Thực trạng đạo đức gia đìn hở ViệtNam và mục tiêu xây dựng đạo đức gia đình trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo về Hiếu, Đễ và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 58 - 66)

đạo đức gia đình trong giai đoạn hiện nay

Ngày nay đứng trước bối cảnh toàn cầu hoá Việt Nam mở cửa, giao lưu, hội nhập với các nước đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đem đến cho chúng ta nhiều thách thức. Việc hình thành các chuẩn mực xã hội mới được biểu hiện ra ngay trong đời sống của gia đình. Tư duy, lối sống, mức sống, chất lượng sống có nhiều thay đổi, nhu cầu làm giàu, nhu cầu hưởng thụ cả vật chất lẫn tinh thần ngày càng cao. Dưới tác động của kinh tế thị trường, đạo đức gia đình đang chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại xuất hiện những mảng sáng tối.

Những truyền thống tốt đẹp của đạo đức gia đình Việt Nam được bảo vệ, được lưu giữ và phát huy, vẫn đang được truyền nối trong các thế hệ gia đình tại Việt Nam ngày nay. Hơn nửa thế kỷ qua, cùng với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đạo đức gia đình đã có những bước phát triển lớn. Trước hết phải kể đến thành tựu phá bỏ dần các nền tảng phong kiến gia trưởng đã hằn sâu từ ngàn xưa trong đời sống biết bao thế hệ người Việt Nam. Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em hiện nay đã thiết lập được mối quan hệ mềm dẻo hơn, bớt cứng nhắc hơn so với thế hệ trước, các gia đình cho rằng quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hiện nay là có thứ bậc, trật tự nhưng bình đẳng, dân chủ hơn. Trước kia con cái phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ, làm em phải nghe lời anh không được cãi lại dù cha mẹ, anh chị không đúng, ngày nay con cái, anh em ngoài sự gần gũi với cha mẹ, hơn mà còn trao đổi tâm sự thường xuyên và thông cảm với nhau hơn. Quan niệm “yêu cho roi cho vọt”

đã giảm đi nhiều, các bậc cha mẹ cho rằng phải có trách nhiệm tìm hiểu con để có biện pháp chăm sóc, giáo dục đúng.

Vai trò gia trưởng của đàn ông đang mất dần trong gia đình, nhất là ở những gia đình thế hệ trẻ, thay vào đó là vai trò bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ cũng như thăng tiến trong sự nghiệp giữa vợ và chồng. Đứa trẻ trong nhiều gia đình đã được nhìn nhận và đối xử như một thành viên bình đẳng, được chăm sóc để phát triển thích ứng với sứ mệnh của tương lai. Riêng đối với phụ nữ và trẻ em, đã có nhiều điều luật về quyền bình đẳng giữa nam và nữ, quyền của trẻ em được yêu thương và chăm sóc. Tạo dư luận xã hội biết đứng về phía tiến bộ như hôm nay là một thành tựu lớn, khi mà dấu ấn của quan niệm cổ điển phong kiến xa xưa đã hằn sâu trong tiềm thức của biết bao gia đình, đã có nhiều đổi khác, tiến bộ cơ bản. để có gia đình hạnh phúc là vợ chồng hoà thuận, con cái chăm ngoan, các gia đình cho biết việc chọn nghề cho con cái là do con quyết định nhưng có sự tham khảo ý kiến của cha mẹ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong những năm đổi mới, đạo đức gia đình đã có nhiều biểu hiện suy thoái, sự “dân chủ” và “bình đẳng” thái quá, đã làm cho mối quan hệ trong gia đình trở nên “khô khan”, thiếu vắng sự quan tâm, chia sẻ và trách nhiệm đối với nhau. Thực tế cho thấy rằng ngày nay mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình không còn trật tự, thứ bậc gì cả, nhường chỗ cho sự nuông chiều của cha mẹ đối với con cái của anh chị đối với các em Sự dân chủ và bình đẳng đẳng thái quá nhiều khi dẫn đến sự xoá nhoà ranh giới, làm mất đi khoảng cách cần thiết giữa các thế hệ, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị và các em. Trẻ em không còn ngoan ngoãn nữa, truyền thống “kính trên nhường dưới” có chiều hướng mai một.

Cùng các biểu hiện trên, sự vô trách nhiệm của nhiều bậc cha mẹ cũng đang có xu hướng gia tăng. Họ không những không quan tâm chăm sóc giáo dục con cái đúng mức mà còn để mặc cho con cái chơi bời sa đoạ trở thành những cái gai và nỗi lo của xã hội, làm cho tình cảm và mối quan hệ gắn bó

giữa cha mẹ với con cái bị xem nhẹ. Tình cha con ít đậm đà sâu sắc, sự kính trọng của con cái đối với cha mẹ, của em út đối với anh chị bị giảm sút. Ngày nay, nhiều gia đình kể cả ở thành thị và nông thôn cho rằng, hiện tượng trẻ em có biểu hiện hư hỏng và lang thang là do cha mẹ lo làm ăn, nên họ không có hoặc có rất ít thời gian vật chất giành cho việc quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái. Điều đó cho thấy, trong kinh tế thị trường cha mẹ lao vào làm ăn kinh tế dẫn đến sự nới lỏng và mất hiệu lực trong việc kiểm soát con cái, đã làm cho gia đình mất đi khả năng phát hiện và kịp thời uốn nắn, sửa chữa những khuyết điểm của trẻ. Tại thành thị, thì việc kiểm soát hành vi của con cái càng được nới lỏng hơn do người ta sống theo lối “nhà nào biết nhà ấy”, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”, môi trường hoạt động của trẻ lại rộng lớn, nguồn tác động đa dạng hơn. Đặc biệt ở nông thôn hiện nay cả người vợ và người chồng đều chưa nhận thức được vai trò quan trọng của gia đình đối với việc giáo dục con, lúng túng cả về nội dung và phương pháp giáo dục, nhiều gia đình chưa có ý thức thói quen quan tâm đến giáo dục con, họ không đủ kiến thức, hiểu biết và điều kiện để kiểm tra, giúp đỡ con học tập.

Sự gia tăng trẻ em hư hỏng và sự bất lực của các bậc cha mẹ trong việc dạy dỗ con cái là do sự thiếu gương mẫu của bản thân mình. Họ chẳng những không quan tâm đến giáo dục con cái, mà còn làm hư hỏng con cái bằng sự hư hỏng của chính mình, sự xung đột vợ chồng, sự gia tăng của ly hôn cũng làm cho gia đình mất đi khả năng bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em. Cuộc sống xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế đã tác động đến đời sống đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay. Xã hội hiện đại, phụ nữ ồ ạt bước vào lực lượng lao động thì họ có sự độc lập về kinh tế. Bên cạnh đó, việc phổ biến các phương tiện ngừa thai đang dần giúp người phụ nữ loại bỏ đi sự cột chặt của các chu kỳ thai nghén mà dường như họ không có quyền làm khác được. Con cái ra đời khi đã được hoạch định trước của cha mẹ. Bên cạnh những yếu tố vĩ mô đó, ta nhận dạng được những yếu tố đặc thù

như tuổi kết hôn, vấn nạn sống thử, có thai trước hôn nhân... Tình trạng khủng hoảng trong gia đình hiện nay sẽ nhấn chìm các thành viên vào một trạng thái vô tổ chứcmà trong đó, những sự tương tác, những chiến lược để đương đầu với thực trạng là không tương thích, không hiệu quả, thậm chí là khép kín. Kinh nghiệm cho thấy, những gia đình nào càng gặp bất lợi về mặt kinh tế, xã hội và văn hoá thì càng dễ rơi vào những trạng thái quá căng thẳng và chính chúng là nguồn tạo nên nạn bạo hành, những lạm dụng về thể xác, ly tán, những mâu thuẫn trong đời sống gia đình. Sau stress, nạn bạo hành là một trong số các nhân tố rất quan trọng khác khiến cho đời sống của gia đình lung lay. Nạn bạo hành trong gia đình có liên quan đến mọi thành viên trong gia đình.Tuy nhiên, chính phụ nữ mới thường là nạn nhân của bạo hành trong gia đình nhiều hơn so với nam giới. Trẻ em có lẽ là nạn nhân dễ bị tổ thương nhất của loại bạo hành này, cùng với ông bà và những người cao tuổi. Ngược lại, cũng có một số cha mẹ bị con cái họ lạm dụng về mặt thể lý. Mặt khác, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc hiện nay tỷ lệ trẻ vị thành niên hư hỏng tăng. Bởi vì con cái chúng ta sống hàng ngày nơi học đường với bạn bè từ bẩy giờ đến tám giờ, trong khi chúng ta gần chúng vài giờ một tuần. Con cái dễ tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của bạn bè, bị áp lực và ảnh hưởng nơi học đường. Những kiểu tóc lố lăng nhuộm xanh nhuộm đỏ, những chiếc vòng xiên môi, xiên lưỡi, xiên vành tai... những sợi xích dài lòng thòng từ thắt lưng tới túi quần, khiến cho chúng không giống ai. Tuy nhiên chúng lại thấy đó là hay vì được bạn bè tán thưởng, được hội nhập vào cái văn hoá hippy và có bạn, thay vì lẻ loi cô độc chẳng ai chơi với. Từ quần áo, chúng bắt chước bạn bè cả lối sống bất cần đời, cách ăn nói thô tục, chửi thề văng mạng, cách đối xử vô lễ với thầy cô trong trường và dần đã hỗn xược với cả cha mẹ ở nhà. Chúng gia nhập băng đảng để nhậu nhẹt hút sách, và đánh lộn với các băng đảng khác để dành gái. Chúng dùng vũ khí đánh lộn, từ gậy gộc, xích sắt, tới dao búa và cuối cùng là súng ống. Phim ảnh bạo hành ảnh hưởng rất lớn đến

trẻ em. Những vụ đâm chém và bắn giết xảy ra tại nhiều trường trung học và cả tiểu học. Con cái lấy trộm súng của cha mẹ để lăm le hay để thanh toán nhau. Cha mẹ có răn dạy thì chúng cãi lại, bỏ nhà ra đi, hoặc nếu có bị ngăn cấm thì cũng leo cửa sổ chốn nhà đi chơi suốt đêm. Khi chúng hỗn láo chửi thề thầy cô ở trường được thì chúng dần dần đối xử như vậy với cha mẹ ở nhà. Vì cha mẹ đại diện cho giới quyền, là những người đưa ra các quy luật gia đình chúng phải noi theo. Khi muốn gì không được thì chúng phản ứng bằng cách la lối hỗn xược và dần đi đến những hành vi vũ phu và đánh đạp cả cha lẫn mẹ. Nguyên nhân của tình trạng trên là do cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ tăng. Xu hướng hôn nhân với người nước ngoài ngày càng nhiều cũng đặt ra mối quan tam lo lắng cho toàn xã hội. Nhiều tệ nạn xã hội như ma tuý, HIV đã và đang xâm nhập vào các gia đình. Mâu thuẫn xung đột giữa ác thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang đặt ra nhiều thách thức mới. Theo thống kê của toà án nhân dân tối cao, trong vòng 5 năm qua, các toà án địa phương trong cả nước thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc hôn nhân và gia đình. Trong đó có 186.954 vụ việc về hôn nhân và gia đình có hành vi đánh đập ngược đãi, chiếm 51,3% trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Riêng năm 2005 có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình trong tổng số 65.929 vụ án về hôn nhân và gia đình, chiếm 60,3%.Theo báo cáo của Uỷ Ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, cứ 2-3 ngày có một người chết liên quan đến bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình đang diễn ra ở nhiều nơi, ở mọi đối tượng và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điều đó cho thấy, một số gia đình ngày nay do có điều kiện vật chất mà một số bậc cha mẹ chỉ nghĩ đến bản thân mình, quay cuồng theo nhịp sống gấp gáp mà quên mất vị trí của mình trong gia đình, đòi hỏi tự do cá nhân một cách quá đáng, tìm kiếm những thú vui ngoài gia đình và thiếu trách nhiệm đối với gia đình, họ quên

rằng một trong những phương pháp giáo dục con tốt nhất là sự “nêu gương” của cha mẹ. Đó cũng là vấn đề mà các bậc cha mẹ cần phải trăn trở, suy xét lại bản thân mình, bởi lẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu: “Một trăm bài diễn văn hay không bằng một tấm gương sống”. Do vậy, chính thiếu sự gương mẫu của một số bậc cha mẹ còn tồn tại hiện nay là loại vi khuẩn gây bệnh cho việc xây dựng xã hội tương lai.

Trong đời sống đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay, chúng ta lại thấy xảy ra nhiều trường hợp con cái hư đốn, không chịu nghe theo sự chỉ bảo, góp ý đúng đắn, những lời hay lẽ phải của cha mẹ, anh chị em ganh tị đấu đá nhau. Chúng chẳng những không báo đáp được ơn sinh thành, không có lòng kính trọng người đã từng cưu mang lo lắng cho mình mà ngược lại có nhiều người còn coi thường, hắt hủi, thậm chí còn bạc đãi cha mẹ, tranh giành của cải đất đai thừa kế. Trong thực tế cũng xuất hiện nhiều hiện tượng mà dư luận bấy lâu nay vần thường lên án, như khi cha mẹ nào có tiền của dành dụm được thì con cái tranh dành, giành giật việc “nuôi” cha mẹ; còn những bậc cha mẹ không có của cải, nghèo khó hay không lao động được, không đem lại lợi nhuận gì cho kinh tế gia đình thì bất hạnh thay, họ lại bị con cái đùn đẩy nhau, ganh tị và phân chia nhau từng ngày nuôi nấng. Hoặc thậm chí chúng còn bỏ mặc, hắt hủi cha mẹ khiến nhiều người không chịu được cảnh đó đã tự vẫn hoặc bỏ đi lang thang đầu đường xó chợ để xin thiên hạ bố thí. Ngày nay nhiều gia đình cho rằng, con cái có hiếu với cha mẹ là vì của cải, tiền bạc cha mẹ để lại nhiều. Như vậy, bên cạnh những tấm gương hiếu thảo, những tấm lòng nhân nghĩa, ân tình với cha mẹ, anh em tôn trọng lẫn nhau cùng nhau bàn bạc và quyết định những vấn đề lớn của gia đình thì vẫn còn đó nhiều người con, người em đã có thái độ bất nhân, bất nghĩa, thiếu tôn trọng hoặc có hành vi hỗn láo, vô đạo đức với cha mẹ và anh chị, một số người coi việc nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ như một gánh nặng nên một số các bậc cha mẹ khi còn trẻ đã dự tính cho tương lai khi trở về già sẽ vào viện dưỡng lão ở để khỏi

ảnh hưởng đến con cái. Một số gia đình lại nghĩ rằng, chỉ cần đóng góp tiền bạc để nuôi dưỡng cha mẹ là đã làm tròn bổn phận của người con có hiếu . Có những gia đình kinh tế khó khăn, điều kiện vật chất eo hẹp nên không có điều kiện hoặc thường lảng tránh việc chăm sóc cha mẹ nhưng cũng có số gia đình rất giàu có thì lại báo hiếu chỉ bằng cách thuê những người xa lạ về chăm sóc cho cha mẹ để cha mẹ sống trong tủi buồn cô đơn. Từ đó gây ra cảnh:

“Không ăn thì ốm thì gầy Ăn thì nước mắt chan đầy bát cơm” Hoặc

“Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng biển Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”

Họ không nghĩ đến cha mẹ cần sự quan tâm, an ủi của con cái. chính vì thế, đã có những trường hợp khi trở về già sẽ tự lo cho bản thân bằng tiền dành dụm của mình. Chúng ta thấy nhiều các cụ già ở làng quê hoặc thành thị có vốn riêng, cuộc sống tuổi già ung dung, ít phụ thuộc vào con cháu. Từ khía cạnh này cho thấy, phải tạo thói quen trong nếp sống gia đình, kể cả gia đình nông dân, một đời cha mẹ vất vả lao động kiếm sống, phải tự chú ý tạo vốn dưỡng già cho mình, con cái cũng phải gây thói quen có nếp sống này, phải chú ý tạo điều kiện để cha mẹ có vốn dưỡng già. Thậm chí, trong các gia đình có điều kiện kinh tế phát triển và trình độ học vấn cao luôn chuẩn bị cho mình khi trở về già sẽ vào Viện dưỡng lão ở để khỏi ảnh hưởng đến con cái. Đây cũng là vấn đề xã hội đang đặt ra cho những người còn trẻ tuổi, đang lao động

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo về Hiếu, Đễ và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 58 - 66)