Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy thực tiễn tại thành phố cần thơ (Trang 62 - 71)

5. Bố cục của luận văn

3.3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa

Để công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Cần Thơđạt hiệu quả cao, góp phần giảm thiếu số vụ cháy xảy ra, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra, người viết xin đưa ra một số giải pháp sau:

* Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy

Trong công tác phòng cháy và chữa cháy phải coi công tác phòng ngừa là chính mà muốn làm tốt công tác phòng ngừa thì phải làm tốt công tác truyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy. Muốn làm được công tác truyên truyền hiệu quả thì phải đổi mới công tác tuyên truyền cả về nội dung và hình thức. Về nội dung cần phải làm sao cho người nghe thật dể hiểu, dể tiếp thu, còn đối với hình thức thì ngoài những hình thức đã và đang được áp dụng như: phát đĩa tuyên truyền trên các đài phát thanh, dùng xe tuyên truyền tại các chợ, tuyên truyền miệng, treo băng rôn tuyên truyền, phát các phóng sự về phòng cháy và chữa cháy trên truyền hình địa phương… cần phải tạo nhiều hình thức tuyên truyền mới mẽ hơn như: tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, triển lãm tranh, ảnh, hiện vật…về đề tài phòng cháy và chữa cháy, tạo các chuyên mục về phòng cháy và chữa cháy định kỳ trên các kênh thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, để tăng cường ý thức tự giác thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy, người viết đề xuất đưa giáo dục pháp luật về phòng cháy và chữa cháy vào chương trình giáo dục ở các nhà trường. Trước mắt, cần tập trung vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Sau đó, triển khai sâu rộng đến các cấp học thấp hơn. Việc đưa nội dung giáo dục pháp luật về phòng cháy và chữa cháy vào chương trình giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng cháy và chữa cháy, nâng cao ý thức phòng cháy và chữa cháy, kiến thức trong việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, biết sử dụng các

phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng và đặc biệt là biết xử lý các tình huống khi có cháy xảy ra và tổ chức thoát nạn cho bản thân, những người trong gia đình và những người xung quanh.

* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy

Đối với công thanh tra, kiểm tra cần được tăng cường nhất là các cơ sở có nguy cơ tiềm ẩn cháy, nổ cao và những nơi tập trung đông người như: Chợ, siêu thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, các kho xăng dầu, gas… Trong quá trình kiểm tra cần chú đến ý thức và trách nhiệm của người đứng cơ sở trong việc quản lý, chỉđạo và tổ chức thực hiện các quy định về phòng cháy chữa cháy. Thông qua công tác kiểm tra, kịp phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và chữa cháy và đưa ra những kiến nghị yêu cầu cơ sở nhanh chóng khắc phục, đồng thời kiên quyết xử lý đối với những lỗi vi phạm chậm khắc phục hay cố tình không thực hiện, đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy cần kiên quyết tạm thời đình chỉ hoạt động. Làm được như vậy thì công tác phòng cháy và chữa cháy sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc và mang lại hiệu quả cao.

* Hoàn thiện, bổ sung, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy và chữa cháy

Tham gia quá trình hội nhập quốc tế nước ta có những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế, xã hội đòi hỏi về giao thông, cơ sở hạ tầng, năng lượng…phải đảm bảo cho những yêu cầu cấp thiết đó. Vì vậy mà ngày càng xuất hiện nhiều công trình, hệ thống mới được hình thành. Do mới xuất hiện nên Việt Nam chúng ta chưa có những tiêu chuẩn, quy chuẩn để áp dụng, đối chiếu. Vì vậy mà phải vay mượn các tiêu chuẩn nước ngoài có liên quan để áp dụng, trong khi đó điều kiện về khí hậu, tự nhiên của đất nước chúng ta khác với nước ngoài nên đôi khi có những điểm không phù hợp khi áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn nước ngoài nên việc. Chính vì vậy mà việc bổ sung những tiêu chuẩn mới cho các công trình này là hết sức cần thiết, chúng ta có thể tiếp thu các tiêu chuẩn của nước ngoài trên cơ sở chọn lọc và điều chỉnh lại những điểm chưa phù hợp đối với điều kiện tự nhiên của Việt Nam.

* Củng cố, xây dựng mới các đội phòng cháy và cháy chữa cháy dân phòng, cơ sở

Khâu chữa cháy ban đầu đóng vai trò rất quan trọng, nếu chữa cháy tốt thì đám cháy sẽ không có điều kiện phát triển, hiệu quả chữa cháy đạt rất cao. Thực tế đã chứng minh chỉ người phát hiện ra đám cháy mới chính là người có khả năng dập tắt được đám cháy ngay từ lúc mới phát sinh. Vì vậy, tại mỗi phường, xã cần thiết phải có lực lượng chữa cháy dân phòng nên trong thời gian tới muốn làm tốt được công tác phòng cháy và chữa cháy thì lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy với vai trò là lực lượng nòng cốt có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân các xã, phường xây

dựng mới và củng cố các đội phòng phòng cháy và chữa cháy dân phòng đảm bảo mỗi xã, phường có ít nhất 01 đội phòng cháy và chữa cháy dân phòng. Bên cạnh đó, cần phải đầu tư trang thiết bị phòng cháy chữa cháy cho các đội viên này, cũng như mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho các lực lượng này theo như lời dạy của Bác Hồđối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là “Phải thường xuyên hướng dẫn và bồi dưỡng về nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng ngày càng tiến bộ để họ trở thành người giúp việc thật đắc lực cho các đồng chí”32.

* Tăng cường sự lãnh đạo, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác phòng cháy và chữa cháy

Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Cần Thơ với vai trò là cơ quan quản lý chuyên môn về phòng cháy và chữa cháy cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong việc chỉ đạo thực hiện các mặt quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy. Trong đó, trọng tâm là chỉ đạo củng cố lại các đội phòng cháy chữa cháy dân phòng. Chỉđạo cho các cấp các ngành khi triển khai nhiệm vụ cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, nhất là đối với lĩnh vực xây dựng, điện, nước….Phối hợp rà soát tình hình, đặc điểm nguy cơ cháy, nổ tại các khu dân cư để kịp thời chấn chỉnh, rà soát lại các tuyến hẻm trên toàn thành phố và có kế hoạch mở rộng các tuyến hẻm nhỏ, đầu tư hệ thống cấp nước chữa cháy trong các hẻm nâng cấp. Công tác lãnh đạo, chỉđạo càng sâu sát thì hiệu quả quản lý càng được nâng cao.

* Tăng cường đầu tư trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy

Đầu tư cơ sở vật chất, trang bị các phương tiện phòng cháy và chữa cháy đảm bảo đồng bộ, từng bước hiện đại là yêu cầu bức thiết trong xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đủ mạnh về phương tiện thì có thể góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong quá trình phát triển đất nước, hiện tại chúng ta còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn hạn chế nên công tác đầu tư về trang thiết bị còn chưa kịp thời, đầy đủ. Chính vì vậy mà lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cần khắc phục các trở ngại, một mặt bảo quản và sử dụng tốt các phương tiện hiện có. Mặt khác, tranh thủ sự đầu tư từ mọi nguồn lực bên ngoài và đặc biệt phải tranh thủ sựđầu tư từỦy ban nhân dân các cấp.

* Kiện toàn bộ máy tổ chức của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Để kiện toàn bộ máy tổ chức trong thời gian tới thành phố Cần Thơ cần thành lập mới các Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trên các địa bàn còn thiếu như quận Ô Môn, huyện Thới Lai, huyện CờĐỏ. Bên cạnh đó cần thành lập thêm các Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu dân cư

32

có nguy cơ cháy nổ cao nhằm rút ngắn khoảng cách từ nơi có đơn vị phòng cháy và chữa cháy đóng quân đến nơi xảy ra cháy. Từ đó, công tác phòng cháy và chữa cháy tại mỗi Quận, Huyện trên địa bàn thành phố sẽ nâng lên một bước phát triển mới.

* Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Đội ngũ cán bộ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đóng vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình, lực lượng phòng cháy và chữa cháy hầu như gắn kết và liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau như hóa chất, xây dựng, điện…Đòi hỏi cán bộ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý để đáp ứng chức trách nhiệm được giao. Trước yêu cầu ngày càng cao của công tác phòng cháy và chữa cháy, đội ngũ cán bộ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy không chỉ tăng về số lượng mà còn phải đảm bảo về chất lượng. Để đảm bảo về chất lượng công tác đòi hỏi phải lựa chọn cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao đảm nhiệm ở những vị trí quan trọng như kiểm tra, thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy. Đồng thời, quan tâm đào tạo nguồn cán bộ sau đại học, cử người đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài nhằm tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm phòng cháy và chữa cháy ở các nước tiên tiến.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện ngày nay, khi chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh tiến trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoạt động phòng cháy và chữa cháy vẫn đang tiếp tục khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, những vấn đề yếu kém, khuyết điểm cần phải quan tâm chấn chỉnh trong hoạt động này trong giai đoạn hiện nay đã và đang đặt ra nhiều khó khăn và thách thức cho công tác quản lý nhà nước. Đề tài: “Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy – thực tiễn tại thành phố Cần Thơ” đã phần nào phân tích cho thấy rõ công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy trên các mặt lý luận, pháp lý cũng như thực tiễn. Qua quá trình nghiêng cứu có thể rút ra một số kết luận sau:

Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đã đạt được những kết quả nhất định rất đáng ghi nhận: bộ máy quản lý không ngừng được xây dựng và hoàn thiện đểđảm bảo cho việc thực hiện tốt chức năng quản lý, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy được quan tâm ban hành, sửa đổi tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước có hiệu quả.

Mặc dù vậy, quá trình quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên cả nước nói chung cũng như tại thành phố Cần Thơ nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế cần khắc phục triệt để. Một số Nghịđịnh mới được ban hành nhưng chưa có Thông tư hướng dẫn nên việc áp dụng vào thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, chưa đạt hiệu quả, các quy định của pháp luật về lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy vẫn chưa được chấp hành nghiêm.

Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, khuyết điểm trong công tác quản lý một phần là do cơ quan quản lý chưa làm tốt vai trò của mình; thiếu chủ động trong việc đề ra định hướng chiến lược; tham mưu chưa kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và cơ quan quản lý nhà nước cấp trên; việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa kịp thời thiếu tính nghiêm minh và chưa đủ sức răn đe. Bên cạnh đó, trình độ và năng lực của cán bộ quản lý chưa cao, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, doanh nghiệp và cơ sở chưa cao, còn ỷ lại, không quan tâm tổ chức các hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại đơn vị mình quản lý.

Do đó, để khắc phục những hạn chế trên đòi hỏi trong quá trình quản lý, cơ quan quản lý có thẩm quyền cần thiết phải chú trọng tăng cường nhiều giải pháp mang tính

nền tảng như: sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Mặc khác, tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, củng cố bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng là một trong những nhân tố quyết định. Đồng thời, trong quá trình quản lý cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cần phải chủ động tăng cường thanh tra, kiểm tra phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các sai phạm. Ngoài ra, cần quan tâm chú trọng hơn đối với công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về phòng cháy và chữa cháy trong mọi tầng lớp nhân dân thúc đẩy phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.

Có như vậy, công tác quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy mới đạt hiệu quả cao, nền an ninh chính trị được giữ vững tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước ta phát triển một cách ổn định và bền vững.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 2. Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001.

3. Luật Thanh tra 2010.

4. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

5. Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.

6. Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 05/10/2006 quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.

7. Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

8. Nghị định 46/2012/NĐ-CP ngày 22/05/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2009/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

9. Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.

10. Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010 quy định về cấp giấy vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và chất hàng nguy hiểm cháy, nổ.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy thực tiễn tại thành phố cần thơ (Trang 62 - 71)