Nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy thực tiễn tại thành phố cần thơ (Trang 32 - 50)

5. Bố cục của luận văn

2.4. Nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy

Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy là việc xác định các mặt hoạt động phòng cháy và chữa cháy được đặt dưới sự quản lý, điều chỉnh của nhà nước, được quy định tại điều 57 Luật phòng cháy chữa cháy được thể hiện như sau:

* Xây dng, ch đạo thc hin chiến lược, quy hoch, kế hoch v phòng cháy và cha cháy

Cũng như các lĩnh vực quản lý khác, quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy trước hết là sự quản lý trên tầm vĩ mô, thể hiện ở việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch về hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước là việc quản lý phải có chương trình, kế hoạch, có mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Xây dựng và tổ chức chỉđạo hoạt động phòng cháy và chữa cháy trên cơ sở những định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu có chọn lọc kinh nghiệm phòng cháy và chữa cháy của các nước đã qua thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với thực tiễn công tác tại Việt

Nam, xác định mục tiêu, nhiệm vụ công tác phòng cháy và chữa cháy cho từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước theo quan điểm phòng cháy và chữa cháy theo kịp và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

* Ban hành và t chc thc hin các văn bn quy phm pháp lut v phòng cháy và cha cháy

Hệ thống pháp luật về phòng cháy và chữa cháy bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý và hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy và chữa cháy được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong hệ thống pháp luật về phòng cháy và chữa cháy thì Luật phòng cháy và chữa cháy có giá trị pháp lý cao nhất.

Để đưa Luật phòng cháy và chữa cháy vào cuộc sống, điều quan trọng là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành những văn bản nhằm cụ thể hóa các yêu cầu của Luật thành các quy định để tổ chức thực hiện trong công tác phòng cháy và chữa cháy của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong toàn xã hội.

* Tuyên truyn, giáo dc pháp lut, kiến thc v phòng cháy cha cháy

Trong công tác phòng cháy và chữa cháy việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy đóng vai trò hết sức quan trọng bởi vì nó giúp mọi người dân, mọi cán bộ, công nhân viên và người đứng đầu cơ quan, tổ chức hiểu và tự giác thực hiện các quy định của nhà nước về phòng cháy và chữa cháy. Từđó tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác phòng ngừa cháy, nổ hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy, nổ xảy ra. Thông qua công tác tuyên tuyền thì mọi tầng lớp nhân dân được truyền đạt một số kiến thức cơ bản về phòng cháy và chữa cháy (cháy là gì, một số nguyên nhân thường xảy ra cháy, các biện pháp đề phòng và biện pháp chữa cháy…), từ đó nâng cao được hiểu biết của người dân giúp mỗi người dân nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng cháy và chữa cháy và chuẩn bị đầy đủ lực lượng phương tiện để đề phòng rủi ro cháy có thể xảy ra và nếu có cháy, nổ xảy ra thì họ sẽ biết cách xử lý dập tắt ngay không để xảy ra cháy lớn từ đó bảo vệ được tính mạng, tài sản của chính bản thân họ, của những người xung quanh. Từ những lý do đó trong công tác phòng cháy và chữa cháy thì phòng cháy được đặt lên hàng đầu, là biện pháp quan trọng và ưu tiên được áp dụng. Công tác phòng cháy có hiệu quả và chất lượng thì sẽ góp phần rất lớn làm giảm thiểu số vụ cháy xảy ra, giảm nguy cơ tổn thất đến tính mạng và tài sản của người dân đến mức thấp nhất.

Sự quản lý của nhà nước trong công tác tuyên truyền là ở chỗ xác định rõ trách nhiệm trong việc tuyên truyền và tổ chức tuyên truyền, nội dung tuyên truyền, các đối tượng được tuyên truyền cũng như những quy định bắt buộc trong tuyên truyền, đồng thời khuyến khích các hoạt động mang tính cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức chung về phòng cháy và chữa cháy cho toàn xã hội.

Về trách nhiệm tuyên truyền và tổ chức tuyên truyền

Theo qui định tại Điều 6 Luật phòng cháy và chữa cháy và Điều 45, 46, 47 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy thì trách nhiệm truyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng cháy và chữa cháy là thuộc về các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình và cá nhân. Trách nhiệm tổ chức công tác tuyên truyền là thuộc về Bộ Công an, các Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp.

Trong công tác tuyên việc xác định rõ đối tượng và nội dung cũng hết sức quan trọng bởi vì nếu làm không tốt khâu này thì chất lượng và hiệu quả tuyên truyền sẽ không cao, do đó đối tượng và nội dung tuyên truyền phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Vềđối tượng được tuyên truyền

Việc xác định cụ thểđối tượng tuyên truyền có ý nghĩa rất quan trọng để chuẩn bị nội dung và phương pháp tuyên truyền phù hợp, thiết thực. Đối tượng tuyên truyền cụ thể như:

+ Người dân trong khu dân cư; + Người sử dụng lao động;

+ Người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, công chức, viên chức, hội viên;

+ Học sinh, sinh viên.

Về nội dung tuyên tuyền

Những vấn đề cần tuyên truyền cho các đối tượng trên là:

+ Pháp luật về phòng cháy và chữa cháy: Luật phòng cháy và chữa cháy, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

+ Kiến thức về phòng cháy và chữa cháy: kiến thức phổ thông về phòng cháy và chữa cháy (khái niệm cháy, phương pháp, biện pháp phòng cháy và chữa cháy..); kiến thức về phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành (phòng cháy và chữa cháy điện, xăng dầu, khí đốt…); tính chất nguy hiểm cháy, nổ của các công trình, nguyên nhân thường dẫn đến cháy, nổ của doanh nghiệp và khu dân cư…

Về hình thức tuyên truyền

Trong công tác tuyên truyền, hình thức tuyên truyền cũng quyết định một phần đến chất lượng và hiệu quả. Nếu hình thức tuyên truyền không phù hợp thì hiệu quả tuyên truyền sẽ không cao, không truyền đạt được những nội dung cần tuyên truyền. Vì vậy, lựa chọn được một hình thức tuyên truyền sao cho phù hợp với từng đối tượng được tuyên truyền là yêu cầu bắt buộc đối với công tác tuyên truyền, người viết xin đưa ra một số hình thức tuyên truyền sau:

+ Tuyên truyền thông quá thính giác như: tuyên tuyền thông qua đài phát thanh, tổ chức tọa đàm, tổ chức nói chuyện chuyên đề về phòng cháy và chữa cháy.

+ Tuyên truyền thông qua thị giác như: phát hành tài liệu, khuyến cáo về phòng cháy và chữa cháy, treo băng rôn, khẩu hiệu về phòng cháy chữa cháy, triển lãm tranh, ảnh hiện vật…vềđề tài phòng cháy và chữa cháy.

+ Tuyên truyền kết hợp giữa thính giác và thị giác như: tuyên truyền trên hệ thống đài truyền hình, chiếu phim đề tài về phòng cháy và chữa cháy, tổ chức các buổi liên hoan, văn hóa văn nghệ chủđề vềđề tài phòng cháy và chữa cháy…

Muốn công tác tuyên truyền được thực hiện tốt và hiệu quả chúng ta phải biết kết hợp cả ba mặt: xác định đối tượng tuyên truyền, lựa chọn nội dung tuyên truyền, lựa chọn hình thức tuyên truyền. Cả ba mặt trên đều quan trọng, nếu xác định đúng đối tượng tuyên truyền mà nội dung nghèo nạn, thiếu thu hút, hình thức thì sơ sài, thiếu đầu tư hay ngược lại thì chắc chắn việc tuyên truyền sẽ không mang lại hiệu quả, công tác phòng cháy sẽ không được như mong muốn. Chính vì vậy, trong công tác tuyên truyền, chúng ta cần phải xác định rõ đối tượng mà chúng ta tuyên truyền là ai, để từ đó lựa chọn nội dung và hình thức tuyên truyền cho phù hợp, làm được như vậy thì sẽ tăng được hiệu quả của công tác tuyên truyền, nâng cao được ý thức trong các tầng lớp nhân dân, góp phần đẩy lùi tình trạng cháy, nổ.

* T chc và chđạo hot động phòng cháy và cha cháy

Nội dung tổ chức và chỉ đạo hoạt động về phòng cháy và chữa cháy ở nước ta đã được thể chế hóa thành Luật phòng cháy và chữa cháy. Các nội dung cơ bản được thể hiện như sau:

Thứ nhất, quán triệt sâu sắc nguyên tắc: “Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực, chủ động phòng ngừa hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra” và bằng các giải pháp, biện pháp về tổ chức và kỹ thuật nhằm hạn chế, loại trừ các nguyên nhân và điều kiện gây cháy. Các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, như: quản lý chặt chẽ, sử dụng an toàn các chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt; thường xuyên bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót, đề ra các biện pháp khắc phục. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy trực tiếp là lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp thiết kế kỹ thuật, bảo đảm an toàn phòng cháy ngay từ khi công trình mới chỉ được tiến hành ở khâu thiết kế (xây dựng quy định, các giải pháp kỹ thuật về phòng cháy, các giải pháp chống cháy lan, biện pháp phòng cháy và giả định khi có cháy xảy ra…đối với từng loại công trình khác nhau).

Thứ hai, công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động chữa cháy phải quán triệt nguyên tắc: “Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời có hiệu quả” trong việc thực hiện nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chữa cháy của lực lượng phòng cháy và chữa cháy. Yêu cầu cao nhất trong tổ chức chữa cháy là: Huy động nhanh nhất lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy; bằng mọi cách phải tổ chức cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan và bảo đảm hiệu quả công tác chỉ huy chữa cháy. Đểđảm bảo thực hiện nguyên tắc và yêu cầu công tác chữa cháy phải tổ chức, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, khu dân cư xây dựng lực lượng phòng cháy và chứa cháy tại chỗ; biết xây dựng phương án và thực tập phương án chữa cháy tại cơ sở. Từng cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình cần tự mua sắm trang thiết bị phòng cháy để đảm bảo chữa cháy trong các trường hợp cần thiết và bên cạnh đó thì lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cũng cần thường xuyên hướng dẫn cách thức sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ đảm bảo cho người dân có thể tự dập tắt đám cháy ngay từ khi phát hiện.

Cùng với việc chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện, phương án cho công tác tổ chức chữa cháy, phải đảm bảo các điều kiện phục vụ chữa cháy. Pháp luật về phòng cháy và chữa cháy đã đề ra các yêu cầu về giao thông và nguồn nước chữa cháy. Theo đó, trong quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo khu đô thị, khu công nghiệp phải đảm bảo giao thông và nguồn nước chữa cháy; các đô thị lớn phải tập trung đầu tư mạng lưới cấp nước chữa cháy (trụ nước, giếng khoan, bến lấy nước, bể nước dự trữ.v.v..) theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn phòng cháy và chữa cháy.

* T chc đào to, xây dng lc lượng, trang b và qun lý phương tin phòng cháy và cha cháy

Tổ chức công tác đào tạo là nội dung quan trọng trong bảo đảm nguồn nhân lực cho phòng cháy và chữa cháy. Nhà nước đảm bảo việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ, đáp ứng nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, các phòng thí nghiệm cần thiết cho công tác đào tạo cho các bậc: Sau đại học, đại học, trung học và các lớp bồi dưỡng chuyên đề về phòng cháy và chữa cháy.

Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy, trang bị phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật phòng cháy và chữa cháy. Yêu cầu cơ bản của công tác xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy (lực lượng cơ sở, chuyên ngành và Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy) là làm cho lực lượng này đóng vai trò nòng cốt trong phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy; ởđâu có nhu cầu về phòng cháy và chữa cháy thì ởđó có lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ hoạt động.

Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Luật phòng cháy và chữa cháy yêu cầu phải xây dựng theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại để xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

Về trang bị, phương tiện phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy thì theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy thì: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tự trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở; các loại rừng, phương tiện giao thông cơ giới thuộc phạm vi quản lý của mình; Ủy ban nhân dân cấp xã trang bị phương tiện cho đội dân phòng; hộ gia đình phải tự trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Các loại phương tiện phải được quản lý, sử dụng để sẵn sàng chữa cháy. Phương tiện chữa cháy cơ giới chỉ được sử dụng cho mục đích chữa cháy (trừ trường hợp phục vụ yêu cầu đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật). Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo tính sẵn sàng khi có cháy xảy ra.

* Thm định, phê duyt các d án, thiết kế và nghim thu các công trình xây dng v phòng cháy và cha cháy; kim định và chng nhn an toàn phương tin, xác nhn điu kin an toàn v phòng cháy và cha cháy

Hoạt động thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy là hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cháy cho các công trình từ khi mới chỉđược thể hiện trên bản vẽ thiết kế. Đây là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Hoạt động này có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ đầu tư. Vì vậy, Nhà nước có những quy định rất chặt chẽ về đối tượng thẩm duyệt, yêu cầu và nội dung thẩm duyệt, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn thẩm duyệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động bình thường của các doanh nghiệp.

Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là việc cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra, đối chiếu các giải pháp, nội dung thiết kế với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng tại Việt Nam nhằm bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy là biện pháp nhằm đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ đối với các dự án, từ khi nó mới chỉ được thể hiện trên bản vẽ

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy thực tiễn tại thành phố cần thơ (Trang 32 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)