NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 65)

NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI

4.5.1. Nguyên nhân chủ quan

Từ phía khách hàng

Sử dụng vốn không đúng mục đích: Những người có nhu cầu vốn nhưng vì tâm lý ngại đến ngân hàng, hoặc không có tài sản đảm bảo nên không vay được tại ngân hàng, hoặc không có phương án sản xuất cụ thể. Một số khách hàng vay vốn tại ngân hàng đã dùng số tiền vay được cho vay ra bên ngoài với lãi suất gấp 3 lần lãi suất ngân hàng thay vì dùng cho mục đích sản xuất, tiêu dùng như trong hợp đồng. Những người chấp nhận lãi suất cao đồng nghĩa với mức rủi ro cao, thời gian qua, vỡ nợ “tín dụng đen” xảy ra liên tục, tạo ra hiệu ứng dây truyền, dẫn đến người đi vay tại ngân hàng không có khả năng thu hồi vốn, và không thể trả nợ ngân hàng. Một số người sử dụng vốn vay tiêu dùng hay sản xuất để đầu tư vàng và bất động sản cũng thua lỗ trong thời gian gần đây.

Do trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn thấp, không đủ sức cạnh tranh với sự phát triển của kinh tế thị trường, đầu tư dàn trải. Một số ít doanh nghiệp không trung thực với báo cáo tài chính, dẫn đến ngân hàng khó khăn trong xét duyệt cho vay.

Trình độ sản xuất của nông dân còn hạn chế, khi mà biến đổi khí hậu đang diễn ra, dịch bệnh ngày càng đa dạng, và phức tạp. Chú trọng sản lượng mà ít khi quan tâm đến chất lượng. Trong khi, thị trường xuất khẩu cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nông sản khó bán, hoặc bán được lại bị ép giá.

Thiện chí trả nợ: Một số khách hàng không có ý thức trong việc trả nợ, vẫn còn chần chừ chờ ngân hàng nhắc nhở, thiếu hiểu biết về lãi suất quá hạn, phớt lờ những cảnh báo có trên hợp đồng tín dụng. Thậm chí, một số còn muốn chiếm dụng vốn ngân hàng.

Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng phát sinh tại chi nhánh do người đi vay bỏ địa phương đi nơi khác, một số qua đời khiến các khoản nợ này khó thu hồi.

Từ phía ngân hàng

Ngân hàng chạy theo những thành tích và chỉ tiêu kế hoạch đặt ra mà không chú trọng đến chất lượng tín dụng.

Thu thập thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác về khách hàng: Ngân hàng không có đầy đủ thông tin về số liệu thống kê, để phân tích và đánh giá khách hàng, dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay, hoặc

xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng.

Ngân hàng không kiểm tra được khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích vay hay không như: Ngân hàng không đòi hỏi khách hàng cung cấp các hóa đơn mua vật tư vì nó rất nhỏ và manh múng, cũng không kiểm tra xem khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích vay vốn của khách hàng không… Nguy cơ phát sinh nợ quá hạn sẽ rất cao một khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích vì khi đó mục đích sử dụng vốn sẽ khác với lúc nhân viên thẩm định tín dụng thẩm định tài chính cho khách hàng, do đó khả năng sinh lời thực tế của dự án đầu tư bị hạn chế và nguy cơ mất vốn là rất cao.

Thiếu kiểm tra, theo dõi khoản vay: trong quá trình kiểm tra, theo dõi khoản vay, ngân hàng chỉ kiểm tra, đánh giá lại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và theo dõi quá trình trả lãi, vốn mà không theo dõi thẩm định lại khả năng trả nợ của khách hàng và những biến động về nguồn trả nợ của khách hàng để từ đó phân tích, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để có hướng giải quyết kịp thời nhằm tránh rủi ro và phát sinh nợ xấu.

4.5.2. Nguyên nhân khách quan

Ngân hàng chủ yếu phục vụ cho đại bộ phận nông dân và hoạt động sản xuất, chủ yếu của họ là trồng trọt, chăn nuôi, các hoạt động gắn liền với hoạt động nông nghiệp, thương nghiệp chủ yếu là mua bán xay xát lúa gạo xuất khẩu, kinh doanh phân bón, công nghiệp chế biến thủy sản. Điều kiện cơ sở hạ tầng còn hạn chế, chưa dự báo được chính xác tình hình lũ, chưa xây dựng các công trình thoát lũ và phòng chống lũ hiệu quả, nên khi lũ lên cao làm ảnh hưởng tới đời sống người nông dân và kéo theo hàng loạt những khó khăn cho các doanh nghiệp. Chưa có kế hoạch phòng chống dịch bệnh, nên khả năng xử lý khi dịch bệnh xảy ra là điều tất yếu.

Rủi ro của ngân hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển của nền kinh tế. Những năm qua, tình hình lạm phát tăng cao, mặt hàng nông nghiệp chưa có thương hiệu trên thị trường nên giá xuất khẩu thấp, trong khi giá vật tư hàng hóa tăng liên tục tạo gánh nặng cho nông dân cũng như đối với ngân hàng.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI

5.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI

5.1.1. Thuận lợi

- Công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng có những chuyển biến tích cực. Nợ xấu hàng năm có tăng, nhưng xét về tổng thể thì nợ xấu như là một vấn đề tất yếu, khách quan một cái giá phải đánh đổi khi muốn tăng trưởng tín dụng và doanh thu. Ngân hàng đã kiểm soát các khoản vay một cách chặt chẽ và luôn duy trì hệ số rủi ro tín dụng dưới mức 3%. Chất lượng tín dụng đã dần được cải thiện. Nợ có khả năng mất vốn ngày càng có xu hướng giảm.

- Việc trích lập rủi ro tín dụng của ngân hàng khá tốt đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng và khả năng bù đắp nợ có khả năng mất vốn khá cao giúp ngân hàng có khoản bù đắp khi rủi ro xảy ra.

- Ngoài ra, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đang dần ổn định, người dân được mùa, doanh nghiệp kinh doanh có lãi nên đã trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Điều đó cũng phần nào tạo thuận lợi cho việc hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng.

5.1.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên thì ngân hàng cũng gặp không ít những khó khăn sau trong công tác quản lý rủi ro tín dụng ở địa phương:

- Vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ của ngân hàng giảm dần qua các năm cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn.

- Nợ xấu tăng ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Như những gì chúng ta phân tích, hệ số rủi ro tín dụng còn khá cao đối với các món vay trung và dài hạn; các món vay của ngành công - thương nghiệp và ngành khác; các khoản vay của doanh nghiệp.

- Khách hàng chưa hiểu rõ về những lợi ích của bảo hiểm tiền vay nên còn e dè, không muốn tham gia và có tham gia thì chỉ một phần các khoản vay.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI

Như những gì chúng ta đã phân tích trên khi phát sinh nợ xấu thì công tác thu hồi nợ xấu gặp không ít những khó khăn, đôi khi không có khả năng thu hồi. Vì vậy, ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn trong việc cho vay và có những biện pháp cụ thể trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Sau đây là một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng:

5.2.1. Tăng khả năng thu hồi các món nợ trung và dài hạn

Ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng trong thời gian qua, thực hiện theo chính sách mới của huyện đẩy mạnh đầu tư hoạt động ngành công - thương nghiệp đa phần đây là các món vay trung và dài hạn. Do là ngành mới nên hoạt động chưa ổn định, các khoản vay này khá lớn, thời gian thu hồi dài cho nên rủi ro khá cao. Khả năng thu hồi nợ các món vay trung và dài hạn của ngân hàng gặp không ít những khó khăn. Như chúng ta phân tích trên, vòng quay vốn tín dụng cũng như hệ số thu nợ của ngân hàng có xu hướng giảm. Vì thế, ngân hàng nên áp dụng các biện pháp sau để nâng cao khả năng thu nợ, đặc biệt là các món vay trung và dài hạn:

- Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Trường hợp khách hàng không muốn trả nợ, có ý định bỏ trốn… thì cần kịp thời đưa ra hướng giải quyết.

- Chỉ nhận những tài sản đảm bảo có khả năng thanh khoản cao, dễ bán trên thị trường. Thường xuyên theo dõi, thẩm định lại giá trị tài sản đảm bảo xem có tình trạng bị tranh chấp hay sang nhượng không.

- Tập trung xử lý nợ tồn đọng và nợ quá hạn, kết hợp cùng các cấp chính quyền địa phương xử lý và khởi kiện đối với những hộ không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng

- Mặc khác, cán bộ tín dụng cần hướng dẫn khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ SMS, khi gần đến ngày trả lãi hoặc gốc thì sẽ hệ thống sẽ gửi tin nhắn cho khách hàng, nhằm nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn tránh tình trạng khách hàng quên không trả đúng hạn.

5.2.2. Xử lý nợ xấu

Nợ xấu gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nợ xấu càng cao chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Hiện nay, khi tình hình nợ xấu của ngân hàng ngày càng tăng qua các năm đòi hỏi ngân hàng cần có những chính sách cụ thể để hạn chế nợ xấu sau:

- Ngành công - thương nghiệp và ngành khác có tỷ lệ nợ xấu khá cao, ngân hàng cần quan tâm, chủ động tiếp cận các dự án và lựa chọn các dự án mới có hiệu quả, những sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định, có khả năng trả nợ để cho vay, đầu tư. Giám sát chặt chẽ các khoản vay nếu nhận thấy khách hàng sử dụng vốn vay không đúng như trong hợp đồng tín dụng lập tức thu hồi vốn trước hạn. Cán bộ tín dụng cần phải tuân thủ chặt chẽ qui trình cho vay từ khi thẩm định cho vay đến việc theo dõi kiểm tra mục đích sử dụng vốn, vì nếu sử dụng sai mục đích có thể phương án đó không khả thi, sẽ làm mất khả năng thanh toán của khách hàng đối với ngân hàng dẫn đến nợ xấu tăng lên.

- Các doanh nghiệp đa phần sử dụng vốn của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như trang trải mua sắm trang thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,…Đa phần đó là các món vay trung và dài hạn. Hệ số rủi ro tín dụng khá cao. Chính vì thế, ngân hàng cần theo dõi sát các khoản vay, không nên cho vay ồ ạt dẫn đến tình trạng mất kiểm soát. Cán bộ tín dụng không ngừng đôn đốc, nhắc nhở người vay trả lãi và gốc đúng hạn.

- Thực hiện tốt công tác phân loại khách hàng để cho vay phù hợp, tùy theo loại đối tượng khách hàng mà ngân hàng có phương thức cho vay cũng như điều tra giám sát nhằm hạn chế các rủi ro đến mức thấp nhất.

- Phân công cho từng cán bộ tín dụng quản lý xã cụ thể, luôn theo dõi tình hình khách hàng, tiến hành thẩm định thường xuyên các món vay, hạn chế tình trạng nợ xấu tăng quá cao. Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải am hiểu nhiều lĩnh vực, phải luôn nâng cao trình độ, thường xuyên theo dõi thông tin thời sự, nhạy cảm với những biến động của thị trường. Việc bố trí cán bộ phải khéo léo, phù hợp với sở trường, kỷ năng và trình độ của từng người.

5.2.3. Mua bảo hiểm tín dụng

Đối với những khách hàng có rủi ro trong hoạt động kinh doanh, việc mua bảo hiểm tín dụng là một việc hết sức cần thiết. Đây là một cách là giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng khi khách hàng có sự cố xảy ra khi sản xuất, kinh doanh thì sẽ bảo hiểm sẽ chi trả lại cho khách hàng. Các cán bộ tín

dụng cần giải thích rõ các lợi ích của các khoản bảo hiểm tiền vay, tạo cho khách hàng lòng tin, đảm bảo tất cả các khoản vay đều được bảo hiểm.

Hiện nay, ngân hàng vẫn chưa áp dụng rộng rãi hình thức bảo hiểm tín dụng này vì còn nhiều thủ tục phức tạp dẫn đến nhiều khách hàng không hiểu được yêu cầu cũng như không đủ điều kiện để tham gia bảo hiểm. Sản phẩm này chỉ áp dụng cho các cá nhân vay vốn tại ngân hàng như: mua nhà, mua ô tô, và tiêu dùng khác… Vì vậy cần mở rộng bảo hiểm ra nhiều đối tượng. Một số khách hàng e ngại khi sử dụng sản phẩm này do phải tốn thêm chi phí. Vì vậy, cán bộ tín dụng phải tư vấn sản phẩm bảo hiểm này đối với khách hàng mới và cả các khách hàng cũ để họ hiểu được lợi ích khi sử dụng sản phẩm. Ngoài ra đối với các lĩnh vực cho vay nhiều rủi ro như cho vay nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp cần phải thực hiện bảo hiểm như: bảo hiểm cá khi cá chết, bảo hiểm lúa khi lúa bị dịch bệnh, lũ lụt… để tránh những thiệt hại bất ngờ xảy ra.

5.2.4. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng là một việc hết sức quan trọng. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng sẽ tạo ra nguồn bù đắp cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Ngân hàng cần có trích lập đủ và đúng theo quy định của pháp luật. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng ở ngân hàng tăng trong thời gian qua do nợ quá hạn cũng như nợ xấu tăng cao. Tuy nhiên cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ tốn một số chi phí cho việc trích lập quỹ này nhưng đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

Ngân hàng cần phải thực hiện tốt công tác trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng hơn nữa bằng cách liên tục cập nhật giá cả tài sản đảm bảo trên thị trường để có thể trích lập khách quan và cẩn trọng hơn đối với các nhóm nợ. Ngân hàng cần phân loại nợ chặt chẽ hơn nữa theo quy định của NHNN và trích đầy đủ dự phòng cho số nợ có nguy cơ tiềm ẩn đối với các khoản vay của khách hàng. Ngân hàng nên sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng là tổ chức doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật các khoản nợ thuộc nhóm 5 và các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. Bên cạnh, tránh trường hợp trích lập dự phòng quá cao làm tăng chi phí cho ngân hàng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, hoạt động của ngân hàng gặp không ít những khó khăn, áp lực cạnh tranh ngày càng cao, có nhiều đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện. Tuy nhiên ngân hàng đã vượt qua những khó khăn đó và đạt được những thành tựu đáng mong đợi, khẳng định vị trí và vai trò chủ đạo, chủ lực trong đầu tư tín dụng tại huyện nhà. Ngân hàng đã đưa nguồn vốn của mình đến tay bà con nông dân kịp thời, giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thêm vào đó, ngân hàng còn tích cực đóng góp vào sự thành công đối với chủ trương “Tam nông” của tỉnh,

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 65)