Thuận lợi và khó khăn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 27)

Tháp Mười

Thuận lợi

Hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười trong những năm gần đây đạt được những kết quả khả quan chính là nhờ vào những thuận lợi sau:

- Được sự quan tâm chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp, sự chỉ đạo hỗ trợ nhiệt tình của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân địa phương.

- Phần lớn cán bộ viên chức ngân hàng đã đổi mới phong cách giao dịch và đã nhận thức được sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn. Từng bước tự rèn luyện nâng cao chất lượng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công.

- Được sự kết hợp hài hòa giữa các phòng ban trong ngân hàng đã hình thành đồng bộ và thống nhất từ chi bộ - công đoàn - Đoàn thanh niên tạo nên sự phối hợp thống nhất trong công tác tổ chức và lãnh đạo.

- Các chế độ qui chế của ngành được thực hiện tốt, hoạt động thi đua của các chi bộ và công đoàn luôn được duy trì tốt từ đó góp phần lãnh đạo, giáo dục động viên về chính trị, tư tưởng kịp thời cho từng cán bộ - công nhân viên, đội ngũ cán bộ được đào tạo thường xuyên, nâng cao được trình độ chuyên môn.

- Phòng trào thi đua được phát động liên tục, tất cả cán bộ - công nhân viên đều hăng hái và nhiệt tình hưởng ứng, từ đó các nhiệm vụ công tác và chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị đều được hoàn thành tốt.

Những thuận lợi trên đã góp phần không nhỏ, giúp cho NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười luôn hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường.

Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên trong quá trình hoạt động của ngân hàng cũng gặp không ít những khó khăn trở ngại:

- Sức cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, chênh lệch lãi suất huy động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Sự biến động giá cả trên thị trường cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường còn thấp đã ảnh hưởng lớn việc tiêu thụ sản phẩm nông sản. Một khi vào mùa vụ rộ, các doanh nghiệp không mua hết nguyên liệu, người sản xuất phải tự tìm cách tiêu thụ, giá cả bị ép giá tùy tiện, làm cho tình hình sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, không đủ bù đắp chi phí, thiệt hại đến thu nhập của người sản xuất, hạn chế đến khả năng trả nợ vay ngân hàng.

- Những biến động về thời tiết, thiên tai dịch bệnh (dịch cúm gia cầm, dịch gầy nâu trên cây lúa, cây trồng,…) gây bất lợi cho việc sản xuất kinh doanh của người dân làm họ mất khả năng thanh toán nợ đối với ngân hàng.

- Người chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa gắn kết với người sản xuất, chưa có sự hỗ trợ hoặc cam kết lâu dài với người sản xuất nguyên liệu nông sản.

- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số địa phương còn nhiều trùng lắp, quản lí lỏng lẻo gây khó khăn trong công tác thẩm định cho vay và xử lý tài sản thế chấp.

3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI

Kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào vì mục tiêu lợi nhuận trong đó bao gồm cả ngân hàng thương mại. Do đó, mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận với mức rủi ro thấp nhất là điều mà các ngân hàng hướng đến. Với ưu thế là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, ngân hàng không ngừng vượt qua khó khăn, áp lực cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác, đi lên cùng với sự phát triển của huyện nhà, ngân hàng đã giữ vững hoạt động của mình, đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng trong vùng và đạt kết quả như sau:

88.595 106.181 113.879 104.246 82.811 97.636 9.633 5.784 8.545 0.000 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2010 2011 2012 Năm Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

(Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2010-2012)

Hình 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười qua 3 năm (2010-2012)

3.2.1. Thu nhập

Nhìn chung, tổng thu nhập của ngân hàng tăng qua các năm cụ thể là năm 2010 tổng thu nhập của ngân hàng là 88.595 triệu đồng đến năm 2011 tổng thu nhập tăng lên 17.586 triệu đồng đạt 106.181 triệu đồng. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay trên toàn hệ thống ngân hàng thương mại tăng cao, lãi suất cho vay của chi nhánh được điều chỉnh tăng đáng kể, có lúc lên đến 21% cho khu vực nông nghiệp nông thôn, 23% cho vay tiêu dùng khiến cho thu nhập ngân hàng tăng. Bên cạnh, Chính phủ mở gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% đã khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn, cơ chế chính sách cho vay theo lãi suất thỏa thuận được NHNN cho áp dụng lại với thông tư 12/2010/TT-NHNN từ ngày 14/04/2010 đã tạo điều kiện hơn nữa cho các ngân hàng để nâng cao thu nhập cho mình. Vào năm 2012, thu nhập ngân

hàng tiếp tục tăng đạt 113.879 triệu đồng tức tăng 7,25% so với năm 2011. Nguyên nhân là do nền kinh tế huyện ngày càng ổn định, nhu cầu vay vốn, tái sản xuất của người dân tăng cao, người dân không đủ vốn phải vay vốn từ phía ngân hàng làm thu nhập ngân hàng tăng.

3.2.2. Chi phí

Chi phí của ngân hàng gồm có hai khoản là chi phí từ lãi và chi phí ngoài lãi. Trong đó, chi phí lãi bao gồm chi trả tiền lãi, trả vốn điều chuyển, trả lãi kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chi phí này chiếm tỉ trọng cao trong tổng chi phí của ngân hàng và chi phí ngoài lãi gồm các khoản chi trích lập dự phòng rủi ro, chi mua sắm công cụ dụng cụ, chi lương cán bộ, và chi phí thường xuyên khác.

Cùng với sự gia tăng của thu nhập thì chi phí của ngân hàng cũng tăng qua 3 năm. Đến năm 2012, chi phí của ngân hàng đã lên tới 104.246 triệu đồng. Nguyên nhân khiến cho chi phí tăng là do các ngân hàng đua nhau huy động vốn khiến cho lãi suất huy động vốn tăng cao, khiến cho chi phí cho hoạt động huy động vốn tăng vượt bậc. Bên cạnh nguồn vốn huy động thì ngân hàng còn sử dụng nhiều đến vốn điều chuyển để cho vay. Đây là loại nguồn vốn có lãi suất cao nên làm cho chi phí tăng cao. Để đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD; NHNN ban hành Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Khi NHNN siết chặt trần lãi suất huy động, thì việc cạnh tranh bằng lãi suất không còn uy thế để thu hút khách hàng, nên ngân hàng đã quan tâm đầu tư đổi mới trang thiết bị và tăng cường các hoạt động chăm sóc khách hàng, đưa cán bộ ngân hàng tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ khiến cho chi phí tăng. Ngoài ra, tình hình lạm phát làm cho chi phí mua sắm công cụ dụng cụ, nâng cấp trang thiết bị, chi phí tu sữa,…tăng cao.

3.2.3. Lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả phấn đấu mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới trong kinh doanh, là phần thu nhập còn lại khi trừ đi chi phí. Có thể nói lợi nhuận là yếu tố quan trọng đảm bảo duy trì ổn định hoạt động kinh doanh của ngân hàng và là nguồn lực quan trọng để phát triển ngân hàng về mọi mặt. Cụ thể, lợi nhuận của ngân hàng năm 2011 đạt 8.545 triệu đồng tăng 47,74% so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận trong năm 2011 của ngân hàng tăng mạnh là do tốc độ tăng của thu nhập nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí làm cho lợi nhuận tăng lên đáng kể năm 2011. Đến năm 2012, lợi nhuận đạt 9.633 triệu đồng tăng 12,74% so với năm 2011. Nguyên

nhân là do trong năm hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt được những thành công đáng kể, hoạt động tín dụng mở rộng ở những nơi mà trước đây ngân hàng khó tiếp cận làm thu nhập tăng, bên cạnh có những chính sách hạn chế các khoản chi phí phát sinh làm lợi nhuận ngân hàng tăng.

60.529 4.763 5.461 56.970 52.207 55.068 0.000 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận 6T/2012 6T/2013 Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2012-2013)

Hình 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười 6 tháng đầu năm (2012-2013)

Xét 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy thu nhập ngân hàng tăng hơn cùng kỳ năm 2012 là 3.559 triệu đồng đạt 60.529 triệu đồng. Thu nhập tăng là do trong nhiều doanh nghiệp, cá nhân cần có đủ nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình như mua sắm máy móc, xây dựng nhà máy, mở rộng quy mô sản xuất, trang trải chi phí sản xuất kinh doanh,…Đặc biệt, do tình hình thời tiết, sâu bệnh, dịch bệnh như hiện nay để có vốn phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất lúa vụ Đông - Xuân thì nhiều hộ nông dân cần phải đi vay ngân hàng. Bên cạnh, chi phí 6 tháng đầu năm 2013 là 55.068 triệu đồng cũng tăng hơn so với cùng kì năm 2012 là 5,48%. Trong đó, chi phí cho nguồn vốn điều chuyển khá cao. Lợi nhuận cũng tăng 14,65% so với cùng kì năm 2012. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt. Ngân hàng ngày càng phát triển nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng dịch vụ,… nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực làm cho hoạt động ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn cùng với sự phát triển kinh tế của huyện.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI

4.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG 4.1.1. Nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2010-2012) 4.1.1. Nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2010-2012)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng bởi lẽ ngân hàng được xem là một doanh nghiệp đặc biệt vì nó kinh doanh một loại hàng hoá rất đặc biệt đó là “tiền tệ”. Muốn ngân hàng hoạt động hiệu quả thì việc đầu tiên mà các ngân hàng cần phải thực hiện là tạo ra một nguồn vốn ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán và cung cấp tín dụng đạt hiệu quả cao. Do đó, một cơ cấu nguồn vốn hợp lý sẽ mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh tối ưu cho ngân hàng. Để đảm bảo nguồn vốn trong việc cho vay, trong những năm gần đây NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười không ngừng mở rộng các loại hình dịch vụ và kinh doanh, tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn để phục vụ kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. Ngân hàng ngày càng quan tâm đến việc huy động vốn nhàn rỗi từ phía khách hàng, hạn chế việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển với lãi suất cao làm giảm lợi nhuận cho ngân hàng.

Nhìn chung, tình hình nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 tổng nguồn vốn là 791.785 triệu đồng. Năm 2011, tổng nguồn vốn tăng 155.410 triệu đồng đạt 947.195 triệu đồng. Bước sang năm 2012, tổng nguồn vốn tiếp tăng mạnh 25,24% so với năm 2011 đạt 1.186.307 triệu đồng. Điều này chứng tỏ ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, quy mô ngân hàng ngày càng mở rộng và đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng. Nguyên nhân sự tăng trưởng nguồn vốn qua 3 năm là do tình hình kinh tế ở địa phương ngày càng ổn định, người dân chuyên tâm sản xuất, chăn nuôi và đầu tư vào kinh doanh và đạt được hiệu quả cao, cho nên họ gửi tiền vào ngân hàng để vừa hưởng được lãi vừa đảm bảo an toàn. Ngoài ra, ngân hàng được sự giúp đỡ của ngân hàng cấp tỉnh từ nguồn vốn điều chuyển. Bên cạnh, ngân hàng còn phát hành các loại giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi,…làm nguồn vốn ngân hàng tăng. Chính vì thế, nguồn vốn của ngân hàng ngày càng tăng đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của người dân trong huyện.

Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười qua 3 năm (2010-2012) ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 273.127 34,50 288.321 30,44 318.978 26,89 15.194 5,56 30.657 10,63 - TGKKH 80.841 10,21 81.861 8,64 85.214 7,18 1.020 1,26 3.353 4,10 - TGCKH 192.286 24,29 206.460 21,80 233.764 19,71 14.174 7,37 27.304 13,22 Vốn điều chuyển 518.658 65,50 658.874 69,56 867.329 73,11 140.216 27,03 208.455 31,64 Tổng nguồn vốn 791.785 100 947.195 100 1.186.307 100 155.410 19,62 239.112 25,24

Vốn huy động

Như chúng ta đã biết ngân hàng duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh là nhờ vào nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động sẽ quyết định rất lớn đến quy mô hoạt động của ngân hàng do đó ngân hàng rất chú trọng đến việc huy động vốn. Trong những năm gần đây, ngân hàng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Chính vì thế mà tình hình huy động vốn của ngân hàng ngày càng khả quan hơn.

Theo số liệu của bảng 4.1, ta thấy nguồn vốn huy động tăng dần qua 3 năm. Năm 2010, nguồn vốn huy động là 273.127 triệu đồng đến năm 2011, vốn huy động tăng lên 15.194 triệu đồng đạt 288.321 triệu đồng. Năm 2012, vốn huy động tiếp tục tăng lên đạt 318.978 triệu đồng tức tăng hơn 10% so với năm 2011. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trên 70%. Nguyên nhân vốn huy động tăng là do ngân hàng không ngừng thu hút vốn khách hàng bằng những hoạt động quảng bá, khuyến mãi, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng làm cho vốn huy động tăng lên. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn, lãi suất và quà tặng, đổi mới phong cách phục vụ lịch sự, tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng, chính xác chứng từ trên máy tính cũng như trong kiểm đếm nên đã tạo được uy tín đối với khách hàng khiến họ an tâm gửi tiền vào ngân hàng. Đặc biệt, năm 2012 do bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán khủng hoảng, thị trường vàng thì chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, cho nên gửi tiền vào ngân hàng là một việc làm đúng đắn lúc bấy giờ. Vì vậy, vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng, giúp cho sự hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.

Vốn điều chuyển

Với tốc độ phát triển của huyện thì nhu cầu vay vốn của người dân trong địa bàn ngày càng tăng. Khả năng huy động vốn của ngân hàng không đủ đáp ứng vì vậy ngân hàng phải sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển để cho vay. Đây là nguồn vốn có lãi suất cao, làm gia tăng chi phí và giảm lợi nhuận của ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng qua 3 năm đều tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, chiếm trên 65% tổng nguồn vốn. Đến năm 2012, vốn điều chuyển của ngân hàng là 867.329 triệu đồng tăng hơn so với năm 2011 là 208.455 triệu đồng. Điều này chứng tỏ tình hình huy động vốn tại ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)