Kết quả công tác tạo động lực cho người lao động trong thời gian vừa qua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty xi măng việt nam (Trang 52 - 57)

động tại Tổng công ty xi măng Việt Nam trong thời gian vừa qua

2.2.1. Kết quả công tác tạo động lực cho người lao động trong thời gian vừa qua vừa qua

Động lực lao động có tác động trực tiếp đến hiệu quả lao động của người lao động. Do đó để đánh giá kết quả công tác tạo động lực cho người lao động có thể đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:

Bảng 2.6: Kết quả công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam giai đoạn 2005-2008

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008

NSLĐ bình quân trđ/ng/th 69,214 76,378 85,289 95,160

Tốc độ tăng NSLĐBQ % 1,53 10,35 11,67 11,57

Lợi nhuận/doanh thu 0,043 0,062 0,083 0,119

Nguồn: Số liệu tính toán từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty xi măng Việt Nam

Động lực lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện công việc của người lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua

bảng 2.1 và 2.6 cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty có

sự phát triển trong giai đoạn 2004-2008 với biểu hiện cụ thể là sự tăng lên về doanh thu, lợi nhuận và năng suất lao động. Số liệu cụ thể trong bảng 2.1 và đã được phân tích ở trên. Bên cạnh đó thì chỉ số lợi nhuận trên doanh thu của Tổng công ty cũng tăng từ 0,043 năm 2005 lên 0,119 năm 2008, tức là cứ 1 đồng doanh thu tạo ra 0,119 đồng lợi nhuận. Với những thành công đã đạt được đó, không thể phủ nhận những đóng góp của công tác tạo động lực, đã đem lại cho người lao động cảm giác gắn bó với công việc, yên tâm công tác, cố gắng phấn đấu học tập, có những phát minh sáng kiến đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty.

tiến hành điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn đối với người lao động tại 3 công ty: Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn, Công ty xi măng Hoàng Thạch và công ty xi măng Tam Điệp. Với số phiếu được phát ra là 300 phiếu và thu về 294 phiếu, số phiếu hợp lệ là 286 phiếu.

Hình 2.2: Mức độ hài lòng với công việc của người lao động

27,93% 12,11% 5,91%

9,91%

44,14%

Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng

Không có ý kiến rõ ràng Gần như hài lòng Hoàn toàn hài lòng

Nguồn: Kết quả khảo sát về động lực lao động của người lao động tại 3 công ty xi măng thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam

Qua số liệu khảo sát bằng bảng hỏi theo thang đo mức độ hài lòng đối với công việc từ mức 1(hoàn toàn không đồng ý) đến mức lựa chọn 5 (hoàn toàn đồng) thì số người trả lời là gần như hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất tới 44,1%. Tuy nhiên, giá trị trung bình mức độ hài lòng đối với công việc lại chỉ đạt ở mức 3,39, cho thấy rằng nhìn chung mức độ hài lòng đối với công việc vẫn chưa cao, vẫn còn khá nhiều người chưa hài lòng với công việc chiếm tới 18%. Sự không hài lòng đối với công việc sẽ ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động, chỉ cố gắng hoàn thành công việc như là một nghĩa vụ và trách nhiệm, không có sự tự nguyện cố gắng hoàn thành mục tiêu của tổ chức cũng như để đạt được mục tiêu của chính mình.

Xem xét mức độ hài lòng theo chức danh công việc (bảng 2.7) có thể thấy, càng lên vị trí cao thì mức độ hài lòng đối với công việc càng lớn. Cụ thể tỷ lệ trưởng phó phòng ban chọn mức độ “gần như hài lòng” và “hoàn toàn hài lòng” chiếm tỷ

trọng cao nhất tương ứng là 62,5% và 25,5%, không có người nào trong số người được hỏi cho rằng “không hài lòng với công việc”. Đây là những người lãnh đạo cao trong doanh nghiệp, nắm giữ những vị trí quan trọng, được hưởng những quyền lợi và ưu đãi xứng đáng nên khá hài lòng với công việc.

Bảng 2.7: Mức độ hài lòng với công việc chia theo chức danh

Đơn vị tính: Số phiếu, %

Chỉ tiêu

Hài lòng với công việc Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng Không có ý kiến rõ ràng Gần như hài lòng Hoàn toàn hài lòng Tổng Trưởng, phó các phòng ban 0 0 2 10 4 16 0% 0% 12,5% 62,5% 25,0% 100% Trưởng, phó phân xưởng 2 4 9 21 4 40 5,0% 10% 22,5% 52,5% 10% 100% Viên Chức CMNV 4 3 3 20 1 31 12,9% 9,7% 9,7% 64,5% 3,2% 100%

Công nhân viên 5,7%10 14,2%25 32,4%56 38%66 9,7%17 100%174

Nguồn: Kết quả khảo sát về động lực lao động của người lao động tại 3 công ty xi măng thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam

Càng ở các chức danh công việc thấp hơn thì tỷ lệ không hài lòng càng tăng lên, trong đó viên chức chuyên môn nghiệp vụ là những người có tỷ lệ trả lời “hoàn toàn không hài lòng” với công việc cao nhất là 12,9% và 9,7% “không hài lòng”. Đáng chú ý là đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh mức độ “hài lòng” với công việc là 47,7% và 19,9% trả lời “không hài lòng với công việc”. Đây là bộ phận lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty, hiệu quả lao động của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Do đó công ty cần tìm rõ nguyên nhân và có những biện pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng đối với công việc của người lao động, đồng thời chú ý đến quan hệ cấp trên – cấp dưới để hiểu rõ vấn đề này.

Xem xét theo giới tính thì qua bảng 2.8 cho thấy hầu như cả nam giới và nữ giới đều có mức độ hài lòng đối với công việc khá cao, trong đó nữ giới có mức độ

hài lòng cao hơn nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới rất không hài lòng với công việc lại chiếm một con số tương đối lớn tới 14,8% gấp gần 3 lần tỷ lệ này ở nam giới, điều này chứng tỏ những người lao động nữ đang có những bức xúc ở khía cạnh nào đó ở công việc khiến họ rất không hài lòng. Thực trạng này có thể là do đối với nữ giới trách nhiệm đối với gia đình rất lớn nên với công việc thường muốn công việc ổn định, mức thu nhập khá, điều kiện lao động tốt là họ đã khá hài lòng

Bảng 2.8: Mức độ hài lòng với công việc theo tuổi và giới tính

Đơn vị tính: Số phiếu, %

Chỉ tiêu

Hài lòng với công việc Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng Không có ý kiến rõ ràng Gần như hài lòng Hoàn toàn hài lòng Tổng

Chia theo giới tính

Nam 12 33 71 104 25 245

4,9% 13,5% 29% 42,4% 10,2% 100%

Nữ 14,8%4 0%0 18,5%5 59,3%16 7,4%2 100%27 Chia theo nhóm tuổi

Dưới 30 tuổi 8,1%7 14,0%12 27,9%24 41,9%36 8,1%7 100%86

Từ 31 - 40 tuổi 2 12 34 34 6 88

2,3% 13,6% 38,6% 38,6% 6,8% 100%

Từ 41 - 50 tuổi 7,9%5 11,1%7 19%12 52,4%33 9,5%6 100%63 Trên 50 tuổi 5,7%2 5,7%2 17,1%6 48,6%17 22,9%8 100%35

Nguồn: Kết quả khảo sát về động lực lao động của người lao động tại 3 công ty xi măng thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam

Mặt khác, nếu xem xét theo khía cạnh tuổi tác thì có thể thấy độ tuổi càng cao thì mức độ hài lòng đối với công việc càng cao, cụ thể là 9,5% số người trong nhóm tuổi 41 đến 50 hoàn toàn hài lòng với công việc và tỷ lệ này ở nhóm tuổi trên 50 khá cao chiếm tới 22,9%. Điều này hoàn toàn hợp lý vì những người lao động có tuổi càng cao thường là những người lao động có trình độ, có những vị trí cũng như quyền lợi đáp ứng nhu cầu của họ nên họ khá hài lòng. Đồng thời, ở nhóm tuổi này họ cũng đã có nhiều năm làm việc, cũng không có nhu cầu muốn di chuyển nên dễ

dàng chấp nhận những điều kiện thực tại hơn. Ngược lại, nhóm tuổi dưới 30 có tỷ lệ không hài lòng với công việc là cao nhất, trong đó 8,1% trả lời hoàn toàn không hài lòng và 14% không hài lòng một phần. Nguyên nhân là do ở nhóm tuổi này thường có sự so sánh giữa các chế độ, điều kiện làm việc tại công ty này và các công ty khác để tìm đến nơi làm việc tốt hơn.

Bảng 2.9: Mức độ hài lòng với công việc theo trình độ chuyên môn

Chỉ tiêu

Hài lòng với công việc Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng Không có ý kiến rõ ràng Gần như hài lòng Hoàn toàn hài lòng Tổng Từ đại học trở lên 7 9 24 51 10 101 6,9% 8,9% 23,8% 50,5% 9,9% 100% Cao đẳng 0%0 22,2%4 38,9%7 22,2%4 16,7%3 100%18 Trung cấp 8,2%5 13,1%8 34,4%21 37,7%23 6,6%4 100%61 Đào tạo nghề 4,3%4 13,0%12 26,1%24 45,7%42 10,9%10 100%92

Nguồn: Kết quả khảo sát về động lực lao động của người lao động tại 3 công ty xi măng thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam

Bảng 2.9 trên cho thấy những người có trình độ càng cao thì mức độ hài lòng

đối với công việc càng cao, trong khi đó những người có trình độ thấp thì mức độ không hài lòng càng tăng lên. Điều này có thể lý giải rằng những người có trình độ cao, có khả năng đảm nhiệm những công việc phức tạp, có cơ hội thăng tiến, có mức lương cao... nên có nhiều khả năng hài lòng với công việc trong khi đó những người lao động có trình độ thấp thường đảm nhiệm những công việc đơn giản, mức lương thấp, ít có điều kiện phát triển, thậm chí công việc nhiều khi không ổn định. Vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho người lao động, từ đó giúp người lao động hiểu biết về công nghệ, làm chủ thiết bị, đem lại năng suất lao động cao hơn.

Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người lao động trong công ty đã có sự hài lòng đối với công việc, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người lao động

chưa hài lòng và vẫn còn cảm thấy bức xúc với công việc. Trong đó viên chức chuyên môn nghiệp vụ và công nhân viên là những người có mức độ chưa hài lòng chiếm cao nhất. Còn người lao động ở những vị trí quản lý, lãnh đạo đã có mức độ hài lòng với công việc khá cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty xi măng việt nam (Trang 52 - 57)