Cơ sở pháp lý về công tác quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy thực tiễn tại thành phố cần thơ (Trang 26 - 27)

5. Bố cục của luận văn

2.1. Cơ sở pháp lý về công tác quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy

Năm 1961, Pháp lệnh phòng cháy và chữa cháy được áp dụng, thực hiện qua nhiều năm đã bộc lộ những điểm cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế của sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, bên cạnh đó cần phải nâng Pháp lệnh lên thành Luật để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy. Từ những lý do đó, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa X đã thông qua Luật phòng cháy chữa cháy gồm có 9 Chương và 65 Điều có hiệu lực vào ngày 04/10/2001, trong đó quy định chi tiết một số điểm như: về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Có thể nói việc ra đời Luật phòng cháy và chữa cháy đã cụ thể hóa những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống.

Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy thì Chính phủ ban hành 05 Nghịđịnh để cụ thể hóa những quy định của Luật vào công tác quản lý. Các Nghịđịnh cụ thể như sau:

1. Nghịđịnh số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật phòng cháy và chữa cháy;

2. Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 05/10/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; 3. Nghịđịnh số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định thực hiện chếđộ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; 4. Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghịđịnh 35/NĐ-CP và Nghịđịnh 130/NĐ-CP; 5. Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ thay thế Nghị định 52/2012/NĐ-CP ngày 14/06/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Bộ Công an với vị trí là Bộ chủ quản chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đã ban hành 03 Thông tư thuộc thẩm quyền và 02 Thông tư liên tịch với các Bộ về lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy gồm:

1. Thông tư số 53/2009/TT-BCA ngày 30/9/2009 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;

2. Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010 quy định về cấp giấy vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và chất hàng nguy hiểm cháy, nổ;

3. Thông tư 11/2014/TT-BCA ngày 12/03/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghịđịnh số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 và Nghịđịnh số 46/2012/NĐ- CP ngày 22/05/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy (có hiệu lực vào ngày 02/05/2014);

4. Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT/BXD-BCA giữa Bộ Công an và Bộ Xây dựng hướng dẫn về việc cấp nước phòng cháy và chữa cháy khu đô thị;

5. Thông tư liên tịch số 214/2013/TTLT-BTC-BCA giữa Bộ Công an và Bộ Tài chính thay thế Thông tư liên tịch số 41/2006/TTLT/BTC-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/05/2012 quy định về chếđộ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Ngoài ra, do nhu cầu thực tế của sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua thì Bộ Công an đã phối hợp với các cơ quan hữu quan của Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và công nghệ rà soát, bổ sung chỉnh lý 38 tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy và 25 quy trình công tác phòng cháy và chữa cháy.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy thực tiễn tại thành phố cần thơ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)