Đặc điểm về lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty xi măng việt nam (Trang 46 - 49)

Số lao động của toàn Tổng công ty Xi măng Việt Nam có sự biến động trong thời gian từ năm 2004 - 2008, dao động trong khoảng từ 14.531 đến 15.865 người. Đặc biệt trong năm 2006 và 2007, một số công ty con tiến hành cổ phần hóa dẫn đến số lượng lao động giảm mạnh, đến năm 2008 đã tăng lên và tổng lao động là 15.466 người.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của TCTXMVN chia theo giới tính

Đơn vị: Người, % Năm Các chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số 15277 100 14531 100 15466 100 Nam 12070 79,01 11390 78,38 12116 78,34 Nữ 3207 20,99 3141 21,62 3350 21,66

Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng công ty xi măng Việt Nam

Xét theo giới tính và nhóm tuổi:cho thấy lao động nam tại Tổng công ty chiếm

đa số và có xu hướng giảm nhẹ về tỷ trọng từ 79,01% (2006) xuống còn 78,34% (2008) trong khi đó tỷ trọng nữ có xu hướng tăng tương ứng từ 20,99% lên 21,66% (bảng 2.3).

Đối với một ngành sản xuất công nghiệp với đặc thù công việc nặng nhọc, độc hại, phù hợp với lao động nam hơn lao động nữ như ngành xi măng thì cơ cấu lao động theo giới tính của Tổng Công ty là hoàn toàn hợp lý. Tuy phần lớn số lao động tại tổng công ty là nam nhưng nhu cầu đối với công việc của nam và nữ là khác nhau nên khi tiến hành công tác tạo động lực lao động cũng cần phải quan tâm đến việc xác định nhu cầu của lao động theo giới tính để đưa ra các biện pháp tạo động lực phù hợp, thỏa mãn nhu cầu của người lao động.

Độ tuổi trung bình của lực lượng lao động trong Tổng công ty là 39,76 trong đó nhóm độ tuổi từ 30 tuổi đến dưới 50 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất tới 68,01%, đây chính là nhóm tuổi có nhiều kinh nghiệm trong công việc, là lực lượng nòng cốt tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp (Hình 2.1). Do đặc điểm về độ tuổi khác nhau nên nhu cầu đối với công việc của mỗi nhóm tuổi cũng khác nhau. Đối với những người lao động trẻ có thể quan tâm hơn đến mức lương hấp dẫn, cơ hội học tập, cơ hội thăng tiến, trong khi đó những người lao động cao tuổi và có thâm niên công tác thì nên thiết kế lại công việc theo hướng làm mới mẻ công việc, giao thêm trách nhiệm, giao quyền tự chủ trong công việc và công việc ổn định

Hình 2.1: Cơ cấu lao động của TCTXMVN theo nhóm tuổi năm 2008 14.80% 68.01% 17.19% < 30 tuổi 30 - 50 tuổi > 50 tuổi

Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

Nếu xem ở khía cạnh theo trình độ chuyên môn: qua bảng 2.4 cho thấy lực lượng lao động tại Tổng công ty xi măng Việt Nam có chất lượng tương đối cao trong đó và có xu hướng tăng lên về tỷ trọng lao động có trình độ đại học và trên đại học, công nhân kỹ thuật tuy nhiên tốc độ tăng tương đối chậm. Trong khi đó tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo có xu hướng giảm. Lực lượng lao động có trình độ ngày càng cao thì khả năng nắm bắt công việc, làm chủ thiết bị càng tốt từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện công việc, đạt nhiều thành tích. Và chính những thành tích, kết quả công việc tốt lại là động lực thúc đẩy người lao động phấn đấu hơn nữa trong công việc.

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn Đơn vị: người; % Năm Các chỉ tiêu 2006 2007 2008 SL % SL % SL % Tổng số lao động 15.277 100 14.531 100 15.466 100 Trên đại học 78 0,51 81 0,56 89 0,58 Đại học 5.269 34,49 4.856 33.42 5.398 34,90 Cao đẳng và trung cấp 2.157 14,12 1.872 12,88 1.673 10,82

Công nhân kỹ thuật 7.076 46,32 6.907 47,53 7.561 48,89

Chưa qua đào tạo 697 4,56 815 5,61 478 3,09

Nguồn: Báo cáo thống kê về lao động Tổng công ty xi măng Việt Nam

Qua bảng 2.5 cho thấy cơ cấu lao động phân chia theo chức danh công việc cho thấy tỷ lệ lao động gián tiếp tại toàn Tổng công ty năm 2008 chiếm tỷ trọng là 28,20%, còn lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh chiếm tới 71,8%.

Bảng 2.5: Tổng số lao động chia theo chức danh công việc

ĐVT: Người.%

TT Chỉ tiêu 2008

Số lượng %

1 Ban giám đốc 138 0,89

2 Trưởng phó, các phòng ban đơn vị 1101 7,12

3 Cán bộ - viên chức chuyên môn nghiệp vụ 3123 20.19

4 Công nhân viên 11104 71,8

Tổng số 15466 100

Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng công ty xi măng Việt Nam

Tiến hành nghiên cứu ở 3 Công ty xi măng Bút Sơn, Hoàng Thạch và Tam Điệp thì tỷ trọng lao động gián tiếp cũng chỉ chiếm lần lượt là 25,8%; 28,86% và 29,24%. Điều này cho thấy cơ cấu bộ máy quản lý của Toàn tổng công ty vẫn còn tương đối

cồng kềnh, làm tăng chi phí quản lý, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do đó cần phải tinh giảm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giảm chi phí gián tiếp và tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc. hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty xi măng việt nam (Trang 46 - 49)