Năng lực cạnh tranh của ngành nông sản xuất khẩu Việt Nam:

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 51)

16 Kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và ước cả năm 2007 ngành NN và PTNT

1.3. Năng lực cạnh tranh của ngành nông sản xuất khẩu Việt Nam:

Năm 2008, nền kinh tế toàn cầu lún sâu vào khủng hoảng, thương mại suy giảm nghiêm trọng, song thương mại nông sản của Việt Nam vẫn tăng mạnh so với các giai đoạn trước đó. Mức tăng trưởng kim ngạch chủ yếu do đóng góp của yếu tố tăng giá một số mặt hàng nông sản trên thị trường quốc tế. Tổng ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2008 ước đạt hơn 16 tỉ đô la Mỹ, tăng 28,4% so với năm 2007. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm về số lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng so với năm 2007 như chè, gạo…Nguyên nhân là do một số nông sản của Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới (gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu…). Thị trường tiêu thụ nông sản đã được mở rộng, ngoài các khu vực tiêu thụ truyền thống nông sản của Việt Nam, như Trung Quốc, ASEAN, Nga và các nước Đông Âu, nông sản Việt Nam cũng đã bước

26

http://svnckh.com.vn 48 đầu thâm nhập thị trường Trung Đông, EU, Mỹ và châu Phi với một số mặt hàng chủ đạo như gạo, cà phê, tiêu điều, cao su, rau quả, chè, lạc…

Dưới đây là khái quát khả năng cạnh tranh của một số loại hàng hoá chủ lực:

Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được các nhà

hoạch định chính sách xếp vào nhóm hàng có sức cạnh tranh cao. Sự phát triển lúa gạo là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong công cuộc đổi mới về kinh tế. Từ chỗ hàng năm phải nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn lương thực, giờ đây Việt Nam đã vươn lên là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo với sản lượng xuất khẩu khoảng từ 4 đến 5 triệu tấn/năm27

. Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, gạo Việt Nam lại yếu thế cạnh tranh về phẩm chất theo yêu cầu của thị trường và giá cả. Gạo xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là gạo tẻ thường, trong một vài năm gần đây đã bắt đầu chú ý sản xuất và xuất khẩu gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản nhưng số lượng chưa nhiều. Theo Bộ Công Thương, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trung bình chỉ đạt 440 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với giá gạo của Thái Lan:530 – 540 USD/tấn. So sánh khác, Việt Nam xuất khẩu gạo nhiều hơn Mỹ 21,5 % về lượng nhưng lợi nhuận thu được lại ít hơn 11,3 %.28

Cà phê cũng được xếp vào nhóm hàng nông sản có sức cạnh tranh cao do

năng suất cao và phẩm chất tốt. Sản lượng cà phê xuất khẩu tăng với tốc độ nhanh. Nếu năm 1995, sản lượng cà phê xuất khẩu đạt 228.100 tấn thì năm 2008 đã đạt 1,06 triệu tấn, tăng hơn 4,6 lần29. Cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới đang đối mặt với hai đối thủ cạnh tranh lớn đó là cà phê Côlômbia, và cà phê Brazil, nhưng hương vị cà phê của Việt Nam luôn được người tiêu dùng thế giới đánh giá cao. Do đó, ngành cà phê Việt Nam sẽ vẫn có nhiều cơ hội để hướng ra thế giới.

27 Hiệp hội lương thực Việt Nam 28

http://svnckh.com.vn 49

Trái cây là một trong những mặt hàng nông sản có triển vọng mở rộng

xuất khẩu. Với những lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu, diện tích trồng cây ăn trái tăng khá nhanh: nếu năm 1985 cả nước có 218 nghìn ha thì năm 2007 đã lên tới 775,5 nghìn ha30. Tuy nhiên, trái cây Việt nam vẫn chưa hấp dẫn người tiêu dùng nước ngoài, thậm chí ngay trên thị trường nội địa việc tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy có một số loại trái cây “đặc sản”, nhưng nhìn chung, so với các nước trong khu vực, sức cạnh tranh của trái cây Việt Nam còn thua kém cả về chất lượng và giá thành. Về mặt chất lượng, sự phát triển trái cây Việt Nam vẫn măng nặng tính tự nhiên, sử dụng nhiều giống cũ, chất lượng và năng suất thấp, mức độ ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ chưa nhiều và chưa rộng rãi. Hơn nữa, sản phẩm hoa quả tươi của Việt Nam không vượt qua được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của một số nước như Trung Quốc, các nước EU, khiến lượng hàng xuất khẩu vào các nước ngày càng ít. Chính điều này đã làm giảm độ hấp dẫn của trái cây với khách hàng. Thực tế, trong khi Thái Lan xuất khẩu được 3,5% trong tổng sản lượng 1,7 triệu tấn chuối, Philippines xuất được tới 35% trong tổng sản lượng 3,5 triệu tấn chuối thì Việt Nam chỉ xuất được 0,8% trong tổng sản lượng 1,32 triệu tấn. Giá thành sản xuất trái cây Việt Nam cũng cao hơn nhiều nước trong khu vực: so với Thái Lan, giá thành cam Việt Nam cao hơn 4 lần, xoài cao hơn gấp 5 lần và cà chua cao gần gấp đôi31.

Cũng có thể thấy tình trạng tương tự nếu xem xét với những loại nông sản xuất khẩu khác, như hồ tiêu, hạt điều.

Qua một số nét khái quát về tình hình nêu trên có thể thấy, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ, nhưng cơ cấu nông sản xuất khẩu phản ánh rõ thực trạng nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, chủ yếu phát triển theo bề rộng trên cơ sở khai thác lợi thế sẵn có, khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế còn thấp kém. 29 Tổng cục hải quan

30

http://svnckh.com.vn 50 Sức cạnh tranh của ngay cả những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực cũng còn thấp kém. Chính điều này đã làm hạn chế hiệu quả xuất khẩu nông sản, hạn chế khả năng thâm nhập và củng cố vị thế trên thị trường thế giới. Sức cạnh tranh thấp kém của nông sản và thách thức lớn nhất với nông nghiệp việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, vấn đề xây dựng thương hiệu cho nông sản càng trở nên cấp thiết, nhằm tăng tính cạnh tranh của mặt hàng nông sản của Việt Nam trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)