Nâng cao vai trò của pháp luật, kết hợp chặt chẽ giữa pháp luật và đạo đức trong việc giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo về Hiếu, Đễ và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 101 - 109)

Đạo đức là giá trị tinh thần được hình thành qua thời gian, được nhiều người thừa nhận và tự nguyện thực hiện. Pháp luật là những quy định của Nhà

nước của một giai cấp thống trị nhằm bắt buộc quần chúng thực hiện để đảm bảo quyền lợi của giai cấp nắm chính quyền.

Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau. Trước hết, đạo đức và pháp luật đều là hình thái ý thức xã hội, đều là sản phẩm của một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Để điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của con người theo một trật tự nhất định và vì tính cưỡng chế, bắt buộc của pháp luật mà mọi công dân muốn hay không muốn cũng phải thực hiện. Pháp luật luôn quy định những điều được làm, không được làm, còn đạo đức là những chuẩn mực khuyên con người nên và không nên làm, chỉ có lương tâm là toà án tối cao tự xử những cá nhân vi phạm giá trị đạo đức và sau đó là dư luận xã hội.

Coi trọng và kết hợp chuẩn mực đạo đức với tri thức pháp luật, giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật. Việc trang bị kiến thức pháp luật, hình thành thái độ, hành vi tự giác tuân thủ pháp luật là đòi hỏi bức xúc đối với việc giáo dục đạo đức gia đình hiện nay. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải giáo dục tinh thần công dân. Song, cần nhận thức đầy đủ mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, phải thấy đạo đức là cái gốc, nhất là những giá trị đạo đức nhân bản, có tác dụng điều chỉnh hành vi pháp luật của mỗi cá nhân. Hành vi đạo đức được điều chỉnh bằng lương tâm và dư luận xã hội, bằng truyền thống. Còn hành vi pháp luật được điều tiết bằng cơ chế quản lí và giám sát của các cơ quan chức năng.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là một nền kinh tế hoàn toàn mới. Sự vận hành cơ chế kinh tế này đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đặc biệt là pháp luật điều chỉnh các quan hệ đạo đức. Do chúng ta mới bắt đầu làm quen với cơ chế thị trường, nên sự thiếu hụt về mặt luật pháp là không thể tránh khỏi. “Luật pháp và đạo đức là những hình thái ý thức xã hội cụ thể, nhưng giữa chúng tác động biện chứng và thống nhất với nhau. Luật pháp nhiều “khe hở” sẽ tạo ra những khe hở đạo đức; ngược lại đạo đức có nhiều “khe hở” thì pháp luật dù kín đến mấy cũng bị chọc thủng” [83, tr.219]. Do vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường vai trò của pháp

luật trong việc giáo dục đạo đức gia đình là một trong những giải pháp quan trọng góp phần xây dựng đạo đức lành mạnh, góp phần khắc phục những hiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận dân cư trong xã hội hiện nay. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay muốn thành công cần phải có con người xã hội chủ nghĩa - con người có đức lẫn tài. Từ mặt trái của cơ chế thị trường và những bất cập về quan niêm Hiếu đễ hiện nay, để khắc phục được những ảnh hưởng tiêu cực đó thì Đảng và Nhà nước ta phải có sự quy định về nghĩa vụ của cha mẹ và con cái của người anh đối với người em... thành những văn bản pháp quy cụ thể. Trước hết cha mẹ phải có trách nhiệm cao với gia đình và con cái, phải hiểu giáo dục con chính là nghĩa vụ đối với Tổ quốc, không thể nói yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội khi không giáo dục con cái trở thành những nhân tố góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Người con dưới sự giáo dục đó, tự bản thân sẽ biết vươn lên phát huy trí tuệ và phẩm chất của mình.

Giáo dục con người phải biết thương yêu cha mẹ, kính trọng ông bà, anh chi, giúp đỡ họ hàng, bạn bè, làng xóm… việc giáo dục không chỉ trong gia đình mà cả nhà trường và xã hội. Ngoài ra Đảng và Nhà nước ta phải có chính sách phát động phong trào đưa gương sáng trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách đều đặn như: báo, đài, tivi… về những gương hiếu thảo, có khuyến khích khen thưởng cho những người trở thành tấm gương điển hình về hiếu đễ. Kịp thời xử phạt những người có hành vi bạc đãi với cha mẹ, ông bà, anh chị trong gia đình.

Đảng và Nhà nước phải có trách nhiệm vạch rõ cho mọi người thấy được bổn phận của mình đối với cha mẹ, không chỉ quan tâm về vật chất mà còn phải quan tâm đến tinh thần của cha mẹ, tránh tình trạng người già cô quạnh, tách biệt khỏi quan hệ tình cảm gia đình như các nước phương Tây. Ngoài ra, cần vận động phong trào “Uống nước nhớ nguồn” để nhắc nhở mọi người nhớ về tổ tiên, nhớ

ơn đến những người có công với nước, giúp đỡ gia đình thương bình và các gia đình liệt sĩ, duy trì phong tục thờ cúng tổ tiên, xây dựng lại các khu di tích lịch sử.

Đảng và nhà nước ta phải quan tâm khuyến khích xây dựng gia đình có nhân nghĩa - mọi người chung sống với nhau, với một tình cảm thân thương chăm sóc lẫn nhau. Ngày nay, xã hội ta đặt lên hàng đầu tình cảm đối với Tổ quốc và nhân dân, những tình cảm ấy cũng trước hết phải được xây dựng và vun trồng từ những tình cảm đầu tiên giữa người với người trong hoàn cảnh gia đình. Chúng ta cũng thừa nhận rằng: Một con người trung với nước, hiếu với dân, những người đó có đạo đức ngoài xã hội, không thể là những người mất đạo đức trong gia đình, những người tệ bạc với cha mẹ, anh em mình. Vì vậy, muốn đào tạo con người có đạo đức ngoài xã hội trước hết phải giáo dục con người có Hiếu đễ trong gia đình.

KẾT LUẬN

Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hoá rực rỡ, phong phú và cổ xưa nhất của nền văn minh nhân loại. Trong đó Nho giáo là một trong những học thuyết chính trị - đạo đức tiêu biểu nhất. Qua nghiên cứu quan niệm “Hiếu” và “Đễ” trong Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với xây dựng đạo đức gia đình việt Nam hiện nay, có thể rút ra được các kết luận sau:

1. Nho giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI trước Công nguyên dưới thời Xuân Thu mà người sáng lập chính là Khổng Tử và được hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử Trung đại: Hán Đường, Tống, Minh, Thanh. Nhưng tiêu biểu hơn cả là dưới tiều đại Hán và Tống. Học thuyết này đã đáp ứng của trật tự xã hội và các tập đoàn phong kiến thống trị, nên đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của bao triều đại phong kiến Trung Hoa, cũng như nhiều nước Phương Đông trong hàng ngàn năm lịch sử. Trong đó “Hiếu”“Đễ”

là một trong những phạm trù cơ bản của Nho giáo, nội dung của quan niệm này có sự thay đổi theo sự vận động và phát triển của xã hội. Điều này có thể thấy trong quan niêm “Hiếu”“Đễ” thời kỳ Khổng - Mạnh còn mang nhiều giá trị hợp lý nhất định, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo hướng con người vào sự tu dưỡng đạo đức cá nhân theo đạo làm người mà thực chất là nghĩa vụ đạo đức của con người, để con người ứng xử với nhau sao cho phải đạo... Tuy nhiên về sau, những giá trị tiêu cực, lạc hâu trong nội dung phạm trù “Hiếu”“Đễ” lại được khuếch trương nhằm phục vụ trực tiếp cho chế độ phong kiến tập quyền đương đại.

2. Nho giáo là một học thuyết chuộng gốc, nhớ nguồn nên rất coi trọng vấn đề giáo dục đạo đức gia đình, đề cao vai trò và sức mạnh của đạo đức đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội lý tưởng “Đại đồng”. Xã hội sẽ hỗn loạn, sẽ không còn kỷ cương nếu không có đạo đức. Trong gia đình phải xây dựng cho được những tình cảm sâu sắc, nghĩa tình, những quan hệ có thứ bậc

chặt chẽ, ra ngoài xã hội cũng vậy. Quan hệ cao nhất của họ phải theo nghĩa vua tôi mà khởi đầu từ đạo hiếu. Nho giáo yêu cầu “từ thiên tử xuống thứ dân, ai ai cũng phải lấy tu thân làm gỗc”. Có như vậy thì xã hội mới có kỷ cương, ổn định và phát triển. Từ mục đích đó, Nho giáo nêu cao vai trò của việc đào tạo giáo dục con người tuân theo những chuẩn mực xã hội. Mà gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, nơi mà mọi thành viên trong gia đình được chăm lo chu đáo với trách nhiệm và tình yêu thương, được an toàn, được nghỉ ngơi và được cân bằng tâm sinh lý, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Phạm trù “Hiếu”

“Đễ” của Nho giáo có những yếu tố hợp lý: Nho giáo đã nêu được vai trò tích cực của “Đạo hiếu” trong gia đình nhằm góp phần ổn định trật tự xã hội. Đây cũng là một đặc điểm đặc thù của triết lý Phương Đông. Nó giúp con người tự xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội dựa trên những khuân mẫu giá trị đạo đức đã định sẵn. Nho giáo nhấn mạnh tình nghĩa của con người đối với gia đình và xã hội, nó đề cao vai trò của giáo dục và tu thân từ trong gia đình theo nếp sống gia phong, khuyên con người chung thuỷ hiếu thảo với nhau, đề cao việc nhân nghĩa coi “Đức nhân cao quý tốt đẹp, ai ai cũng phải phấn đấu vươn tới”. Sự vươn tới bắt đầu từ trong gia đình, từ lòng thương yêu chân thành của cha mẹ đối với con cái, từ sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, từ việc anh em hoà thuận, vợ chồng hạnh phúc. Từ đó mọi người mới tôn trong phép tắc của xã hội, mới trung thành với Tổ quốc.

Tuy nhiên, ra đời và tồn tại trong bối cảnh lịch sử đó, Nho giáo không tránh khỏi những hạn chế nhất định, đó là đề cao thái quá vấn đề đạo đức cho rằng đạo đức là tiêu chí hàng đầu để xem xét con người mà không quan tâm đến vai trò của sản xuất vật chất và các lĩnh vực khác. Do đó nội dung “Hiếu”

“Đễ” của Nho giáo nặng về giáo dục nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn phận , nó trói buộc con người trong những nguyên tắc giáo điều, khắc nghiệt mà ít

chú ý tới tự do cá nhân, tới tự do dân chủ và bình đẳng xã hội. Chính vì thế Nho giáo đã trở thành yếu tố làm kìm hãm sự phát triển của đât nước.

3. Mặc dù Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên, với hơn hai nghìn năm tồn tại của mình trong đó trên năm trăm năm giữ vai trò là hệ tư tưởng thống trị toàn xã hội. Nho giáo đã có đủ thời gian và có điều kiện thấm sâu, bám rễ vào mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần dân tộc và ảnh hưởng của nó đặc biệt sâu sắc trong gia đình làng xã Việt Nam. Nho giáo đã được “Việt hoá” cho phù hợp với bản sắc văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên, Nho giáo nói chung, Quan niệm “Hiếu”“Đễ” nói riêng, một mặt, cũng có những nhân tố tích cực nhất định góp phần làm phong phú thêm truyền thống dân tộc nhưng mặt khác những tư tưởng bảo thủ lạc hậu của nó cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống đạo đức gia đình, mà ngày nay những tàn dư ấy vẫn còn tồn tại dai dẳng, gây trở ngại cho việc xây dựng gia đình văn hoá mới, đang cản trở công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

4. Ngày nay, trong quá trình hội nhập quốc tế dưới sự tác động của nền kinh tế trị trường. Bên cạnh những mặt tích cực đó là tự do bình đẳng, dân chủ tôn trọng lới ích cá nhân giữa các thành viên trong gia đình, đồng thời với những biểu hiện xuống cấp về đạo đức xã hội, nhất là gia đình cùng với quá trình đô thị háo nhanh, người dân không bắt kịp với lối sống đô thị đã gây nên những khủng hoảng về lối sống. Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức và lối sống mới cho thế hệ trẻ ở gia đình, nhà trường, và xã hội kết hợp chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất. Pháp luật ít tuyên truyền giáo dục, việc xử lí các hiện tượng vi phạm pháp luật không nghiêm minh... Trước thực trạng đó, việc cải tạo kế thừa tư tưởng “Hiếu”“Đễ” của Nho giáo Nhằm xây dựng đạo đức trong gia đình có một ý nghĩa quan trọng . Chúng ta có thể học tập Chủ Tịch Hồ Chí Minh về việc khai thác những nhân tố hợp lý của Nho giáo và loại bỏ những mặt tiêu cực, lạc hậu của nó trong việc xây dựng gia đình văn hoá mới. Chúng ta phải biết chọn lọc, kế thừa và phát huy đúng đắn những giá trị đạo

đức của Nho giáo để đáp ứng được yêu cầu xây dựng, giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ những phẩm chất đạo đức mới góp phần hoàn thành sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ngày nay khi chúng ta đang tham gia vào quá trình toàn cầu hóa thì việc kế thừa có chọn lọc quan điểm coi trọng giáo dục gia đình của Nho giáo là điều cần thiết. Chúng ta đã đặt ra những mục tiêu cụ thể để xây dựng những con người mới có phẩm chất đạo đức tốt đẹp như nghị quyết trung ương V khoá VIII của đảng đề ra nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực làm cho xã hội ngày càng văn minh tốt đẹp hơn để sánh vai với các cường quốc năm châu.

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo về Hiếu, Đễ và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 101 - 109)