PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 32)

4.1.1. Nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2010-2012)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng bởi lẽ ngân hàng được xem là một doanh nghiệp đặc biệt vì nó kinh doanh một loại hàng hoá rất đặc biệt đó là “tiền tệ”. Muốn ngân hàng hoạt động hiệu quả thì việc đầu tiên mà các ngân hàng cần phải thực hiện là tạo ra một nguồn vốn ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán và cung cấp tín dụng đạt hiệu quả cao. Do đó, một cơ cấu nguồn vốn hợp lý sẽ mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh tối ưu cho ngân hàng. Để đảm bảo nguồn vốn trong việc cho vay, trong những năm gần đây NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười không ngừng mở rộng các loại hình dịch vụ và kinh doanh, tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn để phục vụ kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. Ngân hàng ngày càng quan tâm đến việc huy động vốn nhàn rỗi từ phía khách hàng, hạn chế việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển với lãi suất cao làm giảm lợi nhuận cho ngân hàng.

Nhìn chung, tình hình nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 tổng nguồn vốn là 791.785 triệu đồng. Năm 2011, tổng nguồn vốn tăng 155.410 triệu đồng đạt 947.195 triệu đồng. Bước sang năm 2012, tổng nguồn vốn tiếp tăng mạnh 25,24% so với năm 2011 đạt 1.186.307 triệu đồng. Điều này chứng tỏ ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, quy mô ngân hàng ngày càng mở rộng và đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng. Nguyên nhân sự tăng trưởng nguồn vốn qua 3 năm là do tình hình kinh tế ở địa phương ngày càng ổn định, người dân chuyên tâm sản xuất, chăn nuôi và đầu tư vào kinh doanh và đạt được hiệu quả cao, cho nên họ gửi tiền vào ngân hàng để vừa hưởng được lãi vừa đảm bảo an toàn. Ngoài ra, ngân hàng được sự giúp đỡ của ngân hàng cấp tỉnh từ nguồn vốn điều chuyển. Bên cạnh, ngân hàng còn phát hành các loại giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi,…làm nguồn vốn ngân hàng tăng. Chính vì thế, nguồn vốn của ngân hàng ngày càng tăng đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của người dân trong huyện.

Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười qua 3 năm (2010-2012) ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 273.127 34,50 288.321 30,44 318.978 26,89 15.194 5,56 30.657 10,63 - TGKKH 80.841 10,21 81.861 8,64 85.214 7,18 1.020 1,26 3.353 4,10 - TGCKH 192.286 24,29 206.460 21,80 233.764 19,71 14.174 7,37 27.304 13,22 Vốn điều chuyển 518.658 65,50 658.874 69,56 867.329 73,11 140.216 27,03 208.455 31,64 Tổng nguồn vốn 791.785 100 947.195 100 1.186.307 100 155.410 19,62 239.112 25,24

Vốn huy động

Như chúng ta đã biết ngân hàng duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh là nhờ vào nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động sẽ quyết định rất lớn đến quy mô hoạt động của ngân hàng do đó ngân hàng rất chú trọng đến việc huy động vốn. Trong những năm gần đây, ngân hàng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Chính vì thế mà tình hình huy động vốn của ngân hàng ngày càng khả quan hơn.

Theo số liệu của bảng 4.1, ta thấy nguồn vốn huy động tăng dần qua 3 năm. Năm 2010, nguồn vốn huy động là 273.127 triệu đồng đến năm 2011, vốn huy động tăng lên 15.194 triệu đồng đạt 288.321 triệu đồng. Năm 2012, vốn huy động tiếp tục tăng lên đạt 318.978 triệu đồng tức tăng hơn 10% so với năm 2011. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trên 70%. Nguyên nhân vốn huy động tăng là do ngân hàng không ngừng thu hút vốn khách hàng bằng những hoạt động quảng bá, khuyến mãi, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng làm cho vốn huy động tăng lên. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn, lãi suất và quà tặng, đổi mới phong cách phục vụ lịch sự, tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng, chính xác chứng từ trên máy tính cũng như trong kiểm đếm nên đã tạo được uy tín đối với khách hàng khiến họ an tâm gửi tiền vào ngân hàng. Đặc biệt, năm 2012 do bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán khủng hoảng, thị trường vàng thì chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, cho nên gửi tiền vào ngân hàng là một việc làm đúng đắn lúc bấy giờ. Vì vậy, vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng, giúp cho sự hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.

Vốn điều chuyển

Với tốc độ phát triển của huyện thì nhu cầu vay vốn của người dân trong địa bàn ngày càng tăng. Khả năng huy động vốn của ngân hàng không đủ đáp ứng vì vậy ngân hàng phải sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển để cho vay. Đây là nguồn vốn có lãi suất cao, làm gia tăng chi phí và giảm lợi nhuận của ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng qua 3 năm đều tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, chiếm trên 65% tổng nguồn vốn. Đến năm 2012, vốn điều chuyển của ngân hàng là 867.329 triệu đồng tăng hơn so với năm 2011 là 208.455 triệu đồng. Điều này chứng tỏ tình hình huy động vốn tại ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu

vốn ở địa bàn. Do đó, ngân hàng cần có những chính sách mới thu hút nguồn vốn nhiều hơn từ phía người dân.

4.1.2. Nguồn vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm (2012-2013)

Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười 6 tháng đầu năm (2012-2013)

ĐVT: Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch 2012 2013 2013/2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn huy động 269.128 34,31 367.818 38,23 98.690 36,67 - TGKKH 71.857 9,16 92.580 9,62 20.723 28,84 - TGCKH 197.271 25,15 275.238 28,61 77.967 39,53 Vốn điều chuyển 515.250 65,69 594.222 61,77 78.972 15,33 Tổng nguồn vốn 784.378 100 962.040 100 177.662 22,65

Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2012-2013

Nhìn vào bảng số liệu 4.2 ta thấy, tình hình nguồn vốn của ngân hàng vẫn có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2012. Nguồn vốn huy động của ngân hàng là 367.818 triệu đồng tăng 98.690 triệu đồng tương đương 36,67%, trong đó tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao và tăng đáng kể 28,61% so với cùng kỳ năm 2012. Điều này cho thấy công tác huy động vốn 6 tháng đầu năm nay đã có những thành công bước đầu tốc độ tăng cao hơn mọi năm. Ngân hàng quan tâm hơn với công tác huy động vốn, tập trung thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi từ phía người dân. Trong khi đó, nguồn vốn điều chuyển là 594.222 triệu đồng tăng 15,33% so với cùng kì năm 2012. Việc ngân hàng sử dụng nguồn vốn điều chuyển cao thì đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ chịu mức lãi suất cao hơn lãi suất phải trả cho tiền huy động do đó sẽ làm tăng khoản mục chi phí cho ngân hàng. Ngân hàng đang cố gắng giảm sử dụng nguồn vốn này, đây là một trong những vấn đề ngân hàng đáng quan tâm.

4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI

4.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm (2010-2012) (2010-2012)

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng đóng vai trò chủ yếu bởi thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm phần lớn lợi nhuận

chung của toàn chi nhánh. Trong đó, hoạt động chính là cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đáp ứng các yêu cầu vốn cho sản xuất và kinh doanh, dịch vụ và đời sống, thực hiện đầu tư vốn cho các dự án, phương án phát triển sản xuất. Ngoài ra, ngân hàng còn chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các loại chứng từ có giá, cho thuê tài chính,…Với đặc thù là chi nhánh ngân hàng nông thôn, nên hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tháp Mười chủ yếu là cho vay. Qua số liệu ta thấy, tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm có sự chuyển biến tích cực. Hoạt động cho vay, thu nợ của ngân hàng đều tăng qua 3 năm. Đây cũng chính là thành quả của sự nổ lực không ngừng của cán bộ nhân viên ngân hàng.

4.2.1.1. Doanh số cho vay

Cho vay là hoạt động vốn chủ yếu của ngân hàng, phục vụ nhu cầu vốn của nền kinh tế vừa mang lại thu nhập thường xuyên cho ngân hàng. Trong thời gian gần đây, hoạt động tín dụng của ngân hàng đang phát triển theo chiều hướng tốt. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Cụ thể, ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2010, doanh số cho vay của ngân hàng là 775.231 triệu đồng đến năm 2011 tăng lên 930.800 triệu đồng tức 20,07% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, doanh số cho vay tiếp tục tăng 208.166 triệu đồng đạt 1.138.966 triệu đồng. Nguyên nhân là do nền kinh tế đang dần phục hồi sau khủng hoảng kinh tế, nhu cầu đầu tư, tái sản xuất của người dân tăng cao dẫn đến nhu cầu về vốn tăng.

Về doanh số cho vay ngắn hạn: Doanh số cho vay ngắn hạn có sự thay

đổi cùng chiều với sự thay đổi của tổng doanh số cho vay. Sự gia tăng doanh số cho vay ngắn hạn cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng doanh số cho vay. Nhìn chung, doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng qua 3 năm 2010 - 2012 đều tăng và chiếm tỷ trọng lớn (chiếm trên 70% DSCV). Doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh vào năm 2011, tăng 47,99% so với năm 2010 đạt 794.070 triệu đồng. Tiếp tục tăng nhẹ vào năm 2012 đạt 851.296 triệu đồng. Nguyên nhân giải thích cho sự gia tăng này là do thời gian qua các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp cần thêm vốn lưu động để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Khách hàng vay vốn tại ngân hàng chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình và sử dụng vốn cho mục đích chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng nhà ở, kinh doanh mua bán nhỏ lẻ. Thêm vào đó, cũng trong năm này do ngân hàng thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân vay vốn tại ngân hàng, góp phần làm tăng DSCV ngắn hạn.

Bảng 4.3: Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười qua 3 năm (2010-2012) ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2010-2012

Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh số cho vay 775.231 930.800 1.138.966 155.569 20,07 208.166 22,36 + Ngắn hạn 536.579 794.070 851.296 257.491 47,99 57.226 7,21 + Trung - dài hạn 238.652 136.730 287.670 (101.922) (42,71) 150.940 110,39 Doanh số thu nợ 742.633 864.104 1.002.553 121.471 16,36 138.449 16,02 + Ngắn hạn 523.183 773.732 821.271 250.549 47,89 47.539 6,14 + Trung - dài hạn 219.450 90.372 181.282 (129.078) (58,82) 90.910 100,60 Dư Nợ 488.025 554.721 691.134 66.696 13,67 136.413 24,59 + Ngắn hạn 389.866 410.201 440.224 20.335 5,22 30.023 7,32 + Trung - dài hạn 98.159 144.520 250.910 46.361 47,23 106.390 73,62

Về doanh số cho vay trung và dài hạn: Các khoản vay trung và dài hạn

này tuy chiếm tỷ trọng thấp (dưới 30% DSCV) nhưng đa phần nó là những món vay lớn trong thời gian dài chính vì thế mà khả năng rủi ro cũng khá cao. Bởi vì thế, ngân hàng luôn thận trọng trong việc xem xét cho vay các khoản vay này khiến cho doanh số cho vay trung và dài hạn giảm mạnh vào năm 2011 chỉ đạt 136.730 triệu đồng giảm 42,71% so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh số cho vay trung và dài hạn lại tăng mạnh đạt 287.670 triệu đồng tức 150.940 triệu đồng tương đương 110,39% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ngân hàng cho các doanh nghiệp vay đầu tư mở rộng sản xuất, xây mới nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, máy móc,…Đặc biệt đời sống người dân ngày càng tốt hơn, nhu cầu người dân ở địa phương vay vốn để xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cũng chiếm một phần trong đó.

4.2.1.2. Doanh số thu nợ

Trong hoạt động của ngân hàng, việc thu hồi nợ gốc và lãi là một việc làm hết sức quan trọng, nó mang lại nguồn thu cũng như đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng, khả năng thu nợ càng cao thì hiệu quả tín dụng càng cao. Trong những năm gần đây, doanh số thu nợ tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2011, doanh số thu nợ là 864.104 triệu đồng tăng 121.471 triệu đồng. Đến năm 2012, doanh số thu nợ tiếp tục tăng đạt 1.002.553 triệu đồng. Nguyên nhân là do chủ yếu ngân hàng cho vay sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi các khoản vay ngắn hạn nên khả năng thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh của người dân có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nên khả năng trả nợ của họ được đảm bảo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh số thu nợ ngắn hạn: Qua số liệu của bảng ta thấy doanh số thu nợ

ngắn hạn tăng qua 3 năm. Nguyên nhân là do thời gian qua NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười luôn tăng trưởng về cho vay tín dụng ngắn hạn nên doanh số thu nợ ngắn hạn luôn tăng lên qua các năm. Ngoài ra, do thời gian thu hồi vốn ngắn và ý thức hoàn trả vốn đúng hạn của khách hàng đã góp phần làm tăng doanh số thu nợ.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn: Vay trung và dài hạn đa phần là vay

để sửa chữa nhà, mua tài sản cố định phục vụ cho sản xuất kinh doanh, hay phục vụ cho mục đích tiêu dùng và sử dụng hình thức tín chấp để trả nợ theo phương thức trung và dài hạn,…nên đối tượng này không nhiều, thường thực hiện trả lãi và gốc định kỳ và được chia ra làm nhiều kỳ hạn trả nợ. Năm 2011, doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm gần 60%. Nguyên nhân là do trong năm ngân hàng hạn chế cho vay các món vay trung và dài hạn, vì đa phần các món vay này có rủi ro khá cao. Mặc khác, các doanh nghiệp đang

dần phục hồi sau khủng hoảng nhưng chưa được đầu tư đúng mức, chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá, hoạt động chưa đạt hiệu quả như mong muốn, bên cạnh chi phí quá cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ làm khả năng trả nợ của họ giảm. Năm 2012, doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng gấp đôi so với năm trước. Nguyên nhân là do trong năm 2012, các doanh nghiệp làm ăn ngày càng có lợi nhuận nên ngân hàng thu được các khoản nợ đúng hạn làm doanh số thu nợ trong năm tăng.

4.2.1.3. Dư nợ

Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dư nợ phản ánh thực trạng tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ là số tiền còn lại lũy kế của những năm trước chưa thu hồi và số dư phát sinh trong năm hiện hành, nó là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động trong từng thời kỳ. Mức dư nợ cho vay của ngân hàng càng cao cho thấy ngân hàng đó có quy mô hoạt động tín dụng rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Tuy nhiên, mức dư nợ của ngân hàng càng cao thì rủi ro tín dụng cũng càng tăng. Qua 3 năm ta thấy, dư nợ cho vay của ngân

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 32)