Tăng cƣờng các biện pháp xúc tiến thƣơng mại cho ngành nông sản:

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 82)

1. Kiến nghị đối với nhà nƣớc:

1.3. Tăng cƣờng các biện pháp xúc tiến thƣơng mại cho ngành nông sản:

sản:

Hàng nông sản dù có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn chưa đủ để đưa thương hiệu nông sản Việt Nam ra thế giới. Để làm được điều đó, một yêu cầu đặt ra là nhà nước phải gia tăng các biện pháp xúc tiến thương mại như xây dựng các hội chợ triển lãm, quảng bá, giới thiệu hàng nông sản Việt Nam trên các tạp chí, báo, ấn phẩm trong và ngoài nước…

Xây dựng chương trình quảng bá mang tầm quốc gia: Nhà nước cần

phối hợp với các cơ quan truyền thông để tổ chức xây dựng những chương trình quảng bá mang tầm quốc gia như nhằm phát triển hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; và giới thiệu, quảng bá cho sản phẩm nông nghiệp nói riêng. Ví dụ như gần đây chúng ta đang xây chương trình “thương hiệu quốc gia – Vietnam value” với mục đích xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành một quốc gia có uy tín về hàng hóa đa dạng, phong phú với chất lượng cao; nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập. Tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam; xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị "chất lượng - đổi mới, sáng tạo - năng lực lãnh đạo"; tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài. Theo đó, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có xuất xứ, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý... sẽ được gắn biểu trưng "Vietnam value". Đó như là lời cam kết với khách hàng về chất lượng, nguồn gốc của hàng hoá. Từ đó không những tạo dựng được lòng tin của khách hàng về thương hiệu Việt, mà còn kích thích các doanh nghiệp trong nước sản xuất những sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tuân thủ các quy định chung về hàng hoá.

http://svnckh.com.vn 80

Thường xuyên tổ chức các chương trình giới thiệu hàng nông sản ở cả trong nước và ngoài nước. Ví dụ: hội chợ triển lãm, ngày hội nông sản, chương

trình lễ hội cà phê tổ chức tại Buôn Mê Thuột, lễ hội trái cây Nam Bộ… Trong các chương trình giới thiệu sản phẩm nông sản, khách hàng có cơ hội tiếp xúc trực tiếp và dùng thử sản phẩm. Khách hàng hơn ai hết chính là người cảm nhận được chất lượng thực sự của hàng hoá. Do đó, các chương trình giới thiệu hàng nông sản phải luôn giành được hiệu quả cao hơn so với các biện pháp xúc tiến khác. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với nhà nước là phải quan tâm, chú trọng và đánh giá đúng hơn nữa tầm quan trọng của việc tổ chức các chương trình giới thiệu hàng nông sản của Việt Nam.

Xây dựng chương trình quảng cáo nông sản trên truyền hình. Truyền

hình là phương tiện nhanh nhất để đưa hình ảnh của sản phẩm đến được với người tiêu dùng, do đó nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng những đoạn phim quảng cáo giới thiệu về hàng nông sản Việt Nam, kết hợp với nét đẹp, văn hóa truyền thống của Việt Nam. Đoạn phim quảng cáo này có thể được phát sóng trên VTV4, hoặc hợp tác với các đài truyền hình trên thế giới để phát sóng.

Thành lập một cơ quan, tổ chức với nhiệm vụ chính là xây dựng và phát triển thương hiệu cho hàng nông sản Việt Nam, có trụ sở đặt tại các nước xuất khẩu chủ yếu và tiềm năng. Việc thành lập các cơ quan này, tạo thuận lợi

trong việc quản lí cũng như tìm hiểu thị trường, đối thủ cạnh tranh, thái độ khách hàng một cách tập trung và dễ dàng, để từ đó có thể đưa ra chiến lược phát triển phù hợp cho ngành hàng nông sản dựa trên văn hoá, phong tục của từng quốc gia.

Định hướng việc xây dựng thương hiệu nông sản phải gằn liền với truyền thống, văn hoá của đất nước, bản sắc dân tộc. Điều đó tạo nên sự khác biệt giữa thương hiệu nông sản Việt Nam với các thương hiệu nông sản khác trên thế giới. Và chỉ khi gắn kết được tinh hoa đất nước vào thương hiệu nông sản, thì thương hiệu đó mới lưu giữ được lâu trong tâm trí khách hàng. Ví dụ: khi nhắc đến Kimchi là người ta nghĩ ngay đến xứ sở Hàn Quốc, mỗi khi nếm vị cay nồng

http://svnckh.com.vn 81 là khách hàng nghĩ đến được cái lạnh xứ Hàn, hoặc khi nhắc đến lúa mì người ta lại nghĩ đến thương hiệu lúa mì Nga không thể lẫn được với các thương hiệu lúa mì khác. Do đó, việc xây dựng thương hiệu nông sản gắn liền với truyền thống, văn hoá của quốc gia là hết sức cần thiết, đối với các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)