Do sự phát triển tương đối toàn diện, cả trồng trọt và chăn nuôi đã nâng giá trị tổng sản lượng nông nghiệp từ 45,173 tỷ đồng năm 1992 lên

49,456 tỷ đồng năm 1993 (theo giá cố định năm 1989; giá hiện hành đạt 163,9 tỷ đồng), tăng 27% so với năm 1991. Bình quân một héc ta canh tác đạt 30,8 triệu đồng, tăng 6,5 triệu đồng so với năm 1991, là đơn vị đạt cao nhất Thành phố.[76]

Nhằm động viên các đoàn thể xã hội tham gia phát triển kinh tế nông

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện từ liêm hà nội lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong nam 1986 2005 (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)