Tình hình xuất khẩu chung:

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 47)

16 Kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và ước cả năm 2007 ngành NN và PTNT

1.2.1 Tình hình xuất khẩu chung:

Tình hình xuất khẩu nhóm hàng lƣơng thực:

Các mặt hàng lương thực xuất khẩu bao gồm gạo, ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ tương, … trong đó gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo. Hiện nay Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo nhiều thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan. Gạo của Việt

http://svnckh.com.vn 40 Nam đã có mặt tại hơn 80 nước trên thế giới, trong đó lượng gạo xuất khẩu sang thị trường châu Á là lớn nhất, chiếm trên 50% tổng lượng gạo xuất khẩu, tương đương với 60% kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến là châu Phi với trên 25% tổng lượng gạo xuất khẩu. Trong các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam năm 2008 thì, Phillippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số một, chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam19.

Biểu đồ 1 - Thị trƣờng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2008

(Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam)

Xuất khẩu gạo đem lại cho Việt Nam một lượng lớn ngoại tệ. Theo số liệu của Hiệp hội lương thực Việt Nam VFA, sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu trong giai đoạn 2001–2008 nhìn chung giữ được ở mức 3,5 - 4,5 triệu tấn, nhưng không ổn định qua từng năm.

Biểu đồ 2 - Tổng lƣợng gạo xuất khẩu của Việt Nam (2001-2008)

19

http://svnckh.com.vn 41

(Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam)

Năm 2005, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất với 5,2 triệu tấn, cao gấp 1,6 lần so với năm 2002. Nhưng từ năm 2006 đến 2008, sản lượng gạo xuất khẩu giảm dần qua các năm: năm 2006, sản lượng gạo xuất khẩu là 4,65 triệu tấn, năm 2007 là 4,53 triệu tấn và đến năm 2008 chỉ còn 4,5 triệu tấn. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng mạnh cả về sản lượng và kim ngạch, với hơn 3,2 triệu tấn gạo, trị giá hơn 1,3 tỷ USD, tăng 87% về lượng và 51% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008.

Tương tự như sản lượng, kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, tốc độ tăng kim ngạch không ổn định qua các năm.

http://svnckh.com.vn 42 Qua biểu đồ trên ta có thể thấy từ năm 2005 đến nay, tuy sản lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng, thậm chí còn tăng rất nhiều. Kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2008 vượt mức 2.6 tỷ USD, gần gấp đôi so với năm 2007. Nguyên nhân là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 khiến chỉ số giá tiêu dùng ở nhiều nước tăng cao, giá cả nhiều mặt hàng lương thực thực phẩm đặc biệt là gạo cũng vì thế mà tăng mạnh.

Tình hình xuất khẩu nhóm hàng rau quả:

Thị trường xuất khẩu rau quả chủ lực của Việt Nam là Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ và Hàn Quốc. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng tươi, nguyên hoặc mới qua sơ chế như rau quả đông lạnh, rau quả sấy muối, các loại gia vị, … Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả tươi nhiều nhất của Việt Nam trong khi Nga, Mỹ là đối tác số một về rau quả đã qua chế biến.

Bảng 3 - Thị trƣờng xuất khẩu rau quả tháng 5 và 5 tháng đầu năm 200920

Nƣớc T5/08 T5/09 T5/09 so T5/08 (%) 5T/08 5T/09 5T/09 so 5T/08 (%) trị giá (USD) trị giá (USD) trị giá (USD) trị giá (USD) Liên bang Nga 4.424.873 3.163.497 -28,5 17.357.279 15.978.515 -7,9 Trung Quốc 3.310.041 2.877.202 -13,1 15.500.568 15.683.716 +1,2 Nhật Bản 2.462.633 2.411.671 -2,1 12.417.707 12.250.309 -1,3 Đài Loan 2.468.298 1.650.392 -33,1 11.906.057 6.720.616 -43,6 Hà Lan 1.279.586 1.526.422 +19,3 6.106.334 5.487.863 -10,1 Hoa Kỳ 2.057.969 1.490.773 -27,6 8.885.639 5.107.592 -42,5 Thái Lan 205.447 419.750 +104,3 4.531.176 4.104.265 -9,4 20 Nguồn: http://www.rauhoaquavn.vn/default.aspx?tabID=5&ID=50&LangID=1&NewsID=4759

http://svnckh.com.vn 43 Xin ga po 1.056.299 669.292 -36,6 4.715.973 3.917.474 -16,9 Hàn Quốc 1.619.713 874.207 -46,0 4.906.038 3.229.464 -34,2

Tuy nhiên, sản lượng, kim ngạch và đặc biệt là giá của các loại rau quả xuất khẩu thường xuyên không ổn định do nhiều nguyên nhân như tác động tiêu cực của lũ lụt, hạn hán, thiên tai, mất mùa, do cầu về rau quả trên thị trường thế giới giảm,…

Biểu đồ 4 - Diễn biến kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả từ năm 2008 đến hết tháng 5/200921

(ĐVT: Triệu USD)

Hiện nay, thị trường xuất khẩu nông sản tiềm năng số một của Việt Nam là EU. Nhu cầu nhập khẩu rau quả tươi của thị trường EU là rất lớn, với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 30 tỷ Euro, tương đương 46,6 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều rau quả tươi mà thị trường EU đang cần nhưng xuất khẩu rau quả tươi của Việt Nam sang 27 nước EU trong năm 2007 mới chỉ đạt 107.600 Euro (khoảng hơn 166.000 USD) trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi 300 triệu USD.

Tình hình xuất khẩu nhóm hàng nông sản khác:

Các mặt hàng nông sản chủ lực khác gồm hồ tiêu, điều, cà phê, chè…. Hiện nay, Việt Nam đang là nước xuất khẩu hồ tiêu, điều lớn nhất thế giới và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới chỉ sau Brazil.

21

http://svnckh.com.vn 44

Cà phê: Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị lớn thứ 2 của Việt Nam, sau mặt hàng gạo. Kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2007 đạt 1.643 tỷ USD, chiếm 2,425%, năm 2008 đạt 2,2 tỷ USD, chiếm 3,509% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước 22. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italia, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của nước ta 23. Thị trường cà phê tiềm năng của Việt Nam hiện nay là Italia. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai vào thị trường Italy, chỉ đứng sau Brazil.

Bảng 4 - Thị trƣờng xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 4 và 4 tháng đầu năm 200924

Thị trƣờng T4/2009 4T/2009

Lƣợng (tấn) Trị giá (USD) Lƣợng (tấn) Trị giá (USD)

Bỉ 23.818 33.634.908 99.566 144.392.691

Hoa Kỳ 13.501 19.986.981 56.538 86.390.456

Đức 12.073 17.547.859 60.399 91.766.172

Italia 9.361 13.976.218 53.238 80.613.759

Tây Ban Nha 8.967 13.002.777 33.182 49.953.102

Nhật Bản 6.461 10.070.308 24.482 39.822.277

Hà Lan 5.335 7.490.089 23.629 34.026.919

Trong những năm gần đây, tuy xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục tăng về lượng nhưng giá giảm mạnh khiến kim ngạch xuất khẩu cũng giảm theo. Theo số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục hải quan, tháng 4/2009 xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 10,51% về lượng và 10,65% về kim ngạch so với tháng 3/2009, nhưng so với cùng kỳ năm 2008 lại tăng 72,86% về lượng và tăng 13,16% về kim ngạch. Tính đến hết tháng 4 năm 2009, cả nước xuất khẩu được

22 Nguồn: http://vneconomy.vn/58177P0C10/xuat-khau-nong-san-so-1-van-yeu.htm

23

http://svnckh.com.vn 45 trên 555 nghìn tấn cà phê, đạt kim ngạch trên 832 triệu USD, giảm nhẹ 2,4% về kim ngạch nhưng lại tăng 31,4% về lượng so với 4 tháng năm 2008.25 Nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới và việc thắt chặt tín dụng trong nước năm 2008 khiến các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói riêng gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn để tiến hành, duy trì hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, việc nhiều quỹ đầu tư đồng loạt rút vốn ra khỏi hoạt động đầu tư nông sản dẫn tới sự giảm cầu trên các thị trường kỳ hạn, làm giá nông sản giảm đột ngột. Việc nhiều quốc gia tăng trợ cấp nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực cũng khiến nhiều nông sản bị mất giá.

Hồ tiêu: Theo Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI, từ năm

2001 tới nay, Việt Nam luôn chiếm vị trí số một thế giới về xuất khẩu hồ tiêu với sản lượng bình quân đạt 70600 tấn/năm. Năm 2008, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt gần 90000 tấn với kim ngạch 310 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam của 15 thị trường lớn nhất đạt 226,04 triệu đô la, chiếm 72,91% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước. So với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này tăng 57,69%. Theo báo cáo thường niên ngành hàng hồ tiêu Việt Nam năm 2008 và triển vọng năm 2009 của Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp - nông thôn (AGROINFO), nhóm 15 thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn của Việt Nam đều là những bạn hàng truyền thống trong những năm trước đây (xem bảng 1) như Mỹ, Đức, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Hà Lan, Ai Cập, … trong đó Mỹ luôn là bạn hàng số một của Việt Nam.

24 Nguồn: http://www.vn-seo.com/xuat-khau-ca-phe-cua-viet-nam-4-thang-dau-nam-2009-tang-ve-luong- giam-ve-tri-gia/

25 Nguồn: http://www.vn-seo.com/xuat-khau-ca-phe-cua-viet-nam-4-thang-dau-nam-2009-tang-ve-luong-giam-ve-tri-gia/ giam-ve-tri-gia/

http://svnckh.com.vn 46

(Nguồn: Tổng cục hải quan)

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng, những thị trường quan trọng có xu hướng giảm nhập khẩu thì việc khai thác các thị trường mới rất có ý nghĩa đối với ngành hồ tiêu của Việt Nam. Theo Báo cáo thường niên ngành hàng hồ tiêu Việt Nam 2008 và triển vọng 2009, ngoài ba thị trường chính là Mỹ, Đức, Nhật Bản thì Hà Lan và Bulgary là hai thị trường xuất khẩu hồ tiêu tiềm năng của Việt Nam. Các thị trường khác như Hàn Quốc, Ba Lan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ... có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam rất lớn (trên 100%) năm 2008 cũng đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)