mới là một tất yếu khách quan.
2.2.2. Một số nội dung cơ bản của xây dựng đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay Nam hiện nay
Gia đình mới mà chúng ta xây dựng là một gia đình no ấm, hạnh phúc tiến bộ dựa trên cơ sở dân chủ: vợ chồng, cha con anh em tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc và quyết định những vấn đề lớn của gia đình. Gia đình mới mà chúng ta xây dựng cũng đòi hỏi vợ chồng chung thuỷ, làm cha mẹ phải có đức nhân từ, làm con phải có đức hiếu kính, làm anh em phải có sự thương
yêu nhường nhịn. Hạt nhân của mỗi gia đình ấy chính là vợ chồng. Về vấn đề này, văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI xác định mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn hiện nay là: “xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp, giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”.
Xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nảy trên cơ sở kế thừa, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam như tôn kính, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, anh em đề cao việc tu dưỡng bản thân, xây dựng gia đình hạnh phúc, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của thời đại về gia đình. Bởi vì, bên cạnh tính chất phụ quyền, gia trưởng, gia đình truyền thống có những gía trị tốt đẹp cần được kế thừa phát huy trong điều kiện mới. Trong số các giá trị đó phải kể đến truyền thống vừa cố kết trong gia đình lại vừa đoàn kết tình làng nghĩa xóm, tình yêu gia đình gắn chặt với tình yêu dân tộc. Những giá trị ấy của nhân dân ta được hun đúc, phát triển thêm trong suốt hơn 70 năm đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng gia đình mới cần từng bước khắc phục, loại bỏ các giá trị không còn phù hợp của gia đình truyền thống: tính cục bộ theo họ tộc, địa phương, những nghi lễ rườm rà, tốn kém trong ma chay, cưới hỏi, sự bất bình đẳng về giới, bất bình đẳng giữa các thế hệ. Trong điều kiện hiện nay, sự chuyển đổi hệ giá trị từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại đang đòi hỏi phải tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hóa của nhân loại. Những giá trị văn hoá ấy chỉ có thể được chọn lọc, được tiếp thu một khi các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống được bảo tồn, được phát huy dung nạp những nội dung giá trị mới phù hợp với văn hoá và đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam.
Xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay được thực hiện trên cơ sở quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, bảo đảm quyền tự do kết hôn và ly hôn. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là hôn nhân được xây dựng chủ yếu dựa trên tình
yêu chân chính giữa nam và nữ. Tình yêu chân chính là quan hệ tình cảm nẩy sinh trong quá trình gặp gỡ, hiểu biết và thông cảm với nhau, tìm thấy ở nhau điểm tương đồng, mong muốn chia sẻ những khó khăn, sẵn sàng cùng nhau xây dựng cuộc sống chung hạnh phúc, thương yêu nhau, không thể thiếu nhau.Từ chỗ yêu thương nhay và thấy cần gắn bó với nhau xây dựng cuộc sống gia đình một cách tự nguyện, họ tình nguyện đến với nhau và được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Sự thừa nhận của pháp luật, một mặt giúp cho mỗi người khi bước vào hôn nhân, ý thức rõ hơn trách nhiệm công dân của mình trong cuộc sống gia đình, đồng thời pháp luật bảo vệ mỗi người khỏi những sự cám dỗ, lợi dụng đối với những người thiếu chín chắn nhẹ dạ. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ không hề bác bỏ sự quan tâm, hướng dẫn, chia sẻ tâm tư tình cảm của cha mẹ, anh chị em. Sự quan tâm đúng mức của cha mẹ thường là giúp cho con cái có trách nhiệm hơn, sống đúng mực hơn trong tình yêu, ý thức được đầy đủ hơn về trách nhiệm mỗi người trong hôn nhân và gia đình. Hôn nhân tự nguyện tiến bộ bao giờ cũng gồm hai mặt tự do kết hôn và tự do ly hôn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ly hôn dù bất cứ lý do nào thì hậu quả xã hội của nó cũng hết sức nặng nề. Hơn thế, hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính, nhưng tình yêu chân chính bao hàm cả nghĩa vụ và trách nhiệm cùng nhau chia sẻ khó khăn, cùng nhau vượt qua những thách thức, những trở ngại... trong cuộc chung sống. Vì vậy, hôn nhân chính đáng là cần thiết, nhưng cần có sự bảo đảm của pháp lý, có sự hỗ trợ, hoà giải của các đoàn thể xã hội, của cộng đồng làng xóm, dân phố.
Gia đình mới ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các quan hệ bình đẳng, thương yêu, có trách nhiệm cùng chia sẻ, gánh vác công việc của các thành viên để thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình và nghĩa vụ xã hội. Trong số các quan hệ giữa các thành viên trong gia đình , cần đề cập hai quan hệ cơ bản nhất: quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ - con cái. Việc hình thành và từng bước phát triển gia đình mới, cần đặc biệt chú ý đến bình đẳng gia
đình trong quan hệ vợ chồng. Kết hợp nhiều giải pháp, biện pháp, trong đó sự đồng bộ của việc đề ra và thực hiện các chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục..., góp phần quan trọng tạo ra và từng bước củng cố quan hệ bình đẳng vợ - chồng trong tham gia quyết định các vấn đề trọng đại của gia đình cũng như tham gia các hoạt động xã hội. Cùng với quan hệ vợ chồng, trong xây dựng gia đình mới cần chú ý đế quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ giữa anh chị - em, quan hệ ông, bà - các cháu trong gia đình nhiều thế hệ. Trong xây dựng các quan hệ này, sự tác động của xã hội đóng vai trò hết sức quan trọng, thông qua các chủ chương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá - giáo dục, tuyên truyền vận động. Trong đó cần lưu ý là những tác động ấy sao cho trở thành các nhân tố và điều kiện khách quan, bên ngoài cho quá trình thực hiện tốt các chức năng cơ bản của gia đình và làm tốt trách nhiệm xã hội. Ngoài ra, xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay gắn liền với hình thành và củng cố từng bước các quan hệ gắn bó với cộng đồng, với các thiết chế, tổ chức ngoài gia đình. Các gia đình đoàn kết động viên giúp đỡ nhau cùng thực hiện các chủ chương chính sách mới, thực hiện quy ước, phong tục tiến bộ của gia đình, làng xóm, thực hiện từng bước quy chế dân chủ trong mỗi, làng, xã trong mỗi gia đình đó chính là một phương hướng quan trọng của xây dựng gia đình mới ở nước ta.
Vì vậy, mỗi một địa phương, vùng lãnh thổ, thành phần dân tộc cần vận dụng sáng tạo những định hướng cơ bản trong xây dựng gia đình, cụ thể hoá những định hướng ấy thành các tiêu chí, thích hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội cụ thể, phù hợp với từng hình thức gia đình hiện có.Trong mỗi thời kỳ nhất định lại đề ra các tiêu chí nhất định, cụ thể sát hợp trong từng nội dung xây dựng gia đình, tránh tình trạng đề ra tiêu chuẩn chung chung, không cụ thể. Đồng thời chú ý rút kinh nghiệm sau mỗi thời kỳ, mỗi phong trào của mỗi thời kỳ ấy.
Nội dung cơ bản, trực tiếp của xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Đây chính là mục tiêu, là tiêu chuẩn cơ bản mà chúng ta cần xây dưng, là đích hướng tới hiện nay của mỗi gia đình ở nước ta hiện nay. No ấm được hiểu là sự thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần cơ bản phù hợp với khả năng lao động cống hiến của mỗi gia đình, mỗi thành viên gia đình là kết quả của sự lao động cần cù, sáng tạo, chính đáng cuả gia đình và thành viên trong gia đình. Trong gia đình, cần chú trọng xây dựng quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên, nhất là dân chủ, bình đẳng giữa nam - nữ, giữa cha, mẹ - con cái, anh chị - em, tạo nên sự nề nếp, hoà thuận kỷ cương mới trong gia đình. Đặc biệt quan tâm phụ nữ và trẻ em, biết tôn trọng, quan tâm người lớn tuổi. Tiến bộ là yếu tố hướng tới xây dựng gia đình hiện đại. Biểu hiện của các thành viện trong gia đình luôn luôn ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt để có kiến thức, hiểu biết, trình độ năng lực... đáp ứng sự nghiệp đổi mới của đất nước. Đặc biệt có quan điểm nhận thức về đạo đức lối sống lành mạnh, tiến bộ phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, bảo đảm đời sống ngày một vươn lên. Một xã hội học tập đang được xây dựng và có cơ sở phát triển bền vững không chỉ trên địa bàn thành phố mà lan rộng các huyện tỉnh như hồi chuông đánh thức vùng đất học truyền thống bao đời. Gia đình hạnh phúc không chỉ là no ấm, dân chủ, bình đẳng, tiến bộ, mà còn là tổng thể những nét đẹp trong đời sống tinh thần mỗi gia đình, trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, quan hệ giữa các thành viên trong từng gia đình gắn bó thương yêu, đùm bọc, hoà thuận, luôn tôn trọng, tin cậy, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tình cảm chung thuỷ một vợ, một chồng, gìn giữ môi trường gia đình trong sạch, đầm ấm, ngăn chặn tệ nạn xã hội.
Một trong những nội dung cơ bản và là đặc thù của xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là ngay từ đầu cần giải quyết tốt mối quan hẹ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế với giải quyết thực hiện công bằng
xã hội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế phải hướng tới phát triển và giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trong đó có xây dựng gia đình mới, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Ngược lại, xây dựng gia đình mới, cần phải gắn bó, trở thành một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Liên quan đến vấn đề này, hiện nay chúng ta một mặt phải rà soát lại các chiến lựoc kế hoạch phát triển kinh tế gắn với giải quyết các nhu cầu phát triển xã hội, trong đó có xây dựng và phát triển mọi gia đình, mặt khác cần đưa ra các đề nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chính sách xã hội có liên quan đến vấn đề xây dựng gia đình: việc làm, xoá đói giảm nghèo, phúc lợi xã hội, y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, dân số và kế hoạch hóa gia đình...
Trong số các vấn đề xã hội hiện nay, quan tâm đến chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, phát huy vai trò người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội được coi là vấn đề hết sức cơ bản và cấp bách. Khâu then chốt này là tổ chức thực hiện tốt các chiến lược phát triển xã hội có liên quan trực tếp đến giải phóng phụ nữ nhằm phát huy những giá trị, những thành quả tích cực đã đạt được, hạn chế, và đẩy lùi các tiêu cực trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, xã hội, đạo đức và lối sống... đang làm hạn chế kìm hãm vai trò phụ nữ, cản trở sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Trong số các vấn đề liên quan đến xây dựng đạo đức gia đình hiện nay có công tác nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết một số vấn đề đang nảy sinh khá cấp bách liên quan đến hôn nhân và gia đình. Bên cạnh việc chú trọng nghiên cứu về gia đình truyền thống, cần chú trọng hơn nữa đến nghiên cứu gia đình hiện đại, nghiên cứu sự chuyển đổi các giá trị gia đình từ truyền thống sang hiện đại, sự kế thừa, tiếp thu, dung nạp những gia trị tiến bộ của thời đại, của yêu cầu mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và toàn bộ công cuộc đổi mới. Đặc biệt, cần coi trong các nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai nhằm đưa ra và tổ chức thực hiện các chính sách,
biện pháp, cơ chế quản lý bảo đảm hình thành từng bước vững cắc các chuẩn mực của gia đình mới, hiện đại, gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đáp ứng các yêu cầu của quá trình xây dựng chế độ mới - một chế độ bảo đảm dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Do vây, xây dựng đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay là: giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc. Bởi gia đình truyền thống Việt Nam xưa rất chú trọng xây dựng gia đạo, gia phong và gia lễ, trong đó gia đạo là sức mạnh của gia đình. Gia đạo là đạo đức của gia đình như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em. Đạo hiếu là hiếu nghĩa của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Gia lễ là phép ứng xử của con người theo một nguyên tắc có tôn ti trật tự theo lễ tiết, đặc biệt là việc thờ cúng tổ tiên, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh. ở thời đại nào thì đạo đức gia đình cũng là nền tảng cho văn hoá xã hội. Bởi vậy, gia đình tốt là đảm bảo cho dân giàu, nước mạnh, xã hội lành mạnh và văn minh. Ngày nay, trong quá trình xây dựng gia đình văn hoá phải biết giữ gìn, phát huy bản săc văn hoá dân tộc. Đó là cơ sở xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống tốt đẹp, xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh từ trong mỗi gia đình, lấy gia đình làm “pháo đài” chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội và những tác động xấu từ mặt trái của cơ chế thị trường. Xây dựng gia đình Việt Nam hiện đại, phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu của chúng ta cần vươn tới và thực hiện là xây dựng gia đình văn hoá truyền thống, hiện đại. Xây dựng đạo đức gia đình văn hoá là vừa phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp với những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát triển tất yếu của xã hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hôi, là tổ ấm của mỗi người. Đại hội X của Đảng nhấn mạnh “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, xã hội và con người ngày nay đã khác trước những tàn dư của tư tưởng đạo đức Nho giáo vẫn còn. Đó là tư tưởng chuyên quyền độc đoán. quan liêu mệnh lệnh, gia trưởng, coi thường phụ nữ... Quán triệt phương pháp luận triết học mác xít và tham khảo ý kiến của các nhà khoa học nghiên cứu về Nho giáo, thì theo tôi biện pháp chung khắc phục các hiện tượng tiêu cực