Những khó khăn trong xuất khẩu hàng nông sản:

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 48)

16 Kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và ước cả năm 2007 ngành NN và PTNT

1.2.2Những khó khăn trong xuất khẩu hàng nông sản:

Các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường EU nói riêng và các thị trường khác nói chung như Mỹ, Nhật, Trung Quốc do gặp phải khá nhiều rào cản, đặc biệt là rào cản về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ví dụ, hồ tiêu Việt Nam hiện nay đang phát triển thiếu

http://svnckh.com.vn 47 bền vững do cây hồ tiêu của Việt Nam chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, dễ bị nhiễm độc nấm Phytopthora26. Hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng phải có nhãn mác thể hiện nguồn gốc, cân nặng, kích thước và thành phần cấu tạo của sản phẩm để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Nhãn mác hay nhãn hiệu phải gắn với bất cứ một mặt hàng nào khi đem ra bán lẻ. Nếu như sản phẩm không thể gắn hay đóng dấu nhãn mác thì những thông tin về hàng hoá phải được ghi trên phiếu đóng gói đi kèm sản phẩm hoặc ghi trên một tờ riêng giới thiệu về sản phẩm. Trong khi đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam phần lớn vẫn chỉ là sản phẩm thô hoặc sản phẩm mới chỉ qua sơ chế nên chất lượng không cao, khó vượt qua được các rào cản kể trên. Thêm vào đó, hàng nông sản Việt Nam lại chưa có tên tuổi, chưa được người tiêu dùng nước ngoài biết đến. Như vậy, việc xuất khẩu những sản phẩm thô hoặc mới qua sơ chế không những làm giảm giá trị của các mặt hàng nông sản, không tương xứng với tiềm năng và thế mạnh về sản xuất nông nghiệp của đất nước mà còn làm mất đi thương hiệu của hàng nông sản Việt Nam ngay từ khi chưa đến được tay người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 48)