Chức năng của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy thực tiễn tại thành phố cần thơ (Trang 50 - 51)

5. Bố cục của luận văn

2.5.1.Chức năng của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Căn cứ vào các quy định trên thì chức năng của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy được thể hiện trên 03 phương diện sau:

Một là: Tham mưu, đề xuất cho Bộ trưởng Bộ công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy trong phạm vi quy định của Luật phòng cháy chữa cháy. Các vấn đề mà lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cần tham mưu (trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương) là việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo về công tác phòng cháy và chữa cháy; tham mưu trong việc xây dựng qui hoạch, kế hoạch về phòng cháy và chữa cháy; các vấn đề về tổ chức chỉđạo và hướng dẫn thực hiện các giải pháp, biện pháp phòng ngừa cháy, nổ, tổ chức chữa cháy, xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy; các vấn đề về trang bị quản lý phương tiện phòng cháy chữa cháy và đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Thứ hai: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy trong phạm vi cả nước cũng như trong từng địa phương.

Thứ ba: Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy là lực lượng thường trực sẵn sàng chữa cháy và thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn hàng ngày. Bên cạnh đó là lực lượng làm công tác phòng ngừa cháy, nổ.

Để thực hiện chức năng quản lý thì Nhà nước đã trao cho lực lượng Cảnh sát những quyền hạn nhất định như: Thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy, kiểm định chất lượng phương tiện phòng cháy chữa cháy; quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động; quyết định xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy; kiểm tra, thanh tra, đề ra các yêu cầu, kiến nghị về phòng cháy chữa cháy…

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy thực tiễn tại thành phố cần thơ (Trang 50 - 51)