Nợ xấu theo nhóm nợ qua 3 năm(2010-2012)

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 44)

Như bảng số liệu bên dưới ta thấy nợ xấu theo nhóm nợ của ngân hàng trong thời gian qua có nhiều biến động.

Bảng 4.7: Nợ xấu theo nhóm nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Tháp Mười qua 3 năm (2010 - 2012)

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2010-2012

Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Nhóm 3 2.791 55,54 2.398 32,73 3.393 45,52 (393) (14,08) 995 41,49 Nhóm 4 1.073 21,35 3.053 41,67 2.278 30,56 1.980 184,53 (775) (25,38) Nhóm 5 1.161 23,11 1.875 25,60 1.783 23,92 714 61,50 (92) (4,91) Nợ xấu 5.025 100 7.326 100 7.454 100 2.301 45,79 128 1,75

Nợ nhóm 3: Nợ xấu nhóm 3 tăng giảm năm 2011 và tăng vào năm 2012.

năm 2013, nợ nhóm 3 đạt 3.393 triệu đồng, chiếm tỉ trọng cao trong tổng nợ xấu. Điều này được lý giải là do những khó khăn gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh cộng với lạm phát gia tăng dẫn đến khó khăn cho khách hàng trong việc đảm bảo thanh toán nợ vay đúng hạn dẫn đến từ nợ trong hạn chuyển lên nợ quá hạn và nợ xấu.

Nợ nhóm 4: Năm 2011, nợ nhóm 4 tăng rất nhanh tăng 184,53%. Năm

2012, nợ nhóm này đã giảm xuống còn 2.278 triệu đồng. Đây là một con số đáng lo ngại, bởi các khoản nợ quá hạn này rất gần với những khoản nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), nếu công tác thu hồi vốn không được quan tâm đúng mức sẽ dễ dàng dẫn đến nguy cơ rủi ro cao cho ngân hàng. Vì vậy, có thể nói nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng trong thời gian tới là tập trung thu hồi các khoản nợ quá hạn thuộc nhóm này để làm giảm nợ xấu ở ngân hàng.

Nợ nhóm 5: Đây là khoản nợ có khả năng mất vốn, khoản nợ này vào

năm 2011 là 1.875 triệu đồng tăng 61,5% so với năm 2010, nhưng lại giảm vào năm 2012 giảm 4,91%. Đối với những khoản nợ có khả năng mất vốn, bản thân khách hàng không còn khả năng thanh toán, ngân hàng đã tiến hành thủ tục phát mãi có tài sản đảm bảo để thu hồi vốn. Nợ nhóm 5 gia tăng có nguyên nhân từ thực trạng kinh tế và chính sách thắt chặt tín dụng, lạm phát tăng cao, những điều chỉnh về tỉ giá, tăng giá nhiều nguyên vật liệu khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chính sách thắt chặt tiền tệ khiến lãi cho vay đều tăng cao bồi thêm những khó khăn cho doanh nghiệp, ngân hàng cho vay lãi suất cao cũng hướng đồng tiền chuyển vào các lĩnh vực có yếu tố rủi ro cao, chỉ những lĩnh vực đó mới có cơ hội lãi cao khiến nợ xấu tiềm ẩn và dễ bục phát.

Điều này cho thấy rằng, khi rủi ro xảy ra, khả năng thu hồi nợ của các khách hàng này là hết sức khó khăn. Mặc dù, cán bộ tín dụng đã có nhiều biện pháp thu hồi nợ, nhưng tỷ lệ thu hồi các khoản nợ này là rất thấp. Do các tài sản đảm bảo khó bán trên thị trường đấu giá, đối với các vụ việc phải đưa ra tòa án để phát mãi tài sản thu hồi nợ thì tốn rất nhiều thời gian và chi phí mà khả năng thu hồi lại không cao. Vì vậy, cần phải theo dõi hoạt động kinh doanh của nhóm khách hàng này một cách chặt chẽ, để có kế hoạch thu hồi nợ tránh tình trạng kéo dài gây khó khăn cho hoạt động của chi nhánh ở hiện tại và tương lai. Đồng thời, định kì tiến hành đánh giá lại tài sản đảm bảo để việc thu hồi nợ hiệu quả.

4.3.2.1. Nợ xấu theo nhóm nợ 6 tháng đầu năm (2012-2013)

Bảng 4.8: Nợ xấu theo nhóm nợ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười 6 tháng đầu năm (2012 - 2013)

ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 2013 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Nhóm 3 2.961 39,26 2.456 35,16 (505) (17,06) Nhóm 4 2.858 37,89 2.894 41,43 36 1,26 Nhóm 5 1.723 22,85 1.636 23,42 (87) (5,05) Nợ xấu 7.542 100 6.986 100 (556) (7,37)

Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2012-2013

Trong tổng nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013, nợ nhóm 4 có chiều hướng tăng, ngân hàng đang có những biện pháp thu hồi nợ đến từng nhà và kết hợp với chính quyền địa phương vận động khách hàng trả nợ, nhằm để tránh các khoản nợ này chuyển sang nhóm 5. Nợ xấu nhóm 5 là 1.636 triệu đồng giảm 5,05% so với cùng kì năm 2012, Ngân hàng đã tiến hành phát mãi tài sản đảm bảo, hạn chế những khoản nợ không có khả năng thu hồi này.

Như ta thấy trong cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ thì nợ nhóm 3 và 4 chiếm tỷ trọng cao. 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu nhóm 3 chiếm 35,16%, nhóm 4 là 41,42% và nhóm 5 là 23,42%. Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn tình hình thay đổi các nhóm nợ để có những biện pháp kịp thời, hạn chế thấp nhất tình trạng nợ không thể thu hồi được. Bên cạnh, ngân hàng cần xem xét hơn nữa các món vay, thẩm định và đánh giá đúng các tài sản đảm bảo, hạn chế việc cho vay các dự án không khả thi.

4.3.3. Nợ xấu theo thành phần kinh tế

4.3.3.1. Nợ xấu theo thành phần kinh tế qua 3 năm (2010-2012)

Phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế, để có chiến lược đúng đắn, giúp ngân hàng nhận dạng và từ đó hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh doanh trong thời gian sắp tới. Nợ xấu theo thành phần kinh tế của ngân hàng chủ yếu là nợ xấu của doanh nghiệp và ngày càng có xu hướng tăng.

Bảng 4.9: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười qua 3 năm (2010 - 2012) ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 2.597 51,68 6.128 83,65 5.836 78,29 3.531 135,96 (292) (4,77) Hộ gia đình, cá nhân 2.428 48,32 1.198 16,35 1.618 21,71 (1.230) (50,66) 420 35,06 Nợ xấu 5.025 100 7.326 100 7.454 100 2.301 45,79 128 1,75

Doanh nghiệp: Nợ xấu của doanh nghiệp có sự biến động qua 3 năm.

Năm 2011, nợ xấu của doanh tăng một cách đột biến. Do việc hỗ trợ cho vay lãi suất trung và dài hạn thu hút nhiều doanh nghiệp vay vốn, nhưng trong những tháng đầu năm 2011 tình hình lạm phát có phần tăng trở lại, làm nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cùng với giá xăng dầu lên cao nên chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, từ đó tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chậm không kịp thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng làm cho nợ xấu ngân hàng tăng 135,96% tức tăng 3.531 triệu đồng so với năm 2010. Mặc khác, những doanh nghiệp đã vay vốn làm ăn trong năm trước bị thua lỗ nặng đặc biệt là những doanh nghiệp mua đất xây dựng nhà ở để bán lại gặp khó khăn do thị trường bất động sản bị đóng băng, cùng với những doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu gặp vấn đề tìm thị trường tiêu thụ dẫn đến việc trả nợ không đúng hạn. Năm 2012, nợ xấu doanh nghiệp đã giảm xuống còn 5.836 triệu đồng. Nguyên nhân là do chính sách hỗ trợ lãi suất của NHNN, các biện pháp miễn hoặc giảm lãi suất cho các khoản nợ gặp khó khăn, và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dần đi vào ổn định trong năm 2012, đã tác động tích cực đến công tác thu nợ và hạn chế nợ xấu của ngân hàng. Có thể nói trong bối cảnh lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn thì nợ xấu gia tăng cũng không lạ. Có lẽ vì thế, mà trong đợt giảm lãi suất mới đây, các ngân hàng tỏ ra rất "thoải mái" với việc để các doanh nghiệp tất toán sớm các khoản vay lãi suất cao trước đây để có điều kiện tiếp cận với tín dụng mới lãi suất thấp hơn. Đó như là một cách có lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng cứu ngân hàng trước nguy cơ nợ xấu gia tăng.

Hộ gia đình, cá nhân: Nợ xấu của hộ gia đình, cá nhân giảm vào năm

2011 nhưng lại tăng vào năm 2012. Hộ gia đình và cá nhân là đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, mua bán nhỏ,…Nợ xấu hộ sản xuất, cá nhân năm 2012 tăng cao là do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, thậm chí phá sản vì vậy số lượng người lao động bị sa thải ngày càng đông. Phần lớn thu nhập chủ yếu của họ là từ lương, và đây cũng là nguồn chủ yếu để trả nợ ngân hàng dẫn đến nợ xấu tăng cao. Các hộ kinh doanh nhỏ lẻ bị cạnh tranh bởi các doanh nghiệp lớn đẫn đến đóng cửa. Bên cạnh đó, hộ nông dân gặp khó khăn trong tiêu thụ, giá đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công… tăng; người dân nuôi cá tra, cá basa đến kỳ thu họach nhưng giá thu mua của các nhà máy rất thấp, làm cho người dân không có lãi, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Ngoài ra, một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nên khách hàng mất khả năng trả nợ. Trong khi đó, công tác theo dõi nợ đến

hạn của cán bộ tín dụng chưa kịp thời, chưa nắm bắt được khả năng trả nợ của hộ vay, xử lý nợ chưa liên tục, chưa bám sát món vay bị quá hạn, nên khi khách hàng đóng lãi trễ.

4.3.3.2. Nợ xấu theo thành phần kinh tế 6 tháng đầu năm (2012-2013)

Bảng 4.10: Nợ xấu theo thành phần phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười 6 tháng đầu năm (2012 - 2013)

ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 2013 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh nghiệp 6.054 80,27 5.298 75,84 (756) (12,49) Hộ gia đình, cá nhân 1.488 19,73 1.688 24,16 200 13,44 Nợ xấu 7.542 100 6.986 100 (556) (7,37)

Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2012-2013

Sáu tháng đầu năm 2013, nợ xấu của doanh nghiệp giảm 12,49%. Do chính sách hỗ trợ lãi suất của ngân hàng cho các doanh nghiệp, đi cùng với sự phát triển kinh tế của huyện, ngân hàng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp với mức lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay tiêu dùng, nhằm giảm bớt gánh nặng và tạo nguồn vốn dồi dào để các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, tăng thu nhập và trả nợ vay đúng hạn. Tuy nhiên nợ xấu doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao (trên 75%). Trong khi, nợ xấu hộ gia đình, cá nhân lại tăng hơn 13% do một số hộ chăn nuôi và trồng trọt trong năm gặp một số khó khăn về vấn đề dịch bệnh, giá cả phân bón thuốc trừ sâu, thức ăn tăng cao làm chi phí tăng, bên cạnh thời tiết không thuận lợi, chưa có đầu ra ổn định cho sản phẩm,… nên việc trả nợ cho ngân hàng bị chậm trễ.

4.3.4. Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế

4.3.4.1. Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế qua 3 năm(2010-2012)

Tìm hiểu nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh để thấy được những ảnh hưởng của hoạt động kinh tế đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhằm giúp ngân hàng có kế hoạch phát triển và hạn chế cho vay những lĩnh vực có độ rủi ro cao.

Bảng 4.11: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười qua 3 năm (2010 - 2012)

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế Toán NHNo&PTNT huyện Tháp Mười,2010-2012

Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 1.648 32,80 1.862 25,41 1.798 24,12 214 8,82 (64) (3,44) Công - Thương nghiệp 2.426 48,28 4.563 62,29 4.437 59,53 2.137 129,67 (126) (2,76)

Khác 951 18,92 901 12,30 1.219 16,35 (50) (5,26) 318 35,29

Ngành nông nghiệp: Là ngân hàng luôn đi đầu trong lĩnh vực nông

nghiệp, ngân hàng luôn chú trọng cho vay trong lĩnh vực này. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng nên nợ xấu trong năm 2011 cũng tăng 8,82%. Nguyên nhân là do năm 2011, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, cúm gia cầm, dịch heo tai xanh,…ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất của người dân làm cho họ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Hơn nữa, ngành nông nghiệp chủ yếu thu hoạch theo thời vụ. Khi mùa vụ đến, nông dân thường gặp cảnh “được mùa, mất giá” trong khi chi phí sản xuất thì liên tục tăng. Trong năm 2011, giá nông sản có nhiều biến động, một số hộ nông dân không đủ điều kiện để trữ lúa, chờ giá lên, buộc phải bán với giá thấp, làm cho lợi nhuận giảm. Đến năm 2012, nợ xấu ngành nông nghiệp giảm nhẹ xuống còn 1.798 triệu đồng, giảm 3,44%. Tất cả là do trong năm 2012 được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, kinh tế huyện không ngừng ổn định và phát triển: luôn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất theo quy mô tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu ra sản phẩm, phát triển các loại hình chăn nuôi trang trại, các mô hình nông nghiệp mới, thành công mô hình “cánh đồng liên kết”, bao tiêu sản phẩm cho người dân,…đã và đang có những thành tựu đáng khích lệ. Người dân quan tâm nhiều hơn việc hạ chi phí sản xuất, năng cao chất lượng sản phẩm, trồng các giống có mới chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh tốt, chất lượng, giá cao tạo mức thu nhập cao hơn, cải thiện đời sống, phát huy thế mạnh về nông nghiệp của huyện. Chính vì thế, người dân có thể trả nợ cho ngân hàng làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Đây chính là thành công bước đầu của chính sách mới của huyện.

Ngành công - thương nghiệp: Đây là ngành mới đang được chú trọng

phát triển gần đây ở huyện. Như ta thấy nợ xấu ngành công - thương nghiệp có sự tăng giảm qua 3 năm. Năm 2011, nợ xấu tăng ngành công - thương nghiệp tăng mạnh vào năm 2011, tăng 129,67%. Nguyên nhân của sự gia tăng đó là do các doanh nghiệp năm 2011 là do việc sản xuất hàng hoá đang chịu mức chi phí cao mặc khác chưa tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm cho nên không thể hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Vì đây là một ngành mới nên việc sản xuất còn ở quy mô nhỏ, chưa được đầu tư đúng mức, cũng như chưa có uy tín thương hiệu trong vùng nên lợi nhuận không cao. Năm 2012, nợ xấu ngành này đã giảm 2,76%. Điều này cho thấy, ngành công - thương nghiệp ở huyện đang từng bước đi vào ổn định và phát triển, được sự hỗ trợ về vốn của ngân hàng giúp họ có đủ điều kiện sản xuất kinh doanh hơn giúp hoạt động kinh doanh của họ dần đi vào ổn định.

Ngành khác: Đây cũng là ngành có tỷ trọng nợ xấu rất thấp, thấp nhất

trong tổng nợ xấu theo ngành nghề kinh tế và có sự tăng giảm không ổn định qua các năm nghiên cứu. Năm 2011, nợ xấu của ngành này là 901 triệu đồng, giảm 50 triệu đồng, tương đương 5,26% so với năm 2010. Đến năm 2012, nợ xấu lại tăng 35,29% đạt 1.219 triệu đồng so với năm 2011. Nợ xấu khoản mục này tăng chủ yếu là các khoản cho vay tiêu dùng. Giá các mặt hàng xăng dầu tăng làm cho giá cả tiêu dùng tăng cao, người dân tạm thời gặp khó khăn, nên kế hoạch trả nợ ngân hàng bị hạn chế. Một số ít khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, vay tiền để kinh doanh chênh lệch vàng, trong khi thị trường này đang chứa đựng rủi ro khá lớn nên tất yếu dẫn đến nợ xấu tăng.

4.3.4.2. Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế 6 tháng đầu năm (2012-2013)

Bảng 4.12: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười 6 tháng đầu năm (2012 - 2013)

ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 2013 Chênh lệch

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)