Đăng kí bảo hộ các yếu tố thƣơng hiệu tại nƣớc ngoài:

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 27)

Có ba cách giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng kí nhãn hiệu hàng hoá ra nước ngoài:

Đăng kí trực tiếp với từng nước

Hình thức đăng kí này không bị phụ thuộc vào các văn bằng gốc tại Việt Nam. Cách thức và thủ tục đăng kí bảo hộ nhãn hiệu ở mỗi nước là khác nhau, vì vậy doanh nghiệp cần tiến hành tìm hiểu kĩ và tham khảo quy trình trước khi làm hồ sơ đăng kí.

Đăng kí theo thoả ước Madrid

Việt Nam là thành viên của Thoả ước Madrid (do tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO quản trị) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, với hơn 50 quốc gia là thành viên. Đăng ký theo thoả ước này, chủ nhãn hiệu chỉ cần nộp một đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định, đánh dấu những nước thành viên mà doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu và nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ. Việc đăng kí theo hệ thống này khá đơn giản, tiện lợi và chi phí rẻ hơn nhiều lần so với đăng kí ở từng nước. Tuy nhiên, đơn đăng kí này chỉ được thực hiện khi nhãn hiệu đã được đăng kí bảo hộ tại Việt Nam và đơn đăng kí phải được soạn bằng tiếng Pháp.

Từ ngày 11/7/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid (gồm 22 quốc gia thành viên). Đăng ký theo Nghị định thư đơn giản hơn, vì người đã nộp đơn đăng ký tại Việt Nam thì có quyền đăng ký nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid, không phải đợi đến thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tại Việt Nam thì mới được đăng ký ra nước ngoài. Thủ tục đăng ký theo Nghị định thư tương tự như đối với đăng ký theo Thỏa ước, chỉ có sự khác biệt là đơn đăng ký phải được soạn bằng tiếng Anh.

http://svnckh.com.vn 26 Nhãn hiệu khi đăng kí tại đây phải đáp ứng tất cả tiêu chuẩn của các nước thành viên EU (đơn sẽ bị từ chối nếu có 1 thành viên từ chối) và có hiệu lực tại tất cả quốc gia này.

Doanh nghiệp cũng nên lưu ý rằng, sau khi nhãn hiệu đã được đăng ký thì không có nghĩa là nhãn hiệu đó đã được tự động bảo vệ bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật. Doanh nghiệp phải chủ động bảo vệ nhãn hiệu của mình. Khi phát hiện hành vi xâm phạm, doanh nghiệp phải liên hệ ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như cơ quan quản lý thị trường, công an kinh tế… để yêu cầu bảo hộ với cơ sở pháp lý là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu việt nam Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)