Nợ xấu theo thời hạn qua 3 năm(2010-2012)

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 42 - 44)

Từ bảng số liệu bên dưới ta thấy tình hình nợ xấu của ngân hàng của ngân hàng tăng qua 3 năm, nhất là vào năm 2011, nợ xấu tăng 45,79% đạt 7.326 triệu đồng. Nguyên nhân là do một số khoản vay được xét để cấp tín dụng nhưng gặp phải những rủi ro, khách hàng có khả năng trả nợ không tốt, thông tin mà khách hàng cung cấp còn thiếu minh bạch vì vậy dẫn đến việc thẩm định khách hàng gặp nhiều khó khăn làm cho nợ xấu trong năm này tăng lên. Hơn nữa, ở những tháng cuối năm 2011 là thời điểm nhiều khoản vay đáo hạn nên tỷ lệ nợ xấu biến động và có xu hướng trầm trọng hơn, đặc biệt đối với các khoản vay bằng ngoại tệ khi tỷ giá đang tăng mạnh trong thời gian cuối năm đã đẩy tình hình nợ xấu tăng lên so với năm 2010. Đến năm 2012, nợ xấu tiếp tục tăng nhẹ, tăng 1,72% so với năm 2011. Do vậy ngân hàng đã lên kế hoạch kiểm soát chặt hơn chất lượng tín dụng, đẩy mạnh việc thu hồi nợ quá hạn, từng bước hạ dần và khống chế tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý để không làm gia tăng khoản trích lập dự phòng rủi ro mới có thể đảm bảo được lợi nhuận đề ra.

Nợ xấu ngắn hạn: Nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng có sự tăng giảm qua

các năm. Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn tăng mạnh lên 2.047 triệu đồng tức 63,79%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế vẫn gặp không ít khó khăn, nhiều khách hàng làm ăn thua lỗ dẫn đến việc không có khả năng trả nợ hoặc không đủ điều kiện gia hạn nợ. Hoạt động sản suất của người dân trong vùng chịu ảnh hưởng mực nước lũ dâng cao, làm vỡ đê nhiều vùng trong huyện, ảnh hưởng đến mùa màng của nhiều hộ dân, và là năm có nhiều biến động kinh tế, làm chi phí sản xuất tăng cao, thị trường tiêu thụ kém. Đến năm 2012, nợ xấu ngắn hạn giảm nhẹ xuống còn 1.509 triệu đồng. Ta thấy nợ xấu ngắn hạn giảm trong khi doanh số cho vay ngắn hạn tăng. Đó chính là kết quả phấn đấu của toàn bộ cán bộ nhân viên trong ngân hàng, không ngừng đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ. Bên cạnh, thường xuyên thẩm định và kiểm soát các món vay hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra.

Nợ xấu trung và dài hạn: Nợ xấu trung và dài hạn tăng qua 3 năm và

tăng mạnh vào năm 2011 tăng 39,83%. Trong nền kinh tế đang dần ổn định việc đầu tư kinh doanh gặp rủi ro là một điều không thể tránh khỏi, dù ngân hàng luôn cân nhắc, thận trọng trong việc cho vay các khoản trung và dài hạn nhưng nợ xấu trong 3 năm qua vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nợ xấu của ngân hàng.

Bảng 4.5: Nợ xấu theo thời hạn của NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Tháp Mười qua 3 năm (2010-2012)

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2010-2012

Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.250 24,87 2.047 27,94 1.509 20,24 797 63,79 (538) (35,67) Trung và dài hạn 3.775 75,13 5.279 72,06 5.945 79,76 1.504 39,83 666 11,21 Nợ xấu 5.025 100 7.326 100 7.454 100 2.301 45,79 128 1,75

Dựa vào số liệu ta thấy, trong cơ cấu nợ xấu theo thời hạn thì nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao, lần lượt là 75,13%, 72,01%, 79,76% qua 3 năm. Điều này cho thấy, các khoản vay trung và dài hạn luôn đi kèm với mức rủi ro cao. Vì thế ngân hàng cần xem xét thận trọng hơn nữa trong việc cho vay các khoản này. Bên cạnh, công tác kiểm tra, thẩm định cần được chú trọng hơn nữa, không cho vay các khoản vay không có dự án, phương thức kinh doanh cụ thể.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 42 - 44)