Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 50)

4.3.4.1. Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế qua 3 năm(2010-2012)

Tìm hiểu nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh để thấy được những ảnh hưởng của hoạt động kinh tế đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhằm giúp ngân hàng có kế hoạch phát triển và hạn chế cho vay những lĩnh vực có độ rủi ro cao.

Bảng 4.11: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười qua 3 năm (2010 - 2012)

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2010-2012

Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 1.648 32,80 1.862 25,41 1.798 24,12 214 8,82 (64) (3,44) Công - Thương nghiệp 2.426 48,28 4.563 62,29 4.437 59,53 2.137 129,67 (126) (2,76)

Khác 951 18,92 901 12,30 1.219 16,35 (50) (5,26) 318 35,29

Ngành nông nghiệp: Là ngân hàng luôn đi đầu trong lĩnh vực nông

nghiệp, ngân hàng luôn chú trọng cho vay trong lĩnh vực này. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng nên nợ xấu trong năm 2011 cũng tăng 8,82%. Nguyên nhân là do năm 2011, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, cúm gia cầm, dịch heo tai xanh,…ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất của người dân làm cho họ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Hơn nữa, ngành nông nghiệp chủ yếu thu hoạch theo thời vụ. Khi mùa vụ đến, nông dân thường gặp cảnh “được mùa, mất giá” trong khi chi phí sản xuất thì liên tục tăng. Trong năm 2011, giá nông sản có nhiều biến động, một số hộ nông dân không đủ điều kiện để trữ lúa, chờ giá lên, buộc phải bán với giá thấp, làm cho lợi nhuận giảm. Đến năm 2012, nợ xấu ngành nông nghiệp giảm nhẹ xuống còn 1.798 triệu đồng, giảm 3,44%. Tất cả là do trong năm 2012 được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, kinh tế huyện không ngừng ổn định và phát triển: luôn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất theo quy mô tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu ra sản phẩm, phát triển các loại hình chăn nuôi trang trại, các mô hình nông nghiệp mới, thành công mô hình “cánh đồng liên kết”, bao tiêu sản phẩm cho người dân,…đã và đang có những thành tựu đáng khích lệ. Người dân quan tâm nhiều hơn việc hạ chi phí sản xuất, năng cao chất lượng sản phẩm, trồng các giống có mới chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh tốt, chất lượng, giá cao tạo mức thu nhập cao hơn, cải thiện đời sống, phát huy thế mạnh về nông nghiệp của huyện. Chính vì thế, người dân có thể trả nợ cho ngân hàng làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Đây chính là thành công bước đầu của chính sách mới của huyện.

Ngành công - thương nghiệp: Đây là ngành mới đang được chú trọng

phát triển gần đây ở huyện. Như ta thấy nợ xấu ngành công - thương nghiệp có sự tăng giảm qua 3 năm. Năm 2011, nợ xấu tăng ngành công - thương nghiệp tăng mạnh vào năm 2011, tăng 129,67%. Nguyên nhân của sự gia tăng đó là do các doanh nghiệp năm 2011 là do việc sản xuất hàng hoá đang chịu mức chi phí cao mặc khác chưa tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm cho nên không thể hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Vì đây là một ngành mới nên việc sản xuất còn ở quy mô nhỏ, chưa được đầu tư đúng mức, cũng như chưa có uy tín thương hiệu trong vùng nên lợi nhuận không cao. Năm 2012, nợ xấu ngành này đã giảm 2,76%. Điều này cho thấy, ngành công - thương nghiệp ở huyện đang từng bước đi vào ổn định và phát triển, được sự hỗ trợ về vốn của ngân hàng giúp họ có đủ điều kiện sản xuất kinh doanh hơn giúp hoạt động kinh doanh của họ dần đi vào ổn định.

Ngành khác: Đây cũng là ngành có tỷ trọng nợ xấu rất thấp, thấp nhất

trong tổng nợ xấu theo ngành nghề kinh tế và có sự tăng giảm không ổn định qua các năm nghiên cứu. Năm 2011, nợ xấu của ngành này là 901 triệu đồng, giảm 50 triệu đồng, tương đương 5,26% so với năm 2010. Đến năm 2012, nợ xấu lại tăng 35,29% đạt 1.219 triệu đồng so với năm 2011. Nợ xấu khoản mục này tăng chủ yếu là các khoản cho vay tiêu dùng. Giá các mặt hàng xăng dầu tăng làm cho giá cả tiêu dùng tăng cao, người dân tạm thời gặp khó khăn, nên kế hoạch trả nợ ngân hàng bị hạn chế. Một số ít khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, vay tiền để kinh doanh chênh lệch vàng, trong khi thị trường này đang chứa đựng rủi ro khá lớn nên tất yếu dẫn đến nợ xấu tăng.

4.3.4.2. Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế 6 tháng đầu năm (2012-2013)

Bảng 4.12: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười 6 tháng đầu năm (2012 - 2013)

ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 2013 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nông nghiệp 1.898 25,17 1.987 28,44 89 4,69 Công-Thương nghiệp 5.034 66,75 4.270 61,12 (764) (15,18) Khác 610 8,08 729 10,44 119 19,51 Nợ xấu 7.542 100 6.986 100 (556) (7,37)

Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2012-2013

Sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu ngành nông nghiệp tăng 4,69% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do trong những tháng đầu năm 2013, tình hình lúa mất giá, chăn nuôi heo bị ảnh hưởng của dịch bệnh nên người dân chậm trễ trong việc trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh, nợ xấu ngành công - thương nghiệp lại giảm 15,18%. Điều này cho thấy, tình hình ngành công - thương nghiệp của huyện đang dần ổn định, có khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Nợ xấu ngành khác tăng 19,51% do có một số người dân đi vay làm những dự án giả, sử dụng vốn không đúng mục đích. Bên cạnh, cán bộ tín dụng thẩm định không hết các món vay, không đôn đốc người dân trả nợ khiến cho nợ xấu ngành khác tăng.

4.4. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Bảng 4.13: Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười

Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2010-2013

Năm 6 tháng đầu năm

Khoản mục ĐVT

2010 2011 2012 2012 2013

1. Vốn huy động Triệu đồng 273.127 288.321 318.978 269.128 367.818 2. Doanh số cho vay Triệu đồng 775.231 930.800 1.138.966 764.680 801.210 3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 742.633 864.104 1.002.553 681.370 780.930 4. Tổng dư nợ Triệu đồng 488.025 554.721 691.134 638.031 711.414 5. Dư nợ bình quân Triệu đồng 471.726 521.373 622.928 593.462 674.723

6. Nợ xấu Triệu đồng 5.025 7.327 7.455 7.542 6.986 7. DPRRTD được trích lập Triệu đồng 4.734 7.156 7.326 7.146 7.612 8. Nợ có khả năng mất vốn Triệu đồng 1.161 1.875 1.783 1.723 1.636 9. Nợ xấu/Tổng dư nợ (6/4) % 1,03 1,32 1,08 1,18 0,98 10.Vòng quay vốn tín dụng (3/5) Vòng 1,54 1,66 1,61 1,15 1,16 11.Tổng dư nợ/Vốn huy động (4/1) Lần 1,79 1,92 2,17 2,37 1,93 12.Hệ số thu nợ (3/2) % 95,80 92,83 88,02 89,11 97,47 13.Tỷ lệ dự phòng RRTD (7/4) % 0,97 1,29 1,06 1,12 1,07 14.Khả năng bù đắp RRTD (7/6) % 94,21 97,66 98,27 94,75 108,96 15.Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn (8/5) % 0,24 0,36 0,29 0,29 0,23 16.Khả năng bù đắp nợ có khả năng mất vốn (7/6) % 407,74 381,65 410,88 414,74 465,28

4.4.1. Hệ số rủi ro tín dụng

Nợ xấu là một trong những rủi ro trong hoạt động tín dụng và có tác động tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng. Đối với một ngân hàng thì tồn tại nợ xấu là một việc tất yếu nhưng điều đáng quan tâm ở đây là tỷ lệ nợ xấu ở mức cao hay thấp. Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng, nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao cũng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng không đảm bảo và nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng. Nó làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái đầu tư được, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng.

Trong 3 năm qua, hệ số rủi ro tín dụng có sự biến động. Cụ thể năm 2011, hệ số rủi ro tín dụng tăng cao nhất đạt 1,32%. Nguyên nhân nợ xấu năm 2011 tăng do tình hình lạm phát có phần tăng trở lại, làm nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cùng với giá xăng dầu lên cao nên chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, từ đó tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chậm không kịp thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng. Đến năm 2012, hệ số rủi ro tín dụng giảm xuống còn 1,08%. Điều này cho thấy tình hình kinh tế đã dần ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh tăng, người dân làm ăn có lãi và trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng tăng cường công tác thu nợ và luôn đạt kết quả tốt nên tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức an toàn. Cho nên ngân hàng cần theo dõi chặt chẽ quá trình tín dụng ở mọi khâu từ lúc cấp vốn vay đến thu hồi nợ, để hạn chế đến mức tối đa sự gia tăng của tỷ lệ này. Sáu tháng đầu năm 2013, hệ số rủi ro tín dụng giảm xuống còn 0,98%. Nguyên nhân là do dư nợ tăng, những tháng đầu năm 2013 người dân vay vốn để sản xuất vụ Đông - Xuân, mặc khác ngân hàng tiếp tục cho vay đầu tư khu công nghiệp, các lò sấy lúa, kho chứa lúa,...đáp ứng nhu cầu thiếu thốn hiện tại của huyện khiến cho dư nợ tăng. Dư nợ tăng trong khi nợ xấu giảm chính là nguyên nhân khiến hệ số rủi ro tín dụng trong thời gian này giảm, cho thấy hiệu quả của công tác thu hồi và hạn chế nợ xấu của ngân hàng. Chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng nhìn chung vẫn tốt vì hệ số rủi ro tín dụng tại ngân hàng là nhỏ hơn mức hợp lý mà các ngân hàng áp dụng. Điều này cho thấy các cán bộ ngân hàng đã làm việc rất tốt…Đặc biệt là thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc thu nợ khách hàng. Do đó, ngân hàng nên tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động tín dụng. Để thấy rõ hơn về hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng ta phân tích cụ thể như sau:

4.4.1.1. Hệ số rủi ro tín dụng theo thời hạn

Như ta thấy trong bảng số liệu, Hệ số rủi ro tín dụng theo thời hạn có sự thay đổi qua các năm. Hệ số rủi ro tín dụng ngắn hạn khá thấp luôn ở dưới mức 0,5% và đang có xu hướng giảm. Trong khi đó, hệ số rủi ro tín dụng trung và dài hạn khá cao trên 3,5% đến năm 2012, hệ số rủi ro tín dụng trung và dài hạn mới giảm xuống dưới 3%. Để thấy rõ hơn ta có thể quan sát bảng số liệu sau:

Bảng 4.14: Hệ số rủi ro tín dụng theo thời hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười

Năm 6 tháng đầu năm Khoản mục ĐVT 2010 2011 2012 2012 2013 Dư nợ Triệu đồng 488.025 554.721 691.134 638.031 711.414 + Ngắn hạn Triệu đồng 389.866 410.201 440.224 430.671 444.844 + Trung-dài hạn Triệu đồng 98.159 144.520 250.910 207.360 266.570 Nợ xấu Triệu đồng 5.025 7.326 7.454 7.542 6.986 + Ngắn hạn Triệu đồng 1.250 2.047 1.509 1.747 1.325 + Trung-dài hạn Triệu đồng 3.775 5.279 5.945 5.795 5.661 Nợ xấu/ Dư nợ % 1,03 1,32 1,08 1,18 0,98 + Ngắn hạn % 0,32 0,50 0,34 0,41 0,30 + Trung-dài hạn % 3,85 3,65 2,37 2,79 2,12

Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2010-2013

Hệ số rủi ro tín dụng ngắn hạn của ngân hàng tương đối thấp (dưới 0,5%) và có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tăng từ 0,32% lên 0,5%. Nguyên nhân do nhiều khách hàng làm ăn thua lỗ dẫn đến việc không có khả năng trả nợ hoặc không đủ điều kiện gia hạn nợ, hoạt động sản xuất của người dân trong vùng chịu ảnh hưởng mực nước lũ dâng cao, làm vỡ đê nhiều vùng trong huyện, ảnh hưởng đến mùa màng của nhiều hộ dân và là năm có nhiều biến động kinh tế, làm chi phí sản xuất tăng cao, thị trường tiêu thụ kém làm nợ xấu ngắn hạn tăng hơn 60%. Đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm còn 0,34%. Đây chính là thành công trong công tác quản lý nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng, các cán bộ tín dụng không ngừng kiểm tra, giám sát các khoản nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, không để nợ xấu quá cao.

Hệ số rủi ro tín dụng trung và dài hạn khá cao (trên 2%) nhưng đang có xu hướng giảm. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn là 3,85% cao nhất trong 3 năm. Nguyên nhân là do các món vay trung và dài hạn của ngân hàng trong năm 2010 chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi tình hình kinh tế khó khăn, lạm

phát trong nước tăng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá gặp khó khăn nên việc trả nợ cho ngân hàng gặp khó khăn. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn giảm xuống còn 2,37%. Nguyên nhân là do dư nợ trung và dài hạn năm 2012 tốc độ tăng khá cao là 73,62% do tình hình kinh tế của huyện ngày càng ổn định, để phát triển bền vững ngân hàng đang có chính sách hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp tăng cường sản xuất mở rộng kinh doanh, xây dựng thêm nhiều nhà xưởng,…

Sáu tháng đầu năm 2013, Hệ số rủi ro tín dụng giảm còn 0,98%. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn và tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn đều có sự sụt giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm còn 0,3% chứng tỏ các món vay ngắn hạn của ngân hàng hiện nay là khá ổn định, khách hàng đa phần là những khách hàng cũ có thiện chí trả nợ cao. Bên cạnh, tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn cũng giảm còn 2,12%. Nguyên nhân là do các công ty doanh nghiệp trong huyện ngày càng đi vào ổn định, có lợi nhuận nên thoải mái hơn trong việc trả nợ cho ngân hàng cũng như ý thức trả nợ của họ cao hơn trước.

4.4.1.2. Hệ số rủi ro tín dụng theo nhóm nợ

Hệ số rủi ro tín dụng theo nhóm nợ của ngân hàng chủ yếu tập trung vào nợ nhóm 3 và 4. Tuy nhiên, nợ nhóm 5 cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ. Ngân hàng cần theo dõi hơn nữa nhóm nợ này, hạn chế tối đa tình trạng nợ chuyển sang nợ nhóm 5. Cụ thể, ta quan sát bảng số liệu sau:

Bảng 4.15: Hệ số rủi ro tín dụng theo nhóm nợ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười

Năm 6 tháng đầu năm Khoản mục ĐVT 2010 2011 2012 2012 2013 Dư nợ Triệu đồng 488.025 554.721 691.134 638.031 711.414 Nợ Xấu Triệu đồng 5.025 7.326 7.454 7.542 6.986 + Nhóm 3 Triệu đồng 2.791 2.398 3.393 2.961 2.456 + Nhóm 4 Triệu đồng 1.073 3.053 2.278 2.858 2.894 + Nhóm 5 Triệu đồng 1.161 1.875 1.783 1.723 1.636 Nợ xấu/Dư nợ % 1,03 1,32 1,08 1,18 0,98 + Nhóm 3 % 0,57 0,43 0,49 0,46 0,35 + Nhóm 4 % 0,22 0,55 0,33 0,45 0,41 + Nhóm 5 % 0,24 0,34 0,26 0,27 0,23

Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2010-2013

Hệ số rủi ro tín dụng nhóm 3 có tỷ lệ khá cao, cao nhất là vào năm 2010 là 0,57%. Tỷ lệ nợ xấu nhóm 3 giảm còn 0,43% vào năm 2011.Nguyên nhân

là do và tăng lên 0,49% vào năm 2012. Tỷ lệ nợ nhóm 4 và nhóm 5 đang có xu hướng giảm. Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ xấu nhóm 4 và 5 giảm là do công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong năm 2012 đạt kết quả tốt, bên cạnh đó cán bộ thẩm định của ngân hàng cũng thận trọng hơn, thẩm định kỹ khả năng tài chính của khách hàng trước khi cho vay. Mặt khác, trong những năm qua ngân hàng đã tập trung xử lý nợ có khả năng mất vốn như bán

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)