Tính tất yếu

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo về Hiếu, Đễ và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 66 - 68)

Ngày nay, sự phát triển của kinh tế thị trường, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Vì vậy, tất yếu có những biến động khi xã hội thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình , giữa cá nhân và gia đình. Những thay đổi này ảnh hưởng đến cuộc sống đạo đức gia đình. Trong cơ chế thị trường với quy luật cạnh tranh khóc liệt, các gia đình phải tìm mọi cơ hội, điều kiện có lợi nhất, tốt nhất để phát triển kinh tế, thậm chí có một số trường hợp còn bất chấp cả luật pháp nhà nước chà đạp lên đạo đức thông thường. Ngoài ra, do giao lưu quốc tế, như tham quan, du lịch, sách báo... hoặc sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, mạng internet... văn hoá Âu Mỹ, với những mặt tốt xấu đan xen được du nhập bằng nhiều con đường khác nhau có ảnh hưởng lớn đến nhân dân ta, đặc biệt là lớp trẻ. Hiện nay, quyền lợi cá nhân, lợi ích cá nhân, coi trọng một cách thái quá là cơ sở cho sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, dẫn đến sự không ổn định và thiếu bền vững của nhiều cuộc hôn nhân, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Trong hôn nhân đã nảy sinh khuynh hướng thực dụng, không ít người lấy nhau, bỏ nhau vì động cơ tiền tại, địa vị, danh vọng. Tỷ lệ ly hôn, ly thân của các gia đình ở nước ta có xu hướng tăng lên hàng năm. Đó là biểu hiện của lối sống bắt chước phương Tây.

Những biến đổi trên đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Việt Nam hiện nay giữa ông bà, cha mẹ, anh chị em, con cháu. Từ chỗ đặt mục đích “lợi ích” làm trọng các thành viên gia đình đối xử với lớp người già theo nguyên tắc trao đổi sòng phẳng. Họ đã lấy mức độ giầu nghèo làm tiêu chuẩn xác định quan hệ thân sơ trong họ hàng. Cách đối xử trở

nên không bình thường đã làm cho mối quan hệ vốn có giữa các thế hệ trong gia đình bị mất căng thăng bằng. Nhiều chuyện con cái ngược đãi cha mẹ già, anh chị em xung đột với nhau chỉ vì đất đai thừa kế đã làm đau lòng mọi người. Mặt khác hiện tượng coi thường giáo dục gia đình đang xảy ra ngày càng nhiều đã góp phần đáng kể phá vỡ nền tảng đạo đức gia đình. Hiện tượng buông lỏng giáo dục dục phẩm chất đạo đức và cách ứng xử đúng đắn, tình nghĩa đã gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Sự lúng túng , trong việc giáo dục đạo đức gia đình của cha mẹ, sự coi thường, phủ định sạch trơn nội dung và hình thức giáo dục đạo đức truyền thống cho con cái đã dẫn đến phá vỡ mối liên kết tinh thần của tổ ấm gia đình.

Nguyên nhân của những hiện tượng lệch chuẩn đạo đức gia đình ở trên thì có nhiều và rất phức tạp xong một trong số đó trước hết bắt nguồn từ những vấn đề liên quan đến luật pháp. Những quy định của luật pháp là cơ sở chính hình thành đạo đức gia đình. Nhà nước ta đã ban hành luật hôn nhân - gia đình mới (2000) quy định mối quan hệ đạo đức gia đình, trách nhiệm, quyền lợi của cha mẹ đối với con cái và ngược lại, trách nhiệm giữa vợ và chồng, khung hình phạt đối với những người phạm luật. Song trên thực tế, công việc tuyên truyền giáo dục hôn nhân và gia đình chưa được thực hiện thường xuyên và rộng rãi, đặc biệt là vùng núi, vùng xa... Vì vậy có thể nói, hiện tượng “mù pháp luật” đã xảy ra. Người phạm pháp (đánh đập vợ con, ngược đãi cha mẹ già...) lại không hiểu hành vi của mình là phạm tội, người bị hại lại cam chịu cho rằng đó là số phận. Tuy nhiên, phải thấy rằng việc tuân thủ luật pháp của một số người chưa nghiêm chỉnh.

Thứ hai: Việc xem thường giáo dục đạo đức gia đình, phương pháp dạy con không cụ thể, nội dung giáo dục đạo đức chung chung, không giác ngộ được con cái trong gia đình. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc giao lưu văn hoá trong và ngoài nước đã góp phần đưa vào các sách báo, phim ảnh lành mạnh, ca ngợi chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, bạo lực... Tất cả

những điều đó đã ảnh hưởng tới quan niệm đạo đức gia đình, hôn nhân và luyến ái của không ít người.

Thứ ba: Nguyên nhân về kinh tế, do nền kinh tế thị trường ở nước ta đang ở giai đoạn đầu, chưa hoàn thiện, chính sách chưa đồng bộ nên đã sinh ra nhận thức không đúng đắn rằng, trong cơ chế này, ai có ý thức đạo đức thì bị thua thiệt. Sự mở cửa của nền kinh tế đã làm cho con người chịu ảnh hưởng trực tiếp của trào lưu tư tưởng xã hội như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa sùng bài tiền - vàng, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ... Chúng thẩm thấu vào cách ứng xử cá nhân và do đó, nó làm cho luân lý đạo đức của gia đình trở nên xấu đi.

Tóm lại, vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp. Các bậc thang giá trị bị đảo lộn. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh, trung thực, có lý tưởng, có tinh thần bảo vệ và xây dựng đất nước, với lối sống sa đọa, ích kỷ thực dụng, bạo lực giữa cái thiện và cái ác vẫn đang không ngừng diễn ra với tốc độ ngày càng ra tăng, song bên cạnh những điều tốt, những các hay được du nhập vào đời sống xã hội Việt Nam thì đồng thời, những cái tiêu cực, cái xấu, cái đáng lên án cũng đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp của nhân dân. Chính sự biến đổi giá trị đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam đã nêu ở trên là vấn đề đáng lo ngại và cần báo động. Vì

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo về Hiếu, Đễ và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)