Nhóm giải pháp xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh:

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 88)

2. Giải pháp đối với doanh nghiệp:

2.2.2. Nhóm giải pháp xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh:

 Tên thương hiệu và tên sản phẩm cần mang tính quốc tế hóa:

Tên thương hiệu là yếu tố sống còn của thương hiệu. Tên thương hiệu cần mang tính quốc tế hóa. Chẳng hạn, thương hiệu Vinamit, xuất xứ từ loại mít thông thường của Việt Nam nhưng với tên gọi như vậy, thương hiệu này sẽ dễ dàng được người tiêu dùng nước ngoài chấp nhận và ghi nhớ hơn là cái tên Sầu riêng Cái Mơn. Thương hiệu luôn gắn liền với các sản phẩm đi kèm. Tên sản phẩm cũng cần mang tính quốc tế hóa. Một ví dụ thành công điển hình là tên dòng sản phẩm cà phê G7 của Trung Nguyên. Cà phê hòa tan G7 là một cái tên dễ tiếp cận quốc tế nhưng không mang tính vọng ngoại mà mang sứ mạng chinh phục, chiếm lĩnh thị trường 7 nước phát triển.

 Chủ động quảng bá thương hiệu nông sản của doanh nghiệp ra thị trường

http://svnckh.com.vn 86 Việc quảng bá thương hiệu nông sản của doanh nghiệp phải được tiến hành cả ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Ở trong nước, doanh nghiệp có thể kết hợp với các công ty du lịch tổ chức tour du lịch sinh thái nhằm giới thiệu nông sản Việt Nam đến du khách nước ngoài. Ở nước ngoài, doanh nghiệp phải chủ động tiếp cận thị trường thông qua các kênh phân phối như siêu thị, các khu chợ, cửa hàng bán lẻ. Ngoài ra doanh nghiệp có thể tổ chức các showroom về ẩm thực để giới thiệu đến người tiêu dùng nước ngoài về nông sản, ẩm thực và văn hóa của Việt Nam.

 Tạo thương hiệu nông sản theo các tiêu chuẩn quốc tế, điển hình như

Global GAP:

Các hàng hóa nông sản có thương hiệu, nhất là các hàng hoá đạt được tiêu chuẩn quốc tế Global Gap đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn cho địa phương. Về mặt kinh tế, các sản phẩm có thương hiệu có giá bán cao hơn so với các sản phẩm không có thương hiệu. Về mặt xã hội, người nông dân đã từng bước thay đổi tập quán canh tác theo hướng tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội hiện đại. Bên cạnh đó, vai trò của hợp tác xã cũng được nâng lên. Thương hiệu hàng hoá nông sản cũng góp phần quảng bá hình ảnh địa phương. Hiện nay, tạo thương hiệu nông sản sạch theo tiêu chuẩn Global GAP đang được nhiều địa phương áp dụng. Ví dụ: vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim và gạo Mỹ Thành Nam ở Tiền Giang đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP.

 Liên minh với thương hiệu có tên tuổi:

Với các thương hiệu non trẻ khi xâm nhập bất cứ một thị trường nào cũng đều gặp phải rất nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến việc người tiêu dùng không để ý, lựa chọn, chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp do sản phẩm không có tên tuổi, không có uy tín. Do đó các thương hiệu trẻ có thể liên kết với các thương hiệu đã có tên tuổi nhằm tận dụng sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, kỹ thuật để thâm nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên thị trường thế giới. Ví dụ: gạo Nàng thơm chợ Đào liên kết với thương hiệu KFC nổi

http://svnckh.com.vn 87 tiếng thế giới trong các món cơm gà là một cách để quảng bá, giới thiệu những hạt gạo thon dài rất dẻo, mang vị ngọt thanh, rất thơm đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)