Nợ xấu theo thành phần kinh tế qua 3 năm(2010-2012)

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 47 - 50)

Phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế, để có chiến lược đúng đắn, giúp ngân hàng nhận dạng và từ đó hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh doanh trong thời gian sắp tới. Nợ xấu theo thành phần kinh tế của ngân hàng chủ yếu là nợ xấu của doanh nghiệp và ngày càng có xu hướng tăng.

Bảng 4.9: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười qua 3 năm (2010 - 2012) ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 2.597 51,68 6.128 83,65 5.836 78,29 3.531 135,96 (292) (4,77) Hộ gia đình, cá nhân 2.428 48,32 1.198 16,35 1.618 21,71 (1.230) (50,66) 420 35,06 Nợ xấu 5.025 100 7.326 100 7.454 100 2.301 45,79 128 1,75

Doanh nghiệp: Nợ xấu của doanh nghiệp có sự biến động qua 3 năm.

Năm 2011, nợ xấu của doanh tăng một cách đột biến. Do việc hỗ trợ cho vay lãi suất trung và dài hạn thu hút nhiều doanh nghiệp vay vốn, nhưng trong những tháng đầu năm 2011 tình hình lạm phát có phần tăng trở lại, làm nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cùng với giá xăng dầu lên cao nên chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, từ đó tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chậm không kịp thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng làm cho nợ xấu ngân hàng tăng 135,96% tức tăng 3.531 triệu đồng so với năm 2010. Mặc khác, những doanh nghiệp đã vay vốn làm ăn trong năm trước bị thua lỗ nặng đặc biệt là những doanh nghiệp mua đất xây dựng nhà ở để bán lại gặp khó khăn do thị trường bất động sản bị đóng băng, cùng với những doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu gặp vấn đề tìm thị trường tiêu thụ dẫn đến việc trả nợ không đúng hạn. Năm 2012, nợ xấu doanh nghiệp đã giảm xuống còn 5.836 triệu đồng. Nguyên nhân là do chính sách hỗ trợ lãi suất của NHNN, các biện pháp miễn hoặc giảm lãi suất cho các khoản nợ gặp khó khăn, và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dần đi vào ổn định trong năm 2012, đã tác động tích cực đến công tác thu nợ và hạn chế nợ xấu của ngân hàng. Có thể nói trong bối cảnh lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn thì nợ xấu gia tăng cũng không lạ. Có lẽ vì thế, mà trong đợt giảm lãi suất mới đây, các ngân hàng tỏ ra rất "thoải mái" với việc để các doanh nghiệp tất toán sớm các khoản vay lãi suất cao trước đây để có điều kiện tiếp cận với tín dụng mới lãi suất thấp hơn. Đó như là một cách có lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng cứu ngân hàng trước nguy cơ nợ xấu gia tăng.

Hộ gia đình, cá nhân: Nợ xấu của hộ gia đình, cá nhân giảm vào năm

2011 nhưng lại tăng vào năm 2012. Hộ gia đình và cá nhân là đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, mua bán nhỏ,…Nợ xấu hộ sản xuất, cá nhân năm 2012 tăng cao là do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, thậm chí phá sản vì vậy số lượng người lao động bị sa thải ngày càng đông. Phần lớn thu nhập chủ yếu của họ là từ lương, và đây cũng là nguồn chủ yếu để trả nợ ngân hàng dẫn đến nợ xấu tăng cao. Các hộ kinh doanh nhỏ lẻ bị cạnh tranh bởi các doanh nghiệp lớn đẫn đến đóng cửa. Bên cạnh đó, hộ nông dân gặp khó khăn trong tiêu thụ, giá đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công… tăng; người dân nuôi cá tra, cá basa đến kỳ thu họach nhưng giá thu mua của các nhà máy rất thấp, làm cho người dân không có lãi, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Ngoài ra, một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nên khách hàng mất khả năng trả nợ. Trong khi đó, công tác theo dõi nợ đến

hạn của cán bộ tín dụng chưa kịp thời, chưa nắm bắt được khả năng trả nợ của hộ vay, xử lý nợ chưa liên tục, chưa bám sát món vay bị quá hạn, nên khi khách hàng đóng lãi trễ.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tháp mười tỉnh đồng tháp (Trang 47 - 50)