Thông qua sự “nêu gương” của cha mẹ, ông bà để giáo dục lòng hiếu thảo của con cá

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo về Hiếu, Đễ và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 98 - 101)

lòng hiếu thảo của con cái

Về giáo dục gia đình, Nho giáo cho rằng, nhà nhà lễ nhượng, cả nước dấy lên lễ nhượng. Trong Nho giáo lễ là một phạm trù đạo đức, mỗi người cư xử, giao tiếp theo đúng phận vị, theo trật tự trên dưới, ấy là giữ đúng lễ, cũng là thực hiện đúng hành vi chính trị. Ngày nay, tất nhiên chúng ta không duy trì trật tự lễ giáo theo kiểu phong kiến, con cái lúc nào cũng khúm núm, sợ sệt, nhưng ở các trường học chúng ta thường thấy câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”, vậy thì trong gia đình đóng góp được gì trong việc học lễ ấy. Như chúng ta đã biết, do tính đặc thù của gia đình là mỗi đơn vị sản sinh và nuôi dưỡng, dạy dỗ nên những con người, trong quan hệ không phải là bình đẳng dân chủ mà là quyền uy. Các thành viên trong gia đình không phải là mỗi người tự ý tự do cá nhân, mà là một cộng đồng có trật tự trên dưới, tức là tạo ra lễ đã tự mang sẵn trong giáo dục gia đình. Đồng thời, trong cái môi trường trật tự trên dưới chặt chẽ này, quyền uy được biểu đạt ra không phải bằng pháp chế, mà bằng tình nghĩa, bằng nêu gương.

Trong mỗi gia đình, cha mẹ chẳng ra cha mẹ, anh chị không ra anh chị, thì đừng mong giáo dục để được dưới ra dưới. Đứa trẻ sống trong một gia

đình trên không ra trên, dưới không thành dưới, thì ra nhà trường, dù có dạy nó bài học về lễ, là phải kính trọng cha mẹ, ông bà, kính trọng anh chị dù có hay đến đâu cũng chỉ là “nước đổ đầu vịt”… Bởi thế giáo dục lễ trước hết phải từ trong gia đình. Đó là những tấm gương của người xưa về đạo hiếu, về đức hi sinh của con cái đối với cha mẹ. Những tấm gương đó thường được ghi chép trong các sách sơ học (“tam tự kinh”), dưới hình thức các câu chuyện kể ngắn gọn, hấp dẫn hay được rút qua những câu châm ngôn của thánh hiền hay được tổng kết thành ca dao, tục ngữ và thường được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ kia. Thông qua nêu gương điển hình (tốt và chưa tốt) để hướng mọi người vào làm việc thiện, việc tốt. Chẳng hạn, xung quanh nơi ở có những tấm gương con cái hiếu thảo, chăm sóc cha mẹ già hoặc có trường hợp do đua đòi ăn chơi, bỏ học, bị lôi kéo vào con đường tiêm chích ma túy, có trường hợp gia đình, hàng xóm, vợ chồng hay cãi nhau, thậm chí chồng đánh vợ, không ai quan tâm đến con cái, dẫn đến các cháu bỏ học… các bậc cha mẹ có thể lấy đó để giáo dục, dạy dỗ con và cũng là nhắc nhở các thành viên trong gia đình.

Khen thưởng, động viên kịp thời khi các thành viên có việc làm tốt dù rất nhỏ và cũng nhắc nhở ngay khi có những biểu hiện không đúng. Chẳng hạn, khi con trai hoặc người chồng tham gia vào công việc gia đình thì người mẹ, người vợ, chị em gái cần có lời động viên, khuyến khích kịp thời. Khi con cái đạt kết quả tốt trong học tập, các bậc cha mẹ có thể có phần thưởng tặng con (tránh thưởng bằng tiền).

Kết hợp giữa giáo dục bằng lời nói và việc làm. Trong việc giáo dục con, các bậc cha mẹ cần gương mẫu. Chẳng hạn, người cha thường dạy con phải biết yêu thương, tôn trọng mọi người nhưng thỉnh thoảng lại chửi mắng mẹ, hoặc người cha dạy các con phải biết giúp đỡ cha mẹ nhưng khi đi làm về cha chỉ ngồi đọc báo, xem ti vi, còn mẹ tất bậc với cơm nước, giặt giũ; hoặc mẹ dạy con phải trung thực nhưng khi trồng rau để bán, mẹ lại phun nhiều

thuốc trừ sâu cho rau… những hành động trái ngược với lời nói của các bậc cha mẹ sẽ phản tác dụng giáo dục, làm cho con cái nghi ngờ, mất phương hướng…

Trong mỗi gia đình, cha mẹ tự nêu gương và luôn nhắc nhở con cái chấp hành đúng pháp luật, thực hiện đầy đủ những quy ước của xóm làng đường phố. Trong gia đình kính trên nhường dưới, kính già yêu trẻ, đi thưa về chào, giao tiếp khách, bạn bè, xóm làng chân thành lịch sự… tất cả luôn được diễn ra ở mọi người, mọi lúc.

Từ lúc còn nhỏ, trẻ em cần được giáo dục thông qua những châm ngôn, những câu ca thấm đượm công đức cha mẹ và suốt cuộc đời con luôn luôn tâm niệm về việc đền đáp công ơn cha mẹ, phải sống và hành động sao cho xứng đáng với công ơn trời biển của cha mẹ. Những câu ca dao:

Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Những lời hát ru:

Con ơi muốn nên thân người Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha Những lời khuyên bảo:

Mẹ già ở tấm lều tranh

Sớm thăm, tối viếng, mới là đạo con Hay:

Cá không ăn muối cá ươn

Con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư

Tóm lại, để con “Hiếu” thì cha mẹ phải “từ”. Trách nhiệm làm cha, làm mẹ không những chăm sóc, nuôi dưỡng những đứa con khỏe mạnh mà còn phải dạy con nên người. Nếu trẻ em chưa ngoan thì trách nhiệm trước hết thuộc về cha mẹ “con dại cái mang”, “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”… kinh

nghiệm cho các bậc cha mẹ là phải “dạy con từ thuở còn thơ” và bằng chính tấm gương của mình. Gương mẫu trong lao động, trong đạo đức ứng xử trong gia đình, gương mẫu trong cách nói năng, trong cách ăn mặc, trong việc tôn trọng những quy tắc của đời sống cộng đồng, trong việc đoàn kết giúp đỡ hàng xóm, láng giềng, trong phép xã giao có văn hóa v.v… và phải nhận thức cho hết nghĩa câu “bất hiếu tất tử bất hiếu” (mình không hiếu với cha mẹ, tất con sẽ không hiếu với mình) [17, tr.163]. Đây không phải là nhân quả duy tâm siêu hình mà là một nét văn hóa truyền thống. Mình có đối xử tốt với cha mẹ, là tạo nên môi trường văn hóa tốt đẹp, giáo dục con cái sau này đối xử tốt với mình. Ông Nguyễn Đình Chiểu, một danh nho nặng lòng hiếu mẹ ơn cha đã viết:

“Chuyện khôn xiết kể trong nhà, Hễ làm con thảo sinh ra cháu lành”

Bên cạnh việc phát huy, nêu gương những tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ thì chúng ta cũng cần phải lên án và phê phán các hiện tượng con cái ngược đãi cha mẹ. Muốn thực hiện được điều đó, chúng ta phải nâng cao hơn nữa vai trò của giáo dục quan niệm hiếu đễ trong giai đoạn hiện nay. Ngay từ xa xưa, cha ông ta đã rất coi trọng và rèn giũa chữ hiếu đễ thì ngày nay, chúng ta phải ra sức nâng niu, trân trọng và gìn giữ nó. Thực hiện đạo hiếu trong gia đình, chúng ta sẽ nối được nghiệp nhà, làm rạng rỡ tổ tông và góp phần cho sự ổn định, phát triển của xã hội. quan niệm hiếu đễ không trực tiếp tạo nên mức tăng trưởng GDP mỗi năm của Việt Nam nhưng lại có một ý nghĩa hết sức lớn lao là tạo ra những con người Việt Nam nghĩa tình, hiếu thảo.

2.4.5. Nâng cao vai trò của pháp luật, kết hợp chặt chẽ giữa pháp luật và đạo đức trong việc giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Quan niệm của Nho giáo về Hiếu, Đễ và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 98 - 101)