Những giá trị cần kế thừa và những yếu tố cần lọc bỏ trong quan niệm của Nho giáo về “Hiếu” và “Đễ”

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo về Hiếu, Đễ và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 77 - 88)

quan niệm của Nho giáo về “Hiếu” và “Đễ”

Ngày nay, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường tuy mạnh mẽ nhưng trong xã hội hiện nay “những hạt nhân tinh tuý” của tư tưởng “Hiếu đễ” trong Nho giáo vẫn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay. Những giá trị đó có thể khái quát trên một số nội dung sau đây:

Thứ nhất: Việc đề cao chữ “Hiếu đễ” của Nho giáo trong giáo dục cho con cái thái độ biết ơn, tình cảm kính yêu và trách nhiệm phụng dưỡng đối với cha mẹ hiện nay vẫn còn là một nội dung giáo dục đạo đức quan trọng trong gia đình.

Giáo dục trước hết là để có những con người bình thường, có đạo lý đời thường để sống nhân ái, hoà bình giữa cuộc đời. Để cho con người sống một cách khiêm tốn, nhường nhịn, không tham lam, không đòi hỏi, không cạnh tranh, chăm làm điều lành, khoan thứ. Giáo dục và nuôi dưỡng con người để cho con người biết hiếu đễ, thái độ ứng xử của con người với gia đình, cha - con, anh - em... Người Việt Nam một mặt thừa nhận việc cần thiết giáo dục văn, mặt khác phải coi trọng giáo dục hiếu hạnh và lấy việc nêu gương từ nhân cách của người giáo dục làm cốt lõi.

Khi kinh tế thị trường phát triển, đời sống được nâng cao thì việc giáo dục lòng hiếu thảo ngày càng trở nên cần thiết. Bởi lẽ, mỗi người phải nhận thức rằng “Vô phụ mẫu tự kỷ sinh” tức là không có cha mẹ tự mình sinh ra sao được. Cũng như dân ta vẫn lưu truyền câu: “Một già, một trẻ giống (hoặc bằng) nhau”. Có nghĩa là trẻ thơ dại yếu đuối, cần được theo dõi chăm sóc thì người già yếu đuối cũng phải được chăm sóc. Hoặc dân ta vẫn có câu “trẻ cậy cha, già cậy con”, mình già yếu phải cậy vào sự chăm sóc của con cái là lẽ đương nhiên. Và phải thừa nhận hết nghĩa câu “bất hiếu tất tử bất hiếu” (mình không có hiếu với cha mẹ, tất con sẽ không hiếu với mình). Đây không phải là nhân quả duy tâm siêu hình mà là một nét văn hoá truyền thống. Mình đối xử tốt với cha mẹ, là tạo nên môi trường văn hoá tốt đẹp, giáo dục con cái sau này đối xử với mình. Kế thừa, phát triển theo tinh thần Hồ Chí Minh, gắn với việc xây dựng gia đình văn hoá mới, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá xã hội và xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Thứ hai: Truyền thống của người dân Việt Nam và cũng là một chuẩn mực của “Hiếu”, “Đễ” trong quan niệm của Nho giáo là sống có tình nghĩa với mọi người, với ông bà, cha mẹ, anh em người thân, vui mừng trước sự ra đời và trưởng thành của thế hệ trẻ, cảm thương trước người đã chết.

Khi điều kiện kinh tế càng cao thì nhu cầu cho con cái học tập đến nơi đến chốn càng nhiều, đa số các gia đình hiện nay đều mong mỏi cho con cái trưởng thành, đó là điều hạnh phúc nhất của họ.

Ngày nay, việc hiếu thảo với cha mẹ, em vâng lời anh chị vẫn là điều cần thiết, nó mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp, nó thể hiện nghi thức tang lễ khi cha mẹ qua đời và thờ cúng tổ tiên đã thành một tín ngưỡng.

Thứ ba: Quan tâm nuôi dạy con cái, chăm lo đến sự nghiệp và tương lai hạnh phúc cho con là tình cảm, trách nhiệm của cha mẹ, cha mẹ phải nghiêm khắc và tự mình là tấm gương tốt về mọi mặt của cuộc sống để con cái học tập. Trong mỗi gia đình, cha mẹ gương mẫu và nhắc nhở, giáo dục con cái chấp hành pháp luật, thực hiện nếp sống có văn hoá, biết kính trên nhường dưới, kính già yêu trẻ, đi thưa về chào… được diễn ra mọi lúc, mọi nơi sẽ tạo ra nét đẹp trong cách sống, gia đình và xã hội ngày một lịch sự văn minh.

Ngoài những mặt tích cực tích cực trên đây, quan niệm của Nho giáo về “Hiếu đễ” còn những hạn chế cần khắc phục.

Một là, quan niệm về “Hiếu đễ” một cách mù quáng như xưa đã không còn phù hợp với xã hội mới. Phép tắc “người quân tử không hay gần con” trái ngược với yêu cầu xây dựng mối quan hệ hoà đồng, bình đẳng, dân chủ, tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.

Nếu trước đây, theo tư tưởng Nho giáo con cái “ngồi theo sự sắp đặt” nhưng ngày nay vai trò của cha mẹ đối với cái việc lựa chọn nghề nghiệp cho con cái là do có sự chia sẻ, nhường lại quyền quyết định cho con, cha mẹ trở thành cố vấn, hỗ trợ con cái mình trong lựa chọn nghề nghiệp. Trong quan hệ giữa các thành viên là có thứ bậc, trật tự nhưng bình đẳng dân chủ hơn. Việc giáo dục con cái trong gia đình là trách nhiệm của những người lớn trong gia đình.

Như vậy, khi sống trong điều kiện kinh tế phát triển, điều kiện vật chất phục vụ cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình ngày càng hiện đại

thì sự hiểu biết, đồng cảm giữa cha mẹ với con cái càng nhiều, trình độ nhận thức càng cao thì sự quan tâm chăm sóc, giáo dục càng chặt chẽ hơn. Điều đó cho thấy nhu cầu xây dựng mối quan hệ hoà đồng, bình đẳng, dân chủ, tin cậy giữa các thành viên trong gia đình là một nhu cầu cấp thiết trong xã hội ta hiện nay nhằm tạo ra bầu không khí tinh thần ổn định trong gia đình, làm cho các thành viên có điều kiện sống lạc quan, tích cực.

Hai là, quan hệ giữa cha mẹ và con cái theo quan niệm của Nho giáo về “Hiếu” và “Đễ” cũng có những mặt cực đoan, không phù hợp.

Quan niệm về hiếu đễ ngày nay không giống như Nho giáo là phải luôn ở bên cạnh cha mẹ để chăm sóc nuôi dưỡng mà là phải đáp lại sự mong mỏi của cha mẹ là “mong sao con khôn lớn thành người”. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, mỗi người đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết và phẩm chất đạo đức tốt để không làm tổn hại đến uy tín, danh dự của cha mẹ, anh chị đáp ứng yêu cầu của thời đại hiện nay. Điều đó cho thấy:

Quan niệm “Hiếu đễ” hiện nay đã có sự thay đổi, con cái thể hiện chữ hiếu của mình không chỉ nuôi dưỡng, chăm sóc mà còn phải học tập thành tài để làm vinh hiển cho cha mẹ và anh em kính trọng, nhường nhịn nhau là điều cần thiết để gia đình hoà thuận yên vui. Trong nền kinh tế thị trường, những mặt trái của nó đang hàng ngày hàng giờ làm băng hoại đến đạo đức con người, cho nên mỗi người phải làm sao cố gắng giữ gìn đạo đức phẩm chất, không bị cám dỗ trước những hiện tượng tiêu cực, sai trái, góp phần phấn đấu trở thành con người xã hội chủ nghĩa và làm cho cha mẹ không buồn lòng, tổn hại đến tình cảm của cha mẹ là việc làm cần thiết. Ngày nay khi trình độ nhận thức của con người đã cao hơn trước thì quan niệm “hiếu đễ” không còn mù quáng như trong học thuyết Nho giáo đòi hỏi là con cái lúc nào cũng phải giữ cho nét mặt luôn vui vẻ dù cha mẹ đúng hay sai, thậm chí khi cha mẹ sai, con cái phải bao che lỗi lầm cho cha mẹ mới đúng. Nội dung chữ hiếu hiện nay đã có sự thay đổi sâu sắc hơn, con cái phải vui mừng, ủng hộ trước những việc

làm đúng của cha mẹ và phải kịp thời kuyên can, ngăn cản những việc làm sai trái của cha mẹ đó mới là hiếu.

Như vậy, trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội: Đối với người Việt Nam vốn có truyền thống nông nghiệp lúa nước, coi trọng sự hài hoà cho nên khi vận dụng các mối quan hệ trong gia đình và xã hội của Nho giáo luôn luôn mang tính mềm dẻo và linh hoạt thể hiện truyền thống coi trọng tình người coi trọng quan hệ bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội. Thực tế, người Việt Nam hiện nay trong mối quan hệ cha - con, anh - em, chồng - vợ cũng không đề cao vị trí, vai trò của người cha, người anh, người chồng đến thái quá làm cho người họ biến thành gia trưởng trong gia đình mà luôn luôn đặt vị trí, vai trò công lao của người cha và người mẹ ngang bằng nhau “của chồng, công vợ”, “đàn ông lo xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Trong đó, sự uy nghiêm của người cha cùng với sự hiền từ của người mẹ bổ xung cho nhau tạo ra trật tự êm đềm bao bọc, che chở cho con cái.

Mặt khác, Nho giáo nói chung và phạm trù “Hiếu đễ” nói riêng khi du nhập vào Việt Nam mang một ý nghĩa nhân văn cao cả thấm sâu trong các quan hệ từ quan hệ trong gia đình đến xóm làng, cộng đồng xã hội, đó là lòng nhân ái. Trong nhân ái của người Việt thì chữ tình cũng được đề cao “Đối xử với nhau phải có tình có nghĩa”. Nhân ái của người Việt không những chỉ biểu hiện trong đời sống vợ chồng quý trọng tình nghĩa hơn là lễ nghĩa, biểu hiện trong quan hệ gia đình, cha mẹ lo cho con khi con cái còn nhỏ, ngược lại con cái có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ khi cha mẹ về già, lúc bệnh tật. Anh em trong gia đình xem nhau như chân với tay, “anh thuận, em hoà là nhà có phúc” mà nó còn biểu hiện trong quan hệ hàng xóm, lòng nhân ái thể hiện ở chỗ “chín bỏ làm mười”, “nhường cơm, sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”, “tối lửa tắt đèn có nhau”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”; dù xem xét mọi việc có lý, có tình nhưng thực ra, người Việt nặng về tình hơn lý. Lòng nhân ái không chỉ bó hẹp trong cộng đồng người Việt mà với cả kẻ thù xâm lược.

Vốn là hệ tư tưởng của chế độ phong kiến và trải qua hàng nghìn năm duy trì chế độ ấy, Nho giáo với tính cách là học thuyết chính trị đạo đức, luôn đề cao tính thiện của con người. Dù bị biến đổi theo thời gian và bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử, hệ tư tưởng quan niệm về tính thiện của con người mà Nho giáo đề cập vẫn luôn là giá trị nhân văn quan trọng. Trong đó các giá trị đạo đức thâm nhập vào đời sống gia đình tạo ra những nếp sống phong tục đa dạng, nhằm cố kết con người lại với nhau và cũng nhằm duy trì sự ổn định xã hội.

Với tính cách là tế bào xã hội, vườn ươm các nhân tài của đất nước, nơi nuôi dưỡng những công dân mới cho tương lai, gia đình có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thành công nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự tốt xấu của mỗi gia đình đều ảnh hưởng tới sự ổn định và phát triển của xã hội. Gia đình mới mà chúng ta xây dựng là một gia đình hoà thuận dựa trên cơ sở dân chủ: vợ chồng, cha con, anh em tôn trọng nhau cùng bàn bạc và quyết những vấn đề lớn của gia đình; vợ chồng phải có lòng thủy chung; làm cha mẹ phải có đức nhân từ, làm con phải có đức hiếu kính, làm anh em phải có sự yêu thương nhường nhịn…

Như vậy, quan niệm của Nho giáo về “Hiếu” và “Đễ” có ý nghĩa sâu sắc đến đời sống đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay mặc dù nó còn có những mặt hạn chế và tiêu cực, dù gia đình Việt Nam hiện nay đã phát triển theo một diện mạo mới, bình đẳng, dân chủ hơn nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn. Do đó chúng ta cần tiếp tục kế thừa, phát triển thêm cả về nội dung và hình thức cũng như các tính chất của các khái niệm “Hiếu” và “Đễ” của Nho giáo vốn có những giá trị tích cực, làm ổn định trật tự xã hội trước đây. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức của con người ngày nay được cụ thể hoá như sau:

Trong gia đình, yêu cầu trước hết của ông bà đối với các cháu; cha mẹ đối với con cái là họ vừa có tinh thần trách nhiệm trước xã hội về hành vi của con cái, các cháu mình. Ông bà, cha mẹ phải coi việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái, các cháu nên người, trở thành những công dân tốt có ích cho xã hội, là tâm nguyên,

ước muốn, là nghĩa vụ và hạnh phúc của họ. Luật pháp cần phải quy định cụ thể trách nhiệm của ông bà, cha mẹ đối với các hành vi vi phạm pháp luật của con cái, các cháu họ cũng như những hành động phạm pháp luật của ông bà, cha mẹ đối với con cái, các cháu. Cha mẹ là những người trực tiếp truyền thụ, giáo dục cho con cái những quan niệm tốt đẹp về lối sống , lý tưởng, hạnh phúc cũng như định hướng nghề nghiệp cho con cái theo yêu cầu của xã hội, theo truyền thống gia đình và thêo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để đến khi trưởng thành họ có đủ khả năng ứng xử nhanh nhạy, mẫu mực trong các quan hệ xã hội. Vì vậy vai trò giáo dục của ông bà, cha mẹ đối với con cái, các cháu hầu như là quyết định vì cha có ra cha thì con mới nên con được, mới có cha nào con ấy theo ý nghĩa tích cực của nó.

Đối với con cái, các cháu yêu cầu giữ vững làm tròn đạo hiếu với ông bà, cha mẹ vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là lẽ thông thường tất yếu của con người. Dù ở bất kỳ xã hội nào thì nội dung yêu cầu cốt lõi của đạo hiếu cũng không thay đổi cần phải tiếp tục phát huy vì đó là yêu cầu về sự biết ơn công sinh thành nuôi dưỡng của, cha mẹ, sự kính trọng vâng lời và nghĩa vụ tình cảm chăm sóc, cha mẹ khi họ về già. Tất cả những yêu cầu đó phải đặt trên nền tảng tình cảm chân thành, tự nguyện từ tâm theo tiếng gọi của trái tim; ngoài ra còn phụ thuộc vào tấm gương của cha mẹ, khi họ đối xử với ông bà, đối xử với con cái có công bằng, dân chủ, có nghiêm khắc hay không. Vì “Hiếu, Đễ luôn là nguồn gốc của đức nhân”, gốc của đạo đức co người nên chúng ta coi trọng và đề cao. Mặt khác, việc đặt ra những yêu cầu rèn luyện đúng đắn để con cái đối xử tốt với ông bà, cha mẹ thực chất là bước rèn luyện cơ bản cần thiết để con cái ra ngoài xã hội đáp ứng yêu cầu đạo đức cao hơn là yêu nước thương nòi, trung với nước hiếu với dân , theo yêu cầu đạo đức mới mà thôi. Sự tổng kết của ông cha ta xưa về Hiếu đễ

xuyên suốt các thế hệ người Việt với đầy đủ những yêu cầu chính đáng vẫn cần được cha mẹ nhắc nhở giáo dục con cái hằng ngày bằng lòng khoan dung độ lượng chứ không nên gay gắt như ông bà xưa yêu cầu.

Trong xã hội Việt Nam truyền thống thì giữa và chồng luôn luôn đựoc nhân dân đề cao, ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung hoà thuận. Ngày nay yêu cầu chung thuỷ giữa vợ và chồng trong đạo đức truyền thống vẫn cần được chúng ta giữ gìn và phát huy, coi đây là yêu cầu quan trọng nhất nhằm đảm bảo hạnh phúc gia đình và ổn định xã hội. Trong gia đình của xã hội mới, người chồng vẫn là trụ cột đáng tin cậy của vợ và con về mọi mặt là tấm gương cho vợ con trong các quan hệ ứng xử với họ hàng, làng xóm... Người chồng phải dũng cảm, khéo léo có trách nhiệm với vợ con trong nhà, tránh chuyên quyền độc đoán gia trưởng. Còn người vợ phải nhận thức rõ vai trò của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội... Ngày nay, trong điều kiện xã hội mới vai trò trách nhiệm của anh chị đối với em út và ngược lại có giảm bớt nhiều , nhằm phát huy tính độc lập tự chủ của mỗi cá nhân. Anh

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo về Hiếu, Đễ và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 77 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)