Bộ Công an

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy thực tiễn tại thành phố cần thơ (Trang 28 - 29)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2. Bộ Công an

Phòng cháy và chữa cháy là hoạt động thuộc lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đồng thời, theo qui định tại Điều 58 Luật phòng cháy và chữa cháy, Bộ Công an được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy như sau:

1. Đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng cháy và chữa cháy trên phạm vi toàn quốc;

2. Đề xuất ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành các quy

định về phòng cháy và chữa cháy;

3. Hướng dẫn, chỉđạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy;

4. Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy; giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền;

5. Thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, thiết kế; nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy và chữa cháy; kiểm định, cấp và thu hồi giấy chứng nhận an toàn phương tiện và đủđiều kiện về phòng cháy và chữa cháy; 6. Thực hiện công tác điều tra, xử lý vụ cháy và xử lý các vi phạm quy định về

phòng cháy và chữa cháy;

7. Hướng dẫn, chỉđạo việc tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy, xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn hàng ngày;

8. Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về trang bị, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

9. Xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; tổ chức đào tạo cán bộ chuyên môn về phòng cháy và chữa cháy;

10. Tổ chức việc nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy;

11. Tổ chức hệ thống thông tin quản lý, chỉ huy điều hành hoạt động phòng cháy và chữa cháy;

12. Tổ chức và kiểm tra hoạt động bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy và chữa cháy;

13. Trình Chính phủ về việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động phòng cháy và chữa cháy; thực hiện các hoạt động quốc tế liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.11

Cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy thuộc Bộ Công an là lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, bao gồm: Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và các Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Công an cấp tỉnh. Đây là lực lượng nòng cốt trong quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

Thứ nhất: Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội là cơ quan tham mưu cho Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính và Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước về phòng cháy và chữa cháy, chỉ đạo nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi cả nước.

Thứ hai: Các Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực thuộc Bộ Công an là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công an, Thành ủy (tỉnh ủy), Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Tỉnh, Thành phố; trực tiếp thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy, cứu hộ cứu nạn hàng ngày; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy thực tiễn tại thành phố cần thơ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)