Nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy thực tiễn tại thành phố cần thơ (Trang 51 - 52)

5. Bố cục của luận văn

2.5.2. Nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy

Ngoài các chức năng và quyền hạn trên thì lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy còn có các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Tham mưu đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉđạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Thứ hai: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Thứ ba: Thực hiện các biện pháp phòng cháy; chữa cháy kịp thời khi có cháy xảy ra.

Thứ tư: Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy chữa cháy.

Thứ năm: Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

Thứ sáu: Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.25

Để thực hiện các nhiệm vụ được giao lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đồng thời cũng có các quyền hạn sau đây nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy:

1. Kiểm tra, nghiệm thu công trình về phòng cháy;

2. Cấp các loại giấy tờ liên quan đến lĩnh vực phòng cháy như: Giấy chứng huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy, giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy…

3. Kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy; 4. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ và quyết định phục hồi hoạt động trở lại đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, cá nhân, hộ gia đình không đảm bảo về phòng cháy;

25

5. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khắc phục những thiếu sót trong lĩnh vực phòng cháy;

6. Tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính theo quy định; 7. Phê duyệt phương án chữa cháy;

8. Trực tiếp chỉ huy chữa cháy, trong phạm vi quyền hạn được giao có quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chưc, hộ gia đình và cá nhân để chữa cháy; quyết định phá giỡ nhà, công trình và di chuyển tài sản trong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng;

9. Điều động lực lượng, phương tiện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy thực tiễn tại thành phố cần thơ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)