Hệ số rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 55)

Nợ xấu là một trong những rủi ro trong hoạt động tín dụng và có tác động tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng. Đối với một ngân hàng thì tồn tại nợ xấu là một việc tất yếu nhưng điều đáng quan tâm ở đây là tỷ lệ nợ xấu ở mức cao hay thấp. Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng, nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao cũng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng không đảm bảo và nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng. Nó làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái đầu tư được, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng.

Trong 3 năm qua, hệ số rủi ro tín dụng có sự biến động. Cụ thể năm 2011, hệ số rủi ro tín dụng tăng cao nhất đạt 1,32%. Nguyên nhân nợ xấu năm 2011 tăng do tình hình lạm phát có phần tăng trở lại, làm nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cùng với giá xăng dầu lên cao nên chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, từ đó tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chậm không kịp thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng. Đến năm 2012, hệ số rủi ro tín dụng giảm xuống còn 1,08%. Điều này cho thấy tình hình kinh tế đã dần ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh tăng, người dân làm ăn có lãi và trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng tăng cường công tác thu nợ và luôn đạt kết quả tốt nên tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức an toàn. Cho nên ngân hàng cần theo dõi chặt chẽ quá trình tín dụng ở mọi khâu từ lúc cấp vốn vay đến thu hồi nợ, để hạn chế đến mức tối đa sự gia tăng của tỷ lệ này. Sáu tháng đầu năm 2013, hệ số rủi ro tín dụng giảm xuống còn 0,98%. Nguyên nhân là do dư nợ tăng, những tháng đầu năm 2013 người dân vay vốn để sản xuất vụ Đông - Xuân, mặc khác ngân hàng tiếp tục cho vay đầu tư khu công nghiệp, các lò sấy lúa, kho chứa lúa,...đáp ứng nhu cầu thiếu thốn hiện tại của huyện khiến cho dư nợ tăng. Dư nợ tăng trong khi nợ xấu giảm chính là nguyên nhân khiến hệ số rủi ro tín dụng trong thời gian này giảm, cho thấy hiệu quả của công tác thu hồi và hạn chế nợ xấu của ngân hàng. Chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng nhìn chung vẫn tốt vì hệ số rủi ro tín dụng tại ngân hàng là nhỏ hơn mức hợp lý mà các ngân hàng áp dụng. Điều này cho thấy các cán bộ ngân hàng đã làm việc rất tốt…Đặc biệt là thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc thu nợ khách hàng. Do đó, ngân hàng nên tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động tín dụng. Để thấy rõ hơn về hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng ta phân tích cụ thể như sau:

4.4.1.1. Hệ số rủi ro tín dụng theo thời hạn

Như ta thấy trong bảng số liệu, Hệ số rủi ro tín dụng theo thời hạn có sự thay đổi qua các năm. Hệ số rủi ro tín dụng ngắn hạn khá thấp luôn ở dưới mức 0,5% và đang có xu hướng giảm. Trong khi đó, hệ số rủi ro tín dụng trung và dài hạn khá cao trên 3,5% đến năm 2012, hệ số rủi ro tín dụng trung và dài hạn mới giảm xuống dưới 3%. Để thấy rõ hơn ta có thể quan sát bảng số liệu sau:

Bảng 4.14: Hệ số rủi ro tín dụng theo thời hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười

Năm 6 tháng đầu năm Khoản mục ĐVT 2010 2011 2012 2012 2013 Dư nợ Triệu đồng 488.025 554.721 691.134 638.031 711.414 + Ngắn hạn Triệu đồng 389.866 410.201 440.224 430.671 444.844 + Trung-dài hạn Triệu đồng 98.159 144.520 250.910 207.360 266.570 Nợ xấu Triệu đồng 5.025 7.326 7.454 7.542 6.986 + Ngắn hạn Triệu đồng 1.250 2.047 1.509 1.747 1.325 + Trung-dài hạn Triệu đồng 3.775 5.279 5.945 5.795 5.661 Nợ xấu/ Dư nợ % 1,03 1,32 1,08 1,18 0,98 + Ngắn hạn % 0,32 0,50 0,34 0,41 0,30 + Trung-dài hạn % 3,85 3,65 2,37 2,79 2,12

Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2010-2013

Hệ số rủi ro tín dụng ngắn hạn của ngân hàng tương đối thấp (dưới 0,5%) và có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tăng từ 0,32% lên 0,5%. Nguyên nhân do nhiều khách hàng làm ăn thua lỗ dẫn đến việc không có khả năng trả nợ hoặc không đủ điều kiện gia hạn nợ, hoạt động sản xuất của người dân trong vùng chịu ảnh hưởng mực nước lũ dâng cao, làm vỡ đê nhiều vùng trong huyện, ảnh hưởng đến mùa màng của nhiều hộ dân và là năm có nhiều biến động kinh tế, làm chi phí sản xuất tăng cao, thị trường tiêu thụ kém làm nợ xấu ngắn hạn tăng hơn 60%. Đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm còn 0,34%. Đây chính là thành công trong công tác quản lý nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng, các cán bộ tín dụng không ngừng kiểm tra, giám sát các khoản nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, không để nợ xấu quá cao.

Hệ số rủi ro tín dụng trung và dài hạn khá cao (trên 2%) nhưng đang có xu hướng giảm. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn là 3,85% cao nhất trong 3 năm. Nguyên nhân là do các món vay trung và dài hạn của ngân hàng trong năm 2010 chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi tình hình kinh tế khó khăn, lạm

phát trong nước tăng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá gặp khó khăn nên việc trả nợ cho ngân hàng gặp khó khăn. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn giảm xuống còn 2,37%. Nguyên nhân là do dư nợ trung và dài hạn năm 2012 tốc độ tăng khá cao là 73,62% do tình hình kinh tế của huyện ngày càng ổn định, để phát triển bền vững ngân hàng đang có chính sách hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp tăng cường sản xuất mở rộng kinh doanh, xây dựng thêm nhiều nhà xưởng,…

Sáu tháng đầu năm 2013, Hệ số rủi ro tín dụng giảm còn 0,98%. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn và tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn đều có sự sụt giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm còn 0,3% chứng tỏ các món vay ngắn hạn của ngân hàng hiện nay là khá ổn định, khách hàng đa phần là những khách hàng cũ có thiện chí trả nợ cao. Bên cạnh, tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn cũng giảm còn 2,12%. Nguyên nhân là do các công ty doanh nghiệp trong huyện ngày càng đi vào ổn định, có lợi nhuận nên thoải mái hơn trong việc trả nợ cho ngân hàng cũng như ý thức trả nợ của họ cao hơn trước.

4.4.1.2. Hệ số rủi ro tín dụng theo nhóm nợ

Hệ số rủi ro tín dụng theo nhóm nợ của ngân hàng chủ yếu tập trung vào nợ nhóm 3 và 4. Tuy nhiên, nợ nhóm 5 cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ. Ngân hàng cần theo dõi hơn nữa nhóm nợ này, hạn chế tối đa tình trạng nợ chuyển sang nợ nhóm 5. Cụ thể, ta quan sát bảng số liệu sau:

Bảng 4.15: Hệ số rủi ro tín dụng theo nhóm nợ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười

Năm 6 tháng đầu năm Khoản mục ĐVT 2010 2011 2012 2012 2013 Dư nợ Triệu đồng 488.025 554.721 691.134 638.031 711.414 Nợ Xấu Triệu đồng 5.025 7.326 7.454 7.542 6.986 + Nhóm 3 Triệu đồng 2.791 2.398 3.393 2.961 2.456 + Nhóm 4 Triệu đồng 1.073 3.053 2.278 2.858 2.894 + Nhóm 5 Triệu đồng 1.161 1.875 1.783 1.723 1.636 Nợ xấu/Dư nợ % 1,03 1,32 1,08 1,18 0,98 + Nhóm 3 % 0,57 0,43 0,49 0,46 0,35 + Nhóm 4 % 0,22 0,55 0,33 0,45 0,41 + Nhóm 5 % 0,24 0,34 0,26 0,27 0,23

Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2010-2013

Hệ số rủi ro tín dụng nhóm 3 có tỷ lệ khá cao, cao nhất là vào năm 2010 là 0,57%. Tỷ lệ nợ xấu nhóm 3 giảm còn 0,43% vào năm 2011.Nguyên nhân

là do và tăng lên 0,49% vào năm 2012. Tỷ lệ nợ nhóm 4 và nhóm 5 đang có xu hướng giảm. Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ xấu nhóm 4 và 5 giảm là do công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong năm 2012 đạt kết quả tốt, bên cạnh đó cán bộ thẩm định của ngân hàng cũng thận trọng hơn, thẩm định kỹ khả năng tài chính của khách hàng trước khi cho vay. Mặt khác, trong những năm qua ngân hàng đã tập trung xử lý nợ có khả năng mất vốn như bán nợ, phát mãi tài sản, đồng thời cũng đã trích từ quỹ dự phòng rủi ro để xử lý.

Sáu tháng đầu năm 2013, hệ số rủi ro tín dụng nhóm 3 và 4 khá cao và có xu hướng giảm. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu nhóm 4 cao nhất là 0,41%. Nguyên nhân là do các món nợ này là do một số hộ nông dân đua nhau đào ao nuôi cá, trồng dưa với diện tích rộng trong khi chưa có đủ trình độ kỹ thuật cũng như chưa có tìm được nguồn ra ổn định cho sản phẩm, dẫn đến tình trạng lỗ hoặc mất trắng làm cho dư nợ nhóm 3 và 4 khá cao. Ngân hàng cần theo dõi kỹ tình hình các nhóm nợ này, tránh để rơi vào nợ nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu nhóm 5 là 0,23% giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2012, ngân hàng cần ra sức thu hồi những khoản nợ này, kết hợp với chính quyền địa phương, toà án,...phát mãi tài sản để thu lại nguồn vốn đã bỏ ra.

4.4.1.3. Hệ số rủi ro tín dụng theo thành phần kinh tế

Ta cần tìm hiểu về hệ số rủi ro tín dụng theo thành phần kinh tế của ngân hàng để thấy rõ hơn trong thành phần kinh tế thì thành phần ảnh hưởng nhiều hơn. Cụ thể ta xét bảng sau:

Bảng 4.16: Hệ số rủi ro tín dụng theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười

Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2010-2013

Năm 6 tháng đầu năm Khoản mục ĐVT

2010 2011 2012 2012 2013 Dư nợ Triệu đồng 488.025 554.721 691.134 638.031 711.414 + Doanh nghiệp Triệu đồng 121.421 210.905 240.584 236.646 233.913 + Hộ gia đình,

cá nhân Triệu đồng 366.604 343.816 450.550 401.385 477.501

Nợ xấu Triệu đồng 5.025 7.326 7.454 7.542 6.986 + Doanh nghiệp Triệu đồng 2.597 6.128 5.836 6.054 5.298 + Hộ gia đình, cá nhân Triệu đồng 2.428 1.198 1.618 1.488 1.688 Nợ xấu/ Dư nợ % 1,03 1,32 1,08 1,18 0,98 + Doanh nghiệp % 2,14 2,91 2,43 2,56 2,26 + Hộ gia đình, cá nhân % 0,66 0,35 0,36 0,37 0,35

Hệ số rủi ro tín dụng của doanh nghiệp khá cao (trên 2%), cao nhất là vào năm 2011. Năm 2011, nợ xấu doanh nghiệp tăng cao gấp 2,3 lần so với năm 2010 chính vì thế làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng. Trong năm 2011, các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều từ lãi suất ngân hàng, lạm phát cao, chi phí nguyên vật liệu cao làm cho chi phí tăng trong khi hàng hoá không bán được dẫn đến tình trạng lỗ vốn, có khi phá sản nên không có tiền trả lãi và gốc cho ngân hàng. Đến năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống còn 2,43% do nợ xấu năm 2012 đã giảm gần 5% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp đang dần đi vào ổn định, ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu với số lượng lớn nên có tiền trả nợ cho ngân hàng. Mặc khác, có một số doanh nghiệp cần có nguồn vốn của ngân hàng để tiếp tục hoạt động, mua sắm trang thiết bị, mở rộng việc đầu tư kinh doanh hoặc một số khác mới thành lập trên địa bàn nên rất cần nguồn vốn từ phía ngân hàng. Hệ số rủi ro tín dụng của hộ gia đình, cá nhân năm 2012 là 0,36%. Đây là kết quả phấn đấu của toàn bộ cán bộ, nhân viên ngân hàng, trong thời gian tới ngân hàng cần phát huy hơn nữa thành công này.

Sáu tháng đầu năm 2013, Hệ số rủi ro tín dụng của doanh nghiệp có xu hướng giảm còn 2,26%. Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng ổn định, nền kinh tế huyện ngày càng phát triển, lãi suất thấp,...Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn cao (trên 2%) vì đa phần các khoản vay này thường là các món vay lớn, thời hạn dài nên rủi ro khá cao. Chính vì thế, ngân hàng cần có thận trọng hơn trong việc cho vay, tăng cường công tác thẩm định và có những biện pháp cụ thể trong việc thu hồi nợ đối với các món vay này. Hệ số rủi ro tín dụng của hộ gia đình, cá nhân giảm còn 0,35%. Điều này cho thấy, công tác quản lý nợ xấu hộ gia đình, cá nhân khá tốt, khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng.

4.4.1.4. Hệ số rủi ro tín dụng theo ngành nghề kinh tế

Hệ số rủi ro tín dụng theo ngành nghề kinh tế của ngân hàng cũng có nhiều sự biến động trong thời gian qua. Trong đó, ngành công - thương nghiệp và ngành khác có tỷ lệ nợ xấu khá cao. Ta cần phân tích rõ hệ số rủi ro tín dụng theo ngành nghề kinh tế để thấy rõ ngành nghề kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến tình hình rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Hệ số rủi ro tín dụng ngành nông nghiệp của ngân hàng luôn ở mức thấp và có xu hướng giảm. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu ngành nông nghiệp là 0,44%. Nguyên nhân do dư nợ ngành nông nghiệp năm 2012 tăng với tốc độ cao nhất trong 3 năm tăng 25,05% do người dân ở địa bàn huyện ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, những đất trồng tràm, đất hoang,…thành đất trồng lúa làm

tăng diện tích trồng lúa ở địa phương. Vì thế, ngân hàng xem xét cho người dân vay vốn thêm để có vốn trang trải chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất lúa như chi phí phân bón, thuốc trừ sâu ngày càng cao, tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp cho nên doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng dẫn đến dư nợ nông nghiệp tăng. Bên cạnh, nợ xấu ngành nông nghiệp giảm làm cho tỷ lệ nợ xấu ngành nông nghiệp giảm.

Bảng 4.17: Hệ số rủi ro tín dụng theo ngành nghề kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười

Năm 6 tháng đầu năm Khoản mục ĐVT

2010 2011 2012 2012 2013 Dư nợ Triệu đồng 488.025 554.721 691.134 638.031 711.414 + Nông nghiệp Triệu đồng 297.665 329.821 412.454 380.741 425.584 + Công-thương

nghiệp Triệu đồng 156.530 180.970 220.110 208.790 225.500 + Khác Triệu đồng 33.830 43.930 58.570 48.500 60.330

Nợ Xấu Triệu đồng 5.025 7.326 7.454 7.542 6.986 + Nông nghiệp Triệu đồng 1.648 1.862 1.798 1.898 1.987 + Công-thương nghiệp Triệu đồng 2.426 4.563 4.437 5.034 4.270 + Khác Triệu đồng 0.951 0.901 1.219 0.610 0.729 Nợ xấu/Dư nợ % 1,03 1,32 1,08 1,18 0,98 + Nông nghiệp % 0,55 0,56 0,44 0,50 0,47 + Công-thương nghiệp % 1,55 2,52 2,02 2,41 1,89 + Khác % 2,81 2,05 2,08 1,26 1,21

Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2010-2013

Hệ số rủi ro tín dụng ngành công - thương nghiệp có sự tăng giảm qua 3 năm và đây là ngành có tỷ lệ nợ xấu khá cao. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu ngành công thương nghiệp là 2,52% tăng gần 1% so với năm 2010. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, việc sản xuất hàng hoá với chi phí cao nhưng không tìm được đầu ra cho sản phẩm cho nên không thể hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Mặc khác, vì đây là một ngành mới của huyện nên việc sản xuất còn ở quy mô nhỏ, chưa được đầu tư đúng mức, cũng như chưa có uy tín thương hiệu trong vùng nên lợi nhuận không cao. Năm 2012, tỷ lệ này giảm còn 2,02%. Nguyên nhân là do chính sách phát triển kinh tế của huyện đã thúc đẩy hoạt động mua bán và phát triển công - thương nghiệp ở huyện, ngành công - thương nghiệp ngày càng được quan tâm, đầu tư đúng mức, hoạt động đang dần đi vào ổn định và phát triển.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)